MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Thứ Bảy Tuần Thánh: Mồ Trống - "tình Yêu Đến Cùng": Sự Sống
Thứ Bảy, Ngày 4 tháng 4-2015
Thứ Bảy Tuần Thánh: Mồ Trống

 - "Tình Yêu đến cùng": Sự Sống

 

Nếu Chúa Kitô khổ nạn và tử giá không sống lại thì tất cả đều là chuyện hoang đường, cho dù các Phúc Âm có thuật lại về tất cả những lời Người nói khôn ngoan nhất, không thể có một giáo tổ nào đã nói đến và nói được, về cả lãnh vực thần học cũng như đạo lý và luân lý, và có thuật lại về tất cả những dấu kỳ và phép lạ cả thể phi thường Người đã thực hiện cho dân chúng và trong dân chúng khi Người còn sống giữa họ chăng nữa. 

Nếu vậy thì Người chỉ là một trong những vị giáo tổ như mọi giáo tổ, cùng lắm Người chỉ là một vị đại tiên tri và là đệ nhất tiên tri trong dân Do Thái, được Chúa sai đến và có quyền năng phi thường từ Thiên Chúa, nhưng vẫn không thể nào cứu chuộc được ai, chứ chưa nói đến cả loài người, nếu Người không sống lại từ trong cõi chết, nghĩa là Người không bị sự chết làm chủ, mà đã chiến thắng sự chết, chứng tỏ Người quả thực là Thiên Chúa, là Hằng Hữu, "là Sự Sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25), là Tình Yêu mạnh hơn sự chết. 

Phụng vụ Lời Chúa dài nhất trong phụng niên của Lễ Đêm Vọng Phục Sinh, với tất cả là 9 bài đọc: 7 bài Cựu Ước (3 bài có tính cách lịch sử và 4 bài có tính cách ngôn sứ) liên quan đến Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái và 2 bài Tân Ước liên quan đến Chúa Kitô là tột đỉnh mạc khải thần linh của Thiên Chúa vào "thời điểm viên trọn" (Galata 4:4), đã chứng thực như thế, đã cho thấy Thiên Chúa từ từ tỏ mình ra là Tình Yêu đối với dân Ngài tuyển chọn nói riêng và nhân loại nói chung để họ được “sự sống và là sự sống viên mãn” (Gioan 10:10), như thứ tự ý nghĩa các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước được Giáo Hội cố ý chọn đọc trong Lễ Đêm Vọng Phục Sinh: 

Bài đọc 1 (Khởi Nguyên 1:1 - 2:2): 

Tình Yêu của Thiên Chúa trước hết bao giờ cũng nhưng không, được tỏ ra qua việc Ngài tự ý muốn dựng nên tất cả mọi sự trên trời dưới đất, trong đó có một loài duy nhất được Ngài dựng nên theo hình ảnh thần linh của Ngài đó là loài người, để nhờ đó họ có thể hiệp thông thần linh với Ngài. 

-"Từ nguyên thủy Thiên Chúa đã tạo thành trời đất... Vậy Thiên Chúa đã tạo thành con người giống hình ảnh Chúa, Chúa tạo thành con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Người tạo thành họ có nam có nữ... Thế là trời đất và mọi trang điểm của chúng đã hoàn thành. Ngày thứ bảy Thiên Chúa đã hoàn tất công việc Người đã làm. Và sau khi hoàn tất công việc Người đã làm, thì ngày thứ bảy Người nghỉ ngơi".

Bài đọc 2 (Khởi Nguyên 22:1-18): 

Tình Yêu của Thiên Chúa bao giờ cũng khởi động, được tỏ ra qua việc Ngài tự ý muốn thiết lập giao ước với tổ phụ Abraham, một giao ước liên quan đến Đất Hứa và nhất là đến giòng dõi tuyển chọn được chúc phúc của ông bao gồm toàn thể nhân loại. 

- "Chúa phán: Ta thề rằng: vì ngươi đã làm điều đó, ngươi không từ chối dâng đứa con duy nhất của ngươi cho Ta, nên Ta chúc phúc cho ngươi. Ta cho ngươi sinh sản con cái đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển; miêu duệ ngươi sẽ chiếm cửa thành quân địch, và mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã vâng lời Ta".

Bài đọc 3 (Xuất Hành 14:15 - 15:1): 

Tình Yêu của Thiên Chúa là một quyền lực cứu độ toàn năng, được tỏ hiện qua việc Ngài đã sai nhân vật Moisen đến để giải phóng họ khỏi bị sống thân phận nô lệ cho người Ai Cập hùng mạnh đang muốn ngăn chặn họ phát triển về dân số và càng ngày càng đầy đọa họ sống khốn khổ hơn bao giờ hết, nhất là việc Ngài vừa ra tay tiêu diệt người Ai Cập vừa cứu họ trong cuộc Vượt Qua Biển Đỏ của họ. 

- "Chúa phán bảo Môsê: 'Hãy giơ tay trên biển để nước trở lại vùi dập người Ai-cập, chiến xa và kỵ binh của chúng'. Môsê giơ tay trên biển, và lúc tảng sáng, biển trở lại như cũ. Người Ai-cập chạy trốn, gặp ngay nước biển ập lại. Chúa xô chúng ngã giữa lòng biển. Nước trở lại, vùi dập chiến xa và kỵ binh. Toàn thể quân lực của Pharaon đã theo dân Israel xuống biển, không còn tên nào sống sót. Còn con cái Israel đã đi giữa lòng biển khô cạn, nước dựng như bức thành hai bên tả hữu. Ngày đó Chúa cứu Israel khỏi tay Ai-cập. Và họ thấy xác người Ai-cập trôi dạt đầy bờ, và thấy cánh tay oai hùng của Thiên Chúa đè bẹp Ai-cập. Toàn dân kính sợ Chúa, tin vào Chúa và vào Môsê tôi tớ người".

Bài đọc 4 (Isaia 54: 5-14): 

Tình Yêu của Thiên Chúa bao giờ cũng thủy chung, đến độ, cho dù dân của Ngài chẳng những không nhận biết Tình Yêu nhưng không khởi động của Ngài mà còn liên lỉ phản bội Tình Yêu toàn năng của Ngài, khiến họ trở thành "như người thiếu phụ bị bỏ rơi và sầu muộn, và như người vợ bị bỏ rơi lúc còn xuân xanh", thế nhưng, Vị "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1Gioan 4:8,16) này vẫn không bao giờ bỏ rơi họ, vẫn tha thứ cho họ, vẫn trung thành ở với họ, yêu thương họ cho tới cùng:

- "Trong một thời gian ngắn, Ta đã bỏ ngươi, nhưng Ta sẽ lấy lượng từ bi cao cả mà tụ họp ngươi lại. Trong lúc nóng giận, Ta tạm ẩn mặt Ta, nhưng vì lòng nhân từ vô biên, Ta thương xót ngươi, Chúa là Ðấng cứu chuộc ngươi đã phán như vậy.... Dù núi có dời, đồi có di chuyển, tình yêu của Ta đối với ngươi không thay đổi, và giao ước bình an của Ta cũng sẽ không lay chuyển, Chúa nhân từ của ngươi đã phán như vậy".

Bài đọc 5 (Isaia 55: 1-11)

Tình Yêu của Thiên Chúa là sự sống thông ban cho những ai tìm kiếm, tức "những ai khát nước", những ai cởi mở và đón nhận, tức "lắng tai nghe, đến ăn đồ bổ", một sự sống sẽ trở thành viên mãn đến độ qua chứng từ của những ai sống tình yêu Thiên Chúa còn có thể truyền đạt sự sống trong mình cho các dân nước nữa:

- "Hãy lắng tai và đến cùng Ta, hãy nghe, thì các ngươi sẽ được sống; Ta sẽ ký kết với các ngươi một giao ước vĩnh cửu, đó là những hồng ân đã hứa cho Ðavít: Ðây Ta đặt ngươi làm nhân chứng cho các dân, làm tướng lãnh tôn sư cho các dân tộc. Này ngươi sẽ kêu gọi dân mà trước ngươi không biết, và các dân trước chưa biết ngươi, sẽ chạy đến cùng ngươi, vì Chúa là Thiên Chúa ngươi, là Ðấng Thánh Israel, bởi vì Chúa làm cho ngươi được hiển vinh".

Bài đọc 6 (Barúc 3: 9-15. 32 - 4, 4): 

Tình Yêu của Thiên Chúa là tất cả những gì khôn ngoan nhất, một thứ khôn ngoan được chất chứa trong và bày tỏ qua lề luật của Ngài và là một thứ khôn ngoan làm cho con người được sự sống và bình an. Điển hình là trường hợp của dân Do Thái, thành phần có thể đã cảm nghiệm thấy được chân lý này khi bị đầy ải: "Hỡi Israel, bởi đâu ngươi ở trong đất nước quân thù, ngươi mòn mỏi trên đất khách, nhiễm lây nhơ bẩn của người chết, bị liệt vào kẻ phải xuống địa ngục? Ngươi đã lìa bỏ nguồn khôn ngoan. Vì chưng nếu ngươi theo đường lối Chúa, thì ngươi đã luôn sống trong bình an...". Thế nhưng, khôn ngoan thần linh là một kho tàng chỉ có ở nơi Thiên Chúa và được tỏ ra cho những ai yêu mến Ngài mà thôi:

- "Ai là người sẽ tìm được nơi cư ngụ của sự khôn ngoan, ai đi vào trong kho tàng của nó? Chính Ðấng thấu suốt mọi sự, Người biết nó: Người thấu suốt nó do đức khôn ngoan của Người... Người là Ðấng đã an bài vũ trụ đến muôn đời, và cho các gia súc và các thú bốn chân sống đầy mặt đất. Người sai ánh sáng đi thì nó đi, gọi nó lại thì nó run sợ vâng lời Người... Người là Thiên Chúa chúng ta, và không có chúa nào khác sánh được với Người. Người đã biết mọi đường lối khôn ngoan, đã ban nó cho Giacóp tôi tớ Người và cho Israel kẻ người yêu mến. Sau đó, Người xuất hiện trên mặt đất và sống giữa loài người".

Bài đọc 7 (Êzêkiên 36: 16-17a. 18-28)

 

Tình Yêu của Thiên Chúa là yếu tố thánh hảo tối hậu và là động lực để Ngài làm hết mọi sự. Chẳng hạn, trong Lịch Sử của dân do Thái, họ bị Ngài đầy ải ra khỏi Đất Hứa là vì "họ đã làm dơ bẩn đất ấy bằng đời sống và việc làm của họ. Và Ta đã nổi giận họ, vì họ đã đổ máu trên phần đất ấy, và vì các thần tượng họ thờ làm dơ bẩn phần đất ấy", để rồi, khi Ngài mang họ về lại, cũng hoàn toàn chỉ vì Ngài hơn là vì họ: "Hỡi nhà Israel, không phải vì các ngươi mà Ta hành động, nhưng vì thánh danh Ta đã bị các ngươi xúc phạm nơi các dân tộc mà các ngươi đi đến cư ngụ". Đúng hơn, Ngài lợi dụng chính lỗi lầm của họ để tỏ tình yêu nhân hậu của Ngài ra cho họ, bằng cách chính Ngài canh tân đổi mới tâm hồn và cuộc sống của họ theo đúng lòng mong ước của Ngài:

 

- "Ta sẽ kéo các ngươi ra khỏi các dân tộc, sẽ quy tụ các ngươi từ các nước, và dẫn dắt các ngươi trên đất các ngươi. Ta sẽ dùng nước trong sạch mà rảy trên các ngươi, và các ngươi sẽ được rửa sạch mọi vết nhơ. Ta sẽ thanh tẩy các ngươi sạch mọi vết nhơ các bụt thần. Ta sẽ ban cho các ngươi quả tim mới, đặt giữa các ngươi một thần trí mới, cất khỏi xác các ngươi quả tim bằng đá và ban cho các ngươi quả tim bằng thịt. Ta đặt thần trí Ta giữa các ngươi, làm cho các ngươi thực thi các huấn lệnh Ta, làm cho các ngươi tuân giữ và thực hành các lề luật Ta. Các ngươi sẽ cư ngụ trong xứ Ta đã ban cho tổ phụ các ngươi; các ngươi sẽ là dân Ta, còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi".

Bài đọc 8 (Rôma 6: 3-11):

Tình yêu của Thiên Chúa là quyền lực thần linh biến đổi con người nhờ Phép Rửa. Đúng thế, từ bài đọc 8 được trích trong Cựu Ước, nhãn quan con người dù tội lỗi khốn nạn và yếu hèn như hay hơn dân Do Thái chăng nữa này, đã được mạc khải cho thấy rồi: "các ngươi sẽ được rửa sạch mọi vết nhơ. Ta sẽ thanh tẩy các ngươi sạch mọi vết nhơ các bụt thần. Ta sẽ ban cho các ngươi quả tim mới... Ta đặt thần trí Ta giữa các ngươi...". Và việc biến đổi như "từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng" (1Phêrô 2:9), "vượt qua từ sự chết mà vào sự sống" (Gioan 5:24) ấy đã thực sự xẩy ra nơi Phép Rửa Kitô Giáo:

- "Nên biết điều này: con người cũ của chúng ta đã cùng chịu đóng đinh khổ giá, để xác thịt tội lỗi bị huỷ đi, hầu cho chúng ta không còn làm nô lệ tội lỗi nữa, vì con người đã chết, tức là được giải thoát khỏi tội lỗi. Mà nếu chúng ta đã chết với Ðức Kitô, chúng ta tin rằng chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người, vì biết rằng Ðức Kitô, một khi từ cõi chết sống lại, Người không chết nữa, sự chết không còn làm chủ được Người nữa. Người đã chết, tức là chết một lần dứt khoát đối với tội lỗi, mà khi Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Cả anh em cũng thế, anh em hãy tự kể như mình đã chết đối với tội lỗi, nhưng sống cho Thiên Chúa, trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta".

Bài đọc 9 (Marco 16:1-8 - Năm B):

Tình yêu của Thiên Chúa mạnh hơn sự chết, hay là chính sự sống bất diệt. Nếu "Thiên Chúa là tình yêu" (1Gioan 4:8,16), và tất cả tình yêu của Thiên Chúa được mạc khải nơi Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, nhất là trên thập giá, ở chỗ Người "đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá" (Philiphe 2:8), đã "yêu cho tới cùng", thì quả thực "Người đã trở nên căn nguyên cứu độ đời đời cho những ai tín phục Người" (Do Thái 5:9), khi Người sống lại từ trong cõi chết.

-  "Các người đừng sợ: Các bà đi tìm Chúa Giêsu Nazarét chịu đóng đinh: nhưng Người đã sống lại, không còn ở đây nữa. Ðây là chỗ người ta đã đặt Người. Các bà hãy đi nói với các môn đệ Người, nhất là với Phêrô rằng: Ở đó các ông sẽ thấy Người như Người đã từng nói trước". 

Về biến cố Chúa Kitô Phục Sinh thì, trong Lễ Đêm Vọng Phục Sinh, bao gồm cả 3 chu kỳ phụng niên A, B và C, (thậm chí kể cả trong Thánh Lễ Ban Ngày với bài phúc âm theo Thánh ký Gioan), bài phúc âm nào cũng chưa cho thấy Chúa Giêsu thực sự hiện ra với các tông đồ, mà chỉ cho thấy những dấu hiệu Người đã phục sinh mà thôi, chẳng hạn ngôi mồ trống, với tảng đả khổng lồ bị lăn sang một bên, và bên trong có một vị thiên thân chứng thực, như bài Phúc Âm của Thánh ký Marco Năm B đêm nay:

"Và từ sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, khi mặt trời hé mọc, các bà đến mồ, họ bảo nhau: 'Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mồ cho chúng ta'. Khi đưa mắt nhìn, các bà thấy tảng đá đã được lăn ra bên cạnh. Mà tảng đá đó rất lớn. Các bà đi vào trong mồ, thấy một thanh niên ngồi bên phải, mặc áo dài trắng, nên các bà khiếp sợ. Nhưng người đó bảo các bà rằng..."

Như thế, nếu liên kết 2 chi tiết của bài đọc 1 và bài đọc 9 trong Lễ Đêm Vọng Phục Sinh, chúng ta thấy Ngày Thứ Bảy Thiên Chúa Hóa Công, ở bài đọc 1, đã ngưng mọi hoạt động về tạo dựng của Ngài, vì Ngài đã hoàn thành nó một cách tốt đẹp: "Thế là trời đất và mọi trang điểm của chúng đã hoàn thành. Ngày thứ bảy Thiên Chúa đã hoàn tất công việc Người đã làm. Và sau khi hoàn tất công việc Người đã làm, thì ngày thứ bảy Người nghỉ ngơi", và phải chăng ý nghĩa nghỉ ngơi này cũng có liên hệ mật thiết với và ám chỉ về sự kiện Chúa Kitô nghỉ ngơi trong ngôi mộ đá trong Thứ Bảy Tuần Thánh? 

Tuy nhiên, nếu ngày thứ bảy trong 7 ngày tạo dựng của Thiên Chúa thực sự có liên quan đến Thứ Bảy Tuần Thánh, thời điểm Chúa Kitô được an táng và đang nghỉ ngơi trong mồ, nhưng Người không vĩnh viễn "an nghỉ" như tất cả mọi phàm nhân tội lỗi phải chịu hậu quả chết chóc của nguyên tội, mà chờ thời điểm sống lại từ trong cõi chết, thì quả thực ngày thứ bảy trong tiến trình tạo dựng của Thiên Chúa chính là thời điểm Ngài muốn dùng để thánh hóa loài tạo vật đã được Ngài dựng nên theo hình ảnh của Ngài, bằng cách tỏ tình yêu của Ngài ra cho họ để họ nhờ đó mà được hiệp thông thần linh với Ngài bằng đức tin tuân phục của họ, theo đúng mục đích tối hậu Ngài đã tạo dựng nên họ, như chính Chúa Kitô đã mạc khải cho thấy về cái nghỉ hằng làm việc luôn của Cha Người cũng như của Người vì "yêu cho tới cùng" như sau: "Cha Tôi hằng làm việc luôn cho tới nay, Tôi cũng làm việc như vậy" (Gioan 5:17) - "Công việc của Thiên Chúa đó là hãy tin vào Đấng Ngài sai" (Gioan 6:29). 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Hôm nay, 3/4/2015, Thứ Sáu Tuần Thánh, bắt đầu tuần 9 Ngày Kính Lòng Thương Xót Chúa để long trọng dọn mừng Lễ Lòng Thương Xót Chúa Chúa Nhật 12/4/2015.  Nấu cần tài liệu xin click vào cái link này: Chân Dung Chúa Tình Thương

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Ngôi Mộ Trống. (1) (4/5/2015)
Mặt Trời Hé Mọc. (trích Trong ‘manna’) (4/5/2015)
Hãy Khai Phóng Tâm Trí (mc 16,1-8). (trích Trong ‘lương Thực Ngày Chúa Nhật’) (4/5/2015)
Hai Cái Nhìn. (4/5/2015)
Giữa Sự Chết Và Phục Sinh, Chúa Giêsu Ở Đâu ? (4/5/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Bài Iii: Hướng Về Ánh Sáng Phục Sinh (4/4/2015)
Bài Ii: Ưu Tư Về Nỗi Chết (4/4/2015)
Bài I: Ưu Tư Về Một Sự Vắng Mặt (4/4/2015)
Đức Tin Của Chúng Ta (lc 24,13-35). (trích Trong ‘lương Thực Ngày Chúa Nhật’) (4/4/2015)
Đức Kitô Sống Lại (4/4/2015)
Tin/Bài khác
Tin Để Được Sống (4/3/2015)
Chúa Nhật Phục Sinh B, Lm Đan Vinh - Hhtm (4/3/2015)
Đêm Vọng Phục Sinh B, Lm Đan Vinh - Hhtm (4/3/2015)
Chúa Giêsu Phải Từ Cõi Chết Sống Lại. (suy Niệm Của Yvon Daigneault) ----- (4/3/2015)
Chúa Đã Sống Lại (ga 20, 1-9). (trích Trong ‘mỗi Ngày Một Tin Vui’ – Của Radio Veritas Asia) (4/3/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768