Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
"thày Là Sự Sống Lại" Ở Sách Tông Vụ Tuần Bát Nhật Ps
|
|
Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 4-2015
|
"Thày là sự sống lại" ở Sách Tông Vụ Tuần Bát Nhật PS
Nếu "Thày là sự sống lại", như đã được Người đích thân chứng thực nhất là với các tông đồ là những kẻ đã được Người tuyển chọn cách riêng để "ở với Người", nhờ đó tin vào Người với sứ vụ được Người "sai đi để rao giảng tin mừng" nữa (xem Marco 3:13-14), cho "toàn thế giới" (Marcô 16:16), nhưng bắt đầu cho chính dân Do Thái là thành phần dân tuyển chọn của Thiên Chúa vẫn hằng mong đợi Đấng Thiên Sai của họ.
Đó là lý do, thành phần tông đồ đoàn toàn là người Do Thái, bao gồm cả chính bản thân của Đấng Thiên Sai và Người Mẹ của Người: "Ơn cứu độ (salvation) xuất phát từ những người Do Thái" (Gioan 4:22) là thế. Ơn cứu độ ở đây bao giờ cũng có tính chất Vượt Qua bất khả phân ly, đó là vượt qua sự chết mà vào sự sống, như chính Chúa Kitô Thiên Sai đã khổ giá và phục sinh vậy.
Tuy nhiên, khổ giá còn có tính chất lịch sử trước mắt mọi người, kể cả giáo quyền Do Thái lẫn chính quyền Roma, còn phục sinh hoàn toàn là một mầu nhiệm thần linh hơn là biến cố lịch sử dù xẩy ra trong lịch sử. Không một ai, kể cả đệ nhất tạo vật về ân sủng là Mẹ Maria, đã được tận mắt thấy Chúa Kitô sống lại từ trong cõi chết, nhưng sự thật Người sống lại từ trong cõi chết là những gì đã được Thánh Kinh cũng như chính Người báo trước. Những lần Người hiện ra với các tông đồ là để chứng thực Người đã sống lại thật, và vì thế, chứng cớ về sự thật Chúa Kitô Phục Sinh chính là các tông đồ và ở nơi các tông đồ.
Sách Tông Vụ được tác giả Luca là một dân ngoại thuật lại về Lịch Sử của Dân Tân Ước là Giáo Hội Kitô Giáo ngay từ ban đầu, mà tiến trình được mở màn, ngay sau Biến Cố Hiện Xuống vào Ngày Lễ Ngũ Tuần của Dân Do Thái, đó là Lời Chứng Tiên Khởi của Tông Đồ Đoàn được Thánh Phêrô lãnh đạo, kèm theo Dấu Chứng Tiên Khởi sau đó, bao gồm 2 phép lạ đầu tiên chứng thực quyền năng phục sinh của Chúa Kitô qua các tông đồ: phép lạ thứ nhất là phép lạ người què bẩm sinh ở Cửa Đẹp bất ngờ được chữa lành, và phép lạ thứ hai là phép lạ về nội bộ hiệp nhất nên một của Giáo Hội, một Giáo Hội mới được gia tăng nhân số bởi thành phần tân tòng trở lại từ Lời Chứng Tiên Khởi, một hiệp nhất yêu thương nội bộ là chứng từ truyền giáo đích thực nhất và mãnh liệt nhất trong suốt giòng lịch sử của Giáo Hội cho đến tận thế.
Cả hai chứng từ cần thiết bất khả thiếu này: Lời Chứng Tiên Khởi và Dấu Chứng Tiên Khởi ấy đều được Giáo Hội nhắc lại trong suốt Tuần Bát Nhật Phục Sinh sau đây.
Chúa Nhật Phục Sinh (10:34a, 37-43)
"Trong những ngày ấy, Phêrô lên tiếng nói rằng: 'Người là Ðấng người ta đã giết treo Người trên thập giá.
Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với
toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng Thiên Chúa đã tuyển chọn trước,
chính chúng tôi đã ăn uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại. Và Người
đã truyền cho chúng tôi rao giảng cho toàn dân và làm chứng rằng chính Người đã
được Thiên Chúa tôn làm quan án xét xử kẻ sống và kẻ chết". ![](http://www.turnbacktogod.com/wp-content/uploads/2010/03/Jesus-Resurrection-Pictures-13.jpg)
Thứ Hai Bát Nhật (2:14, 22-32)
"Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô cùng với mười một Tông đồ đứng ra, lên tiếng nói rằng: ... 'Hỡi anh em, xin cho phép tôi được bạo dạn nói với anh em về tổ phụ Ðavít rằng: ngài đã băng hà, đã được an táng và lăng tẩm của ngài còn nằm giữa chúng ta cho đến ngày nay. Nhưng vì ngài là tiên tri, và biết Thiên Chúa đã thề hứa với ngài sẽ cho một người trong dòng dõi ngài ngồi trên ngai vàng của ngài, nên thấy trước, ngài đã nói về việc Chúa Kitô phục sinh, vì Người không phải bị bỏ rơi trong cõi chết, và xác Người không bị huỷ diệt. Ðức Giêsu đó, Thiên Chúa đã cho sống lại; chúng tôi hết thảy xin làm chứng về điều ấy'".
![](http://www.biblebigpicture.com/Image/Peter%20At%20Pentecost.jpg)
Thứ Ba Bát Nhật (2:36-41)
"Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô nói với những người Do-thái rằng: 'Xin toàn thể nhà Israel hãy nhận biết rằng: Thiên Chúa đã tôn Ðức Giêsu mà anh em đã đóng đinh, lên làm Chúa và làm Ðấng Kitô'. Nghe những lời nói trên, họ đau đớn trong lòng, nói cùng Phêrô và các Tông đồ khác rằng: 'Thưa các ông, chúng tôi phải làm gì?' Phêrô nói với họ: 'Anh em hãy ăn năn sám hối, và mỗi người trong anh em hãy chịu phép rửa nhân danh Ðức Giêsu Kitô để được tha tội; và anh em sẽ nhận lãnh Thánh Thần...'"
Thứ Tư Bát Nhật (3:1-10)
"Phêrô và Gioan nhìn anh và nói: 'Anh hãy nhìn chúng tôi'. Anh ngước mắt chăm chú nhìn hai ngài, mong sẽ được hai ngài cho cái gì. Nhưng Phêrô nói: 'Vàng bạc thì tôi không có, nhưng có cái này tôi cho anh, là: nhân danh Ðức Giêsu Kitô Nadarét, anh hãy đứng dậy mà đi!' Rồi Phêrô nắm tay mặt anh mà kéo dậy, tức thì mắt cá và bàn chân anh trở nên cứng cát; anh nhảy ngay lên mà đứng và đi được; anh cùng hai ngài tiến vào đền thờ, anh vừa đi vừa nhảy nhót và ngợi khen Thiên Chúa, và dân chúng đều thấy anh đi và ngợi khen Chúa".
Thứ Năm Bát Nhật (3:11-26)
"Thấy vậy Phêrô liền nói với dân chúng rằng: 'Hỡi các người Israel, tại sao anh em ngạc nhiên về việc đó và nhìn chúng tôi như là chúng tôi dùng quyền năng hay lòng đạo đức riêng mà làm cho người này đi được?... Anh em đã chối bỏ Ðấng Thánh, Ðấng Công Chính, và xin tha tên sát nhân cho anh em, còn Ðấng ban sự sống thì anh em lại giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại, điều đó chúng tôi xin làm chứng. Và bởi đã tin vào danh Người, nên danh Người đã làm cho kẻ mà anh em thấy và biết đây, được vững mạnh, và lòng tin vào Người chữa anh này hoàn toàn lành mạnh trước mặt hết thảy anh em".
Thứ Sáu Bát Nhật (4:1-12)
"Lúc bấy giờ Phêrô được đầy Thánh Thần đã nói: 'Thưa chư vị thủ lãnh toàn dân và kỳ lão, xin hãy nghe, nhân vì hôm nay chúng tôi bị đem ra xét hỏi về việc thiện đã làm cho một người tàn tật, về cách thức mà con người đó đã được chữa khỏi, xin chư vị tất cả, và toàn dân Israel biết cho rằng: Chính nhờ Danh Ðức Giêsu Kitô Nadarét, Chúa chúng tôi, Người mà chư vị đã đóng đinh, và Thiên Chúa đã cho từ cõi chết sống lại, chính nhờ danh Người mà anh này được lành mạnh như chư vị thấy đây. Chính Người là viên đá đã bị chư vị là thợ xây loại ra, đã trở thành viên Ðá Góc tường; và ơn cứu độ không gặp được ở nơi một ai khác. Bởi chưng không một Danh nào khác ở dưới gầm trời đã được ban tặng cho loài người, để nhờ vào Danh đó mà chúng ta được cứu độ'".
![](http://wol.jw.org/en/wol/mp/r1/lp-e/bm/2009/192)
Thứ Bảy Bát Nhật (4:13-21)
"Trong những ngày ấy, các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ ... gọi hai ngài vào và cấm nhặt không được nhân danh Ðức Giêsu mà nói và giảng dạy nữa. Nhưng Phêrô và Gioan trả lời họ rằng: 'Trước mặt Chúa, các ngài hãy xét coi: nghe các ngài hơn nghe Chúa, có phải lẽ không? Vì chúng tôi không thể nào không nói lên những điều mắt thấy tai nghe'. Nhưng họ lại đe doạ hai ngài, rồi thả về, vì không tìm được cách nào trừng phạt hai ngài, họ lại còn sợ dân chúng, vì mọi người đều ca tụng Thiên Chúa về việc đã xảy ra".
Chúa Nhật Bát Nhật (4:32-35)
"Lúc bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ".
![](http://oneyearbibleimages.com/ananias.jpg)
Tóm lại
Qua phụng vụ Lời Chúa của Tuần Bát Nhật Phục Sinh, từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật thứ 1 sau Phục Sinh, Giáo Hội chẳng những muốn cho con cái của mình, qua các bài phúc âm trong 8 ngày này, thấy được sự thật Chúa Kitô đã sống lại từ trong cõi chết, và qua Sách Tông Vụ, thấy được sứ vụ chứng nhân của thành phần môn đệ Chúa Kitô cho phần rỗi của nhân loại.
Vì: thành phần chứng nhân phục sinh bất khả thiếu này, theo bài đọc 2 của Chúa Nhật Phục Sinh, được trích từ Thư Thánh Phaolô gửi Giáo Đoàn Colose (3:1-4): "đã sống lại với Đức Kitô", và theo bài đọc 2 của Chúa Nhật thứ 1 sau Phục Sinh, được trích từ Thư Thứ 1 của Thánh Gioan (5:1-6), họ đã được "sinh bởi Thiên Chúa" bởi "tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô".
Nếu theo bài đọc 2 của Chúa Nhật Phục Sinh, "khi Ðức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang", thì quả thật, đúng như bài đọc 2 của Chúa Nhật 1 Phục Sinh đã khẳng định: "những gì sinh bởi Thiên Chúa đều chiến thắng thế gian, và đây là cuộc thắng trận thế gian, là chính đức tin của chúng ta. Ai là người chiến thắng thế gian, nếu không phải là người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa?", đúng như những gì đã xẩy ra cho các tông đồ chứng nhân ở bài đọc 1 Thứ Bảy trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh vậy.
"Trong những ngày ấy, các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ nhận thấy Phêrô và Gioan kiên quyết, và biết hai ngài là những kẻ thất học và dốt nát, nên lấy làm lạ; và còn biết rằng hai ngài đã ở cùng Ðức Giêsu; họ thấy kẻ được chữa lành đứng ở đó với hai ngài, nên họ không thể nói gì nghịch lại được...".
Đúng thế, không một quyền lực thế gian nào, thậm chí cả quyền lực sự chết hỏa ngục (xem Mathêu 16:18) có thể khống chế được chứng từ về Chúa Kitô Phục Sinh nơi thành phần nhân chứng tông đồ của Người, ngay từ ban đầu lịch sử của Giáo Hội.
Trái lại, lạ lùng thay, càng bị bách hại, bị tận diệt, liên lỉ, ở khắp mọi nơi và mọi thời, lịch sử lại càng chứng thực Kitô giáo càng phát triển, Giáo Hội, một quốc gia nhỏ bé nhất về cả địa dư và dân số trên thế
giới, quả thực chẳng khác nào như một hạt cải nhỏ bé nhất đã thực sự càng trở thành một cây vĩ đại sừng sững vững bền cho tới nay, trong khi các thế lực đối nghịch đều đã bị tiêu tan.
Điển hình nhất là một đế quốc Rôma đã từng hung tàn dã man tàn sát Công giáo suốt 3 trăm năm đầu giờ đây chỉ còn lại một số di tích lịch sử tàn rụi ở Rôma, trước một Giáo Hội Công Giáo Rôma vẫn trường tồn và trở thành tâm điểm của thế giới về tinh thần và luân lý.
Sự hiện diện, tồn tại, phát triển và ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo Rôma nói riêng và Kitô giáo nói chung trên thế giới trong lịch sử loài người từ khi Thiên Chúa Giáng Thế Làm Người và Vượt Qua không phải là những gì chứng thực chẳng những Chúa Kitô "là sự sống lại" mà còn là chính "sự sống" hay sao, một "sự sống" là chủ đề cho 6 tuần còn lại của Mùa Phục Sinh chúng ta sẽ cùng nhau cảm nghiệm.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|