MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Như Ông Mô-sê Đã Giương Cao Con Rắn
Thứ Tư, Ngày 11 tháng 3-2015

Chia sẻ Tin Mừng CN 4 MC NB 2015 (Ga 3, 14-21)

Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn

Nằm cách thành phố công nghiệp Šiauliai 12 km về hướng Bắc, Đồi Thập Giá được coi là có từ thế kỷ 14, trong thời các Hiệp sĩ dân tộc Giéc-manh. Truyền thống đặt các Thánh giá làm biểu tượng chiến đấu giành độc lập của dân tộc và chống quân xâm lăng ngoại bang, có liên quan cuộc chiến đấu của Công giáo Lithuania chống đàn áp. Thời nông dân nổi dậy vào những năm 1831 đến 1863, dân chúng dựng những cây Thánh giá trên đồi để chống đối, và năm 1895 có khoảng 150 cây Thánh giá ở đó. Năm 1940, có đến 400 cây Thánh giá, xung quanh là những cây Thánh giá nhỏ hơn.
 
Bị Phát-xít Đức chiếm đóng thời đệ nhị thế chiến, Šiauliai và Đồi Thập Giá bị hư hại nhiều khi quân Xô-viết chiếm giữ, lúc đó chấm dứt xung đột. Chế độ cộng sản tiếp tục dời bỏ các cây Thánh giá và nâng ngọn đồi lên cao gấp ba lần vào những năm 1961, 1973 và 1975, họ đốt những cây Thánh giá gỗ và biến những cây Thánh giá kim loại thành đồ phế liệu. Vùng này phủ đầy chất thải và nước thải để làm dân địa phương nản lòng mà không quay lại, nhưng Đồi Thập Giá vẫn là biểu tượng dân tộc của Lithuania, và rồi khách hành hương ở khắp nơi lại đến ngọn đồi này sau mỗi đợt báng bổ, họ đặt thêm những cây Thánh giá khác. Nhiều khách hành hương liều mạng lén bảo vệ có vũ trang để lên đồi và chui qua các hàng rào kẽm gai, để tỏ lòng tận tụy với cuộc chiến quốc gia. Cuối cùng, người Xô-viết nhận được sứ điệp và năm 1985, Đồi Thập Giá được bình yên, tiếng đồn vang xa khắp thế giới Kitô giáo.
 
Năm 1993, hai năm sau khi Lithuania tuyên bố độc lập, ĐGH Gioan-Phaolô II đã đến thăm Đồi Thập Giá và công bố đó là nơi dành cho hy vọng, lòng yêu bình an và hy sinh. Từ đó, hàng triệu người trên khắp thế giới đã đến nơi thánh thiêng này, và số cây Thánh giá đã lên tới 100.000 vào năm 2006. Đủ kích cỡ, từ 3m tới cực nhỏ treo vào nhau. Những chuỗi tràng hạt, những tượng Chúa Giêsu, các thánh, và hình các anh hùng của Lithuania cũng được treo trên các cây Thánh giá. (Trầm Thiên Thu, chuyển ngữ từ Oddity Central)
 
Đồi Thánh Giá đã trở nên biểu tượng dân tộc kiên cường của Lithuania chống ngoại xâm và sự dữ. Riêng cây Thánh Giá là biểu tượng cao sang tuyệt đỉnh của người Kitô hữu. Trong Tin Mừng Thánh Gioan hôm nay, Đức Giêsu phán: “Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ được giương cao như vậy, để ai tin vào người thì được sống muôn đời.” (Ga 3, 14-15) Như  vậy, Thánh Giá là biểu tượng ơn Cứu Độ qua Tình Yêu tận hiến, niềm tin, hy vọng và sự sống viên mãn.
 
Biểu tượng Tình Yêu
 
Thánh Giá là dấu chỉ Tình Yêu tuyệt đỉnh của Thiên Chúa dành cho nhân loại. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3, 16) Điều mà Thiên Chúa không nỡ để Abraham hiến tế Isaac, đứa con duy nhất, thì Ngài lại chấp nhận hy sinh Con Một Giêsu chịu chết thay con người bất hiếu, bất tín, bất trung. Thánh Phêrô cảm nghiệm chân thành ơn cứu độ: “Tất cả tội lỗi của chúng ta, Đức Giêsu đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. ” (2Pr 2, 24a ).
 
“Con nắm vững một đường lối Tông đồ: “Thí mạng vì anh em,”vì không tình yêu nào lớn lao hơn. Con hao mòn từng giây phút và sẵn sàng tiêu hao để chinh phục anh em về với Chúa.” (Đường Hy Vọng, số 981)
 
Biểu tượng niềm tin
 
Thánh Giá còn là biểu tượng niềm tin vào Chúa Cứu Thế, Đấng giải thoát nhân loại khỏi cái chết đời đời. Người hằng mời gọi tín hữu noi gương xả kỷ vị tha, cùng vác thập giá, bổn phận, trách nhiệm, mà theo Người: “Nếu ai muốn theo tôi, phải tự bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.” (Lc 9, 23)
 
“Tin là chấp nhận Chúa Giêsu vô điều kiện và quyết tâm sống chết với Ngài.” (Đường Hy Vọng, số 283)
 
Biểu tượng hy vọng
 
Thánh Giá là niềm hy vọng, là bình an và phúc lành, dẫu rằng với thế gian, thập giá là sự thất bại, thất vọng và điên rồ. “Lời rao giảng về thập giá là sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì dó là sức mạnh của Thiên Chúa.” (1Cr 1, 18) Cho nên, không lạ gì những người vô thần khắp nơi không thể chịu nối hình ảnh Thánh Giá, đều điên cuồng đập phá. Trong khi Kitô hữu nhìn lên Thánh Giá với tâm tình chan chứa niềm vui, bình an, hy vọng và hạnh phúc.
 
“Trên Thánh Giá, Chúa nghèo lắm! Con chỉ xin Chúa Giêsu chịu đóng đinh một điều: yêu thương, đau khổ và luôn luôn hy vọng.” (Đường Hy Vọng, số 956)
 
Biểu tượng sự sống
 
“Những kẻ sống theo sự thật , thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: Các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa. (Ga 3, 21) Bởi vì per Cruxem ad Lucem, qua Thánh Giá đến Ánh Sáng, sống hướng lên Thánh Giá cũng có nghĩa chấp nhận gian lao, khó khăn, thử thách, nhục hình, hy sinh, để sống theo Sự Thật, theo Lời Chúa, hầu được sống viên mãn vĩnh cửu.
 
“Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. (Ga 3, 18) Chúa chẳng mấy khi luận phạt nhãn tiền những kẻ chống báng Chúa, mà chỉ luận tội vào hồi chung thẩm, khi thân xác trở về đất bụi. Chính tội nhân tự chọn án phạt, khi đã sống theo xác thịt, theo phù phiếm thế gian, theo thói thờ bái vật, thờ bò vàng.
 
“Vì Chúa yêu thương môn đệ, Ngài đã yêu thương đến tận cùng!” Tận cùng ấy là Thánh Giá. Hy sinh của con phải trọn vẹn, phải là lễ toàn thiêu, nếu “con yêu tận cùng.” (Đường Hy Vọng, số 161)
 
Lạy Chúa Giêsu, xin Người kéo chúng con lên Thánh Giá như Người đã phán: “Khi con người bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta.”(Ga 12, 32), hầu chúng con biết từ bỏ xác thịt yếu hèn, yêu thương và phục vụ tha nhân, chấp nhận gian khổ theo Chúa đến cùng.
 
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ dạy chúng con khiêm nhường, hy sinh, chấp nhận mọi thách đố, mà Chúa gửi đến trui luyện chúng con trở nên tốt lành, xứng đáng làm chứng nhân giữa cuộc đời. Amen
 
AM Trần Bình An

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Con Rắn (3/13/2015)
Chuộng Tối Hơn Sáng (trích Trong ‘manna’) (3/13/2015)
Tôi Làm Điều Thiện Hay Làm Điều Ác… Ghét Sự Sáng (3/12/2015)
Hãy Tin Tưởng Mẹ Maria (3/12/2015)
Phật Giáo Làm Phép Lạ? (3/12/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Giương Cao (3/11/2015)
Để Đức Cho Con (3/11/2015)
Bài Học Từ Thập Giá (3/11/2015)
Niệm Khúc Mùa Chay (3/11/2015)
“chút Ánh Sáng Cho Cuộc Đời”, (3/11/2015)
Tin/Bài khác
Yếu Tố Con Người. (3/10/2015)
Với Đức Giêsu: Thiên Chúa Trên Hết (suy Niệm Của Lm. Phạm Thanh Liêm) (3/10/2015)
Uy Quyền Đấng Thiên Sai – Cố Lm. Hồng Phúc (3/10/2015)
Thanh Tẩy Đền Thờ (2) (3/10/2015)
Thanh Tẩy Đền Thờ – Đtgm. Ngô Quang Kiệt. (3/10/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768