Cô đơn – Lm. Giuse Tạ Duy
Tuyền
Có bao giờ bạn cảm thấy cô đơn khi
lạc vào chốn đông người, nhưng lại xa
lạ, tìm một người quen để chào hỏi,
để bắt tay cũng chẳng
thấy. Lúc đó có lẽ chúng ta sẽ
cảm thấy trống vắng tận cõi lòng. Đây
cũng là ca từ của bài hát “Khi người lớn cô
đơn”. Lời hát được viết như sau:
Thành phố bé thế
thôi
Mà tìm hoài chẳng
được
Tìm hoài sao chẳng
thấy nhau giữa chốn đông người
Nỗi cô đơn càng dâng cao khi mà giữa phố xá
đông người mà chẳng có ai đó của riêng mình
để yêu thương, để chăm sóc, quan tâm . . .
Thành phố bé
đến thế thôi
Mà tìm hoài không thấy
Chút ấm áp, chút yêu
thương riêng mình.
Nỗi cô đơn thật quạnh hiu khi mà ngồi
bên ai đó nhưng cũng xa lạ, không tìm được
sự thông cảm, sự chia sẻ giữa tình
người với nhau.
Rồi có những
đêm mưa
Nằm nghe câu ca rất
xưa
Từ radio phát lên, nghe
thật buồn (buồn lắm)
Người lớn cô
đơn, tự mình trong bao nghĩ suy
Ngồi bên ai sao
thấy riêng tôi quạnh hiu!!!
Người ta nói cô đơn là cho đi mà không có
người nhận, là muốn nhận mà chẳng có ai cho.
Tựa như hai bờ sông liền nhau mà
vẫn cách biệt. Thấy nhau mà
vẫn ngăn sông cách trở nên chẳng qua lại
được với nhau. Cô đơn bị ngăn
cách không phải bởi không gian mà ngăn cách của cõi
lòng. Khi con tim xa nhau thì ngồi bên nhau
vẫn như xa lạ.
Thế nên, càng gần nhau mà
vẫn cách biệt thì nỗi cô đơn càng cay nghiệt. Càng gần nhau mà không tìm
được sự cảm thông thì nỗi cô đơn
càng cay đắng hơn. Có thể nói nỗi cô đơn
khi bị chính người mình yêu thờ ơ trước
sự thống khổ của ta có khi còn đau đớn
hơn tù đầy, có khi u ám hơn sự chết, vì
đây là nỗi cô đơn của dửng dưng,
của sự bỏ rơi nơi những người ta
yêu.
Cô đơn có thể đưa tới sợ hãi và
tuyệt vọng. Kinh nghiệm đau thương này có
thể xẩy ra cho con người trong mọi thời
đại, nhất là thế giới hôm nay, một thế
giới văn minh có đầy đủ mọi
phương tiện để hưởng thụ,
nhưng tình con người lại xa cách nhau. Họ
ít quan tâm đến nhau. Họ sợ liên
đới với nhau. Họ chủ
trương “Makeno” cho yên thân. Con người của
thời đại văn minh vẫn có thể chết cô
đơn trên đống nhung lụa của mình. Đây là
lý do mà con số người tự tử ngày một
tăng, tỷ lệ nghịch với sự phát triển
của văn minh nhân loại. Nhân loại càng văn minh thì
càng có lắm kẻ cô đơn.
Chúa Giêsu cũng từng nếm trải sự cô
đơn giữa những người mình thương.
Ngài ở cùng các môn đệ nhưng không tìm
được sự ủi an. Một mình vẫn cô
đơn trong đêm tối đầy sao! Ngài đã
từng ngao ngán nói rằng: “Các con không thức với Ta
một giờ sao!”. Ngài cần các môn
đệ chia sẻ với Ngài trong đêm tối của
sự dữ nhưng các ông vẫn tìm cho mình một cõi
đi về trong cơn say của ngủ mê. Nỗi cô đơn
ấy đã dâng cao trong nhiều giờ phút cuối
đời Ngài khi bị treo lơ lửng giữa trời
và đất, làm trò cười cho những người
xung quanh. Ngài lại còn cảm thấy như
bị chính Chúa Cha bỏ rơi. Ngài đã đi
đến tận cùng sự cô đơn của con
người.
Nhưng chính trong nỗi cô đơn cùng cực ấy
mà Ngài đã mạc khải cho chúng ta thấy một
lối thoát giữa cô đơn là sự tín thác vào Thiên
Chúa. Ngài đã hoàn toàn phó thác nơi Cha: “Lạy Cha, con xin phó
thác nơi Cha”. Chính niềm tín thác ấy đã giúp Ngài
vượt qua được nỗi cô đơn
để bình thản đón nhận cái chết cô
đơn.
Cuộc đời thật
hạnh phúc biết bao nếu cuộc sống mang
đến cho ta những người bạn. Những người bạn
để có thể đi bên ta trong những khó khăn,
cầm tay ta trong những lúc thất bại, và có lẽ
cuộc đời sẽ không cô đơn khi mà cuộc
sống thật bận rộn nhưng vẫn có
người dành cho ta 3 giây chỉ để nói “xin chào”
thật thân thương, hay chỉ gửi một tin
nhắn 3 chữ “chúc bình an” là đủ ấm lòng
những con tim đang lạnh giá!
Nhưng nếu cuộc đời có những lúc cô
đơn thì đừng bao giờ tuyệt vọng. Hãy theo gương Chúa Giêsu để tín thác
mọi sự cho Thiên Chúa. Thiên Chúa không bao giờ bỏ
rơi chúng ta ngay cả khi người mẹ có bỏ con
thì Chúa vẫn ở bên ta. Ngài có đủ
quyền năng để có thể rút ra điều
tốt từ điều xấu. Thiên
Chúa chính là thành lũy vững chắc nhất cho cuộc
đời chúng ta.
Xin cho cuộc đời chúng ta
đừng bao giờ tuyệt vọng, nhưng luôn tin
tưởng, phó thác cậy trông nơi Chúa trong những gian
nguy của cuộc đời. Amen.
|