CHUC MUNG BON MANG KINH THANH GIUSE
CHUC MUNG BON MANG KINH THANH GIUSE
Thứ Năm, ngay 19 thang 3 nam 2015, Thánh Giuse Phúc Âm đã ca ngợi Thánh Giuse là người "công chính". Ý nghĩa của chữ "công chính" rất sâu xa. Khi Phúc Âm nói Thiên Chúa "công chính hóa" người nào, điều đó có nghĩa Thiên Chúa, là Ðấng cực thánh và "chính trực", biến đổi người đó bằng cách cho họ được chia sẻ sự thánh thiện của Thiên Chúa, và bởi đó họ đáng được Thiên Chúa yêu mến. Khi nói Thánh Giuse "công chính", Phúc Âm muốn nói rằng ngài hoàn toàn mở lòng cho tất cả những gì Thiên Chúa muốn làm cho ngài. Ngài trở nên thánh thiện vì tự mở lòng cho Thiên Chúa. Với những gì còn lại chúng ta dễ phỏng đoán. Hãy suy nghĩ về tình yêu mà ngài đã theo đuổi và dành được con tim của Ðức Maria, và sự sâu xa của tình yêu mà hai người đã chia sẻ cho nhau trong cuộc hôn nhân. Khi Thánh Giuse quyết định từ bỏ Ðức Maria khi thấy người có thai, điều này không trái với sự thánh thiện của Thánh Giuse. Phúc Âm có ghi lại một chữ quan trọng là ngài dự định thi hành việc này "cách âm thầm" vì ngài là "một người chính trực, nhưng không muốn tố giác bà để bị xấu hổ" (Mátthêu 1:19). Người công chính thì đơn sơ, vui vẻ, hết lòng vâng lời Thiên Chúa -- khi kết hôn với Ðức Maria, khi đặt tên cho Hài Nhi Giêsu, khi săn sóc gia thất ở Ai Cập, khi đem gia thất về lại Nagiarét, khi sống âm thầm trong bao năm trường với đức tin và dũng cảm. Vì Thánh Giuse không xuất hiện trong cuộc đời rao giảng công khai của Ðức Giêsu, nhiều sử gia tin rằng có lẽ Thánh Giuse đã từ trần trước khi Ðức Giêsu khởi đầu sứ vụ rao giảng. Thánh Giuse là quan thầy của những người hấp hối, vì người ta cho rằng khi ngài từ trần có Ðức Giêsu và Ðức Maria ở bên cạnh, đó là điều mà tất cả chúng ta đều mong ước khi từ giã cõi đời. Thánh Giuse còn là quan thầy của Giáo Hội hoàn vũ, của các người làm cha, các thợ mộc, và vấn đề công bằng xã hội. Lời Bàn
Phúc Âm không nói gì nhiều về Thánh Giuse trong những năm sau khi trở về Nagiarét, ngoại trừ biến cố tìm thấy Ðức Giêsu trong Ðền Thờ (xem Luca 2:41-51). Ðiều này có thể hiểu Thiên Chúa muốn chúng ta biết rằng thánh gia cũng giống như mọi gia đình khác, những biến cố xảy ra cho thánh gia cũng xảy ra cho bất cứ gia đình nào, bởi đó khi bản tính bí ẩn của Ðức Giêsu bắt đầu lộ diện thì mọi người đều không tin là Ngài có thể xuất thân từ gia đình đó: "Ông ấy không phải là con bác thợ mộc hay sao? Mẹ của ông ấy không phải là bà Maria sao...? (Mt 13:55a). Và "Có gì hay ho xuất phát từ Nagiarét?" (Gioan 1:46b). Lời Trích
"Thánh Giuse được Cha trên trời chọn để làm người bảo vệ đáng tin cậy, che chở những kho báu của Ngài, đó là Chúa Con và Ðức Maria, vị hôn thê của Thánh Giuse. Người đã thi hành nhiệm vụ này với sự trung tín cho đến khi Thiên Chúa gọi người, và nói: 'Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng niềm vui của Thiên Chúa ngươi'" (Thánh Bernadine ở Siena viết về Thánh Giuse).
Trích từ NguoiTinHuu.com Phúc Âm đã ca ngợi Thánh Giuse là người "công chính". Ý nghĩa của chữ "công chính" rất sâu xa. Khi Phúc Âm nói Thiên Chúa "công chính hóa" người nào, điều đó có nghĩa Thiên Chúa, là Ðấng cực thánh và "chính trực", biến đổi người đó bằng cách cho họ được chia sẻ sự thánh thiện của Thiên Chúa, và bởi đó họ đáng được Thiên Chúa yêu mến. Khi nói Thánh Giuse "công chính", Phúc Âm muốn nói rằng ngài hoàn toàn mở lòng cho tất cả những gì Thiên Chúa muốn làm cho ngài. Ngài trở nên thánh thiện vì tự mở lòng cho Thiên Chúa. Với những gì còn lại chúng ta dễ phỏng đoán. Hãy suy nghĩ về tình yêu mà ngài đã theo đuổi và dành được con tim của Ðức Maria, và sự sâu xa của tình yêu mà hai người đã chia sẻ cho nhau trong cuộc hôn nhân. Khi Thánh Giuse quyết định từ bỏ Ðức Maria khi thấy người có thai, điều này không trái với sự thánh thiện của Thánh Giuse. Phúc Âm có ghi lại một chữ quan trọng là ngài dự định thi hành việc này "cách âm thầm" vì ngài là "một người chính trực, nhưng không muốn tố giác bà để bị xấu hổ" (Mátthêu 1:19). Người công chính thì đơn sơ, vui vẻ, hết lòng vâng lời Thiên Chúa -- khi kết hôn với Ðức Maria, khi đặt tên cho Hài Nhi Giêsu, khi săn sóc gia thất ở Ai Cập, khi đem gia thất về lại Nagiarét, khi sống âm thầm trong bao năm trường với đức tin và dũng cảm. Vì Thánh Giuse không xuất hiện trong cuộc đời rao giảng công khai của Ðức Giêsu, nhiều sử gia tin rằng có lẽ Thánh Giuse đã từ trần trước khi Ðức Giêsu khởi đầu sứ vụ rao giảng. Thánh Giuse là quan thầy của những người hấp hối, vì người ta cho rằng khi ngài từ trần có Ðức Giêsu và Ðức Maria ở bên cạnh, đó là điều mà tất cả chúng ta đều mong ước khi từ giã cõi đời. Thánh Giuse còn là quan thầy của Giáo Hội hoàn vũ, của các người làm cha, các thợ mộc, và vấn đề công bằng xã hội. Lời Bàn
Phúc Âm không nói gì nhiều về Thánh Giuse trong những năm sau khi trở về Nagiarét, ngoại trừ biến cố tìm thấy Ðức Giêsu trong Ðền Thờ (xem Luca 2:41-51). Ðiều này có thể hiểu Thiên Chúa muốn chúng ta biết rằng thánh gia cũng giống như mọi gia đình khác, những biến cố xảy ra cho thánh gia cũng xảy ra cho bất cứ gia đình nào, bởi đó khi bản tính bí ẩn của Ðức Giêsu bắt đầu lộ diện thì mọi người đều không tin là Ngài có thể xuất thân từ gia đình đó: "Ông ấy không phải là con bác thợ mộc hay sao? Mẹ của ông ấy không phải là bà Maria sao...? (Mt 13:55a). Và "Có gì hay ho xuất phát từ Nagiarét?" (Gioan 1:46b). Lời Trích
"Thánh Giuse được Cha trên trời chọn để làm người bảo vệ đáng tin cậy, che chở những kho báu của Ngài, đó là Chúa Con và Ðức Maria, vị hôn thê của Thánh Giuse. Người đã thi hành nhiệm vụ này với sự trung tín cho đến khi Thiên Chúa gọi người, và nói: 'Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng niềm vui của Thiên Chúa ngươi'" (Thánh Bernadine ở Siena viết về Thánh Giuse).
Trích từ NguoiTinHuu.com
|