Mùa gặt
tươi tốt – Cố Lm. Hồng Phúc
Với Phụng vụ hôm
nay, Giáo hội đọc lại cho chúng ta những lời
ca thán của tiên tri Giêremia, những lời não nuột
thống thiết khi đạo quân Babylone bao vây Giêrusalem,
dân Chúa lâm cảnh lưu đày. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa tình thương,
giữa đêm tối vẫn lóe lên ánh sáng, giữa bao
đổ vỡ thất vọng vẫn tái xuất niềm
hy vọng. “Đây tới ngày Ta ký kết với dân Ta Giao
ước mới, Ta sẽ là Chúa của chúng và chúng sẽ
là dân của Ta… Ta sẽ tha tội ác của chúng và sẽ
không còn nhớ đến tội lỗi của chúng
nữa.” Những lời ấy sẽ
thực hiện nơi Chúa Giêsu khi Ngài đến cứu
độ chúng ta, sẽ cho “chúng ta uống vào chén tân
ước vĩnh cửu, chén máu của Ngài sẽ
đổ ra cho chúng ta và nhiều người
được tha tội.”
Trong Thư gửi Giáo đoàn Hebrô,
niềm hy vọng ấy lại được nhắc
lại cho nhóm giáo dân tiên khởi, cũng đang hoang mang run
sợ khi nhìn thấy cảnh hoang tàn đổ nát. Từng
đoàn người bị phát lưu đi cùng đế
quốc, sau biến cố năm 70 thành Giêrusalem bị bình
địa, đền thờ bị phá hủy, “không còn hòn
đá nào chồng lên hòn đá nào.” Chúa Giêsu, Phaolô viết,
“Mặc dầu là Con Thiên Chúa, Ngài đã học vâng phục
do những đau khổ Ngài chịu và khi hoàn tất Ngài
đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ
đời đời cho những kẻ tùng phục Ngài.”
Chúa đã đi qua con đường sự chết
để vào chốn vinh quang và trở nên nguồn gốc
ơn cứu độ cho chúng ta hết thảy.
Chúa Giêsu là câu hỏi ngàn đời, cho
người Do thái, người ngoại bang cũng như
cho chúng ta ngày nay hết thảy.
Hôm nay, Gioan cho biết có
một nhóm người Hy lạp đến Giêrusalem trong
dịp lễ Vượt qua, tìm cách được gặp
Chúa. Họ là những
người ngoại bang, nhưng lại có cảm tình
với Do thái giáo. Họ đến nhờ hai
vị Tông đồ Anrê và Philiphê, hai Tông đồ biết
chút ít ngôn ngữ, giới thiệu để
được gặp Chúa Giêsu. Gặp đây không
phải là chỉ nhìn thấy, nhưng theo
từ ngữ của Gioan muốn nói, là được
thấu hiểu phần nào con người bí ẩn của
Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu không đáp ứng
trực tiếp điều họ mong muốn. Nhưng Ngài lại cho
họ thấy giờ vinh quang của Ngài, giờ mà Ngài
đi vào cuộc tử nạn, mọi người
đều thấy. Và để giải
thích, Ngài tự ví như hạt lúa gieo vào trong lòng
đất, phải được mục nát đi,
rồi mới vươn lên, sinh hoa kết quả. Thì xác thánh của Ngài cũng bị chôn vào mồ,
rồi mới phục sinh sống lại trong vinh quang.
Theo từ ngữ Thánh Kinh,
giờ là cuối điểm của một sứ
mạng. “Giờ của
người đàn bà” (Gio. 16,21) là
giờ sinh đẻ, “Giờ của Chúa Giêsu” là giờ
tử nạn vì là giờ Ngài hoàn tất sứ mạng
cứu chuộc. Hình ảnh hạt lúa vùi
xuống đất, bừng lên đầy nhựa sống
là hình ảnh mầu nhiệm phục sinh thì mỗi
người chúng ta cũng có một sứ mạng phục
sinh. Chúng ta trong đời, có phải là
hạt giống hứa hẹn một mùa gặt tươi
tốt cho chính mình và cho kẻ khác không?
Gioan không tường
thuật cuộc hấp hối của Chúa Giêsu trong
vườn Giệtsêmani, mồ hôi chan hoà lẫn máu. Nhưng đã nhìn thấy
cuộc ấy diễn ra trong sân đền thờ.
Chúa phán: “Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến và biết nói gì?
Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này? Nhưng chính vì
thế mà con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin
hãy làm vinh danh Cha.” Và câu trả lời của
Chúa Cha đã vang vọng như trong khi Ngài vừa chịu
phép rửa và khi Ngài biến hình. Dân chúng
xao xuyến. Nhưng Chúa giải thích: “Bây giờ là lúc
thế gian bị xét xử… Còn Ta khi bị
đưa lên cao khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo
mọi người lên cùng Ta.”
Cây Thánh giá sẽ
được tôn vinh, sẽ làm dụng cụ cứu
rỗi nhân loại.
Thánh Phanxicô Xaviê khi rao giảng cho dân
chúng luôn luôn cầm trong tay một cây
Thánh giá lớn. Một hôm đang giảng cho dân từng
từng lớp lớp đứng trên bãi biển, mệt
quá cây Thập giá rời khỏi tay và
rơi tỏm xuống biển. Ngài buồn
rầu cầu nguyện. Thì bỗng nhưng có một
con cua từ dưới biển bò lên, hai càng gậm cây
Thánh giá. Ngài vui mừng cám tạ ơn Chúa.
Vị Thánh Quan Thầy xứ truyền giáo
ấy đã rửa tội gần một triệu
người.
“Tôi mong đợi Chúa, vì Chúa
giàu ơn cứu độ
Và giải thoát Israel khỏi
mọi gian ác” (Tv. 129 –
Đáp ca)
|