MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bệnh Phong Tái Xuất Hiện
Thứ Sáu, Ngày 6 tháng 3-2015

Bệnh phong tái xuất hiện

ROB KERBY

Chứng phong cùi, còn gọi là bệnh hủi hoặc bệnh phung, là chứng nan y trước đây. Ngày nay, người ta có thể điều trị nhưng chưa triệt hết bệnh này. Thế giới đã từng tuyên bố sạch bệnh cùi nhưng không phải vậy, ngay tại Việt Nam cũng vẫn còn những bệnh nhân phong cùi đáng thương.

Nếu vậy, tại sao chúng ta không điều trị? Bệnh phong cùi đã hoành hành nhiều thế kỷ qua. Các bệnh nhân bị coi là ô uế vì có thể lây nhiễm người khác. Họ bị xã hội xa lánh, phải la to “ô uế” khi có người tới gần. Năm 2012, người ta phát hiện hơn 166.000 trường hợp bị nhiễm mới tại Đông Nam Á, trong số đó có 135.000 trường hợp ở Ấn Độ.

Chứng phong cùi là bệnh khủng khiếp khắp Âu châu trong thời kỳ Dark Ages (Thời Kỳ Đen Tối, khoảng năm 476 tới 1000), tỷ lệ nhiễm bệnh cao, cứ 30 người có 1 người nhiễm bệnh. Kinh Thánh có nói về nhiều trường hợp nhiễm cùi được Chúa Giêsu chữa khỏi.

Tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ có tượng Thánh linh mục Damien Jozef De Veuster (1840-1889), một nhà truyền giáo phục vụ người phong cùi tại đảo Molokai (Hawaii, Hoa Kỳ) rồi bị lây nhiễm bệnh cùi và qua đời.

Ngày nay, bệnh phong cùi vẫn phát triển, vĩnh viễn làm hư tổn da, thần kinh, mắt và tứ chi. Nếu không được chữa trị, bệnh nhân sẽ bị tổn thương mô, mất ngón tay hoặc ngón chân. Tổ chức WHO (Y Tế Thế Giới) cho biết rằng trong 20 năm qua, hơn 15 triệu người đã được điều trị. Tuy nhiên, vẫn còn hàng ngàn người chịu đựng căn bệnh quái ác này, nhất là tại Philippines, Ấn Độ và Trung Phi – nơi vẫn còn hơn 1.000 trại phong cùi.

Tuy nhiên, ngày nay không đáng lo ngại như ngày xưa, vì bệnh này khả dĩ điều trị và không lây nhiễm dữ dội như trước. Trước đây người ta gọi là bệnh Hansen, gọi theo tên bác sĩ Gerhard Armauer Hansen, người đã phát hiện bệnh này là bệnh mãn tính, do vi khuẩn Mycobacterium Leprae và Mycobacterium Lepromatosis.

Ngày nay, khoảng 95% số người miễn nhiễm, chỉ 5% có thể dễ bị nhiễm, và nhiều người nhiễm khi họ dị ứng mạnh với bệnh này sau một thời gian tiếp xúc với bệnh nhân phong cùi. Trường hợp mới đầu tiên tại Hoa Kỳ là do tiếp xúc với con ta tu (armadillo). Tại Phi châu và Á châu, bệnh lây lan qua ba loài khỉ.

Vậy phải làm sao? Các khoa học gia đã thảo luận vấn đề này nhiều năm qua. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu có thể có câu trả lời. Họ đã nghiên cứu nhiều từ thế kỷ 15 để tìm lý do lây nhiễm mạnh nhưng vẫn chưa rõ ràng.

Hồi thế kỷ 15, các đồ gỗ và tranh vẽ của người cùi thường có hình ảnh như Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Nhưng rồi bệnh này bỗng dưng biến mất. Đó là điều bí ẩn. Một nhóm các nhà khảo cổ và nhà sinh học đã thăm dò hàng loạt ngôi mộ 600 năm tuổi của các bệnh nhân phong cùi để tìm dấu vết DNA phong cùi. Họ thấy không có gì thay đổi.

Dù bệnh phong cùi có thể là đại dịch ở một số nơi nghèo nhất thế giới, nhưng nguy cơ lây nhiễm của bạn ít lắm. Nguy cơ nhất là bác sĩ không phát hiện triệu chứng và bạn không điều trị đúng cho đến nơi đến chốn. Dù vậy, bạn vẫn có thể hồi phục. Nếu bạn không sống ở vùng quê của các nước thuộc Thế Giới Thứ Ba, bạn không phải lo gì.

Bác sĩ K. P. Yohannan, sáng lập tổ chức “Tin Mừng cho Á Châu” (Gospel for Asia), nói: “Trong khi bệnh phong cùi có thể bị lãng quên ở nhiều nước trên thế giới, nó vẫn là một thực tế hằng ngày tại nhiều nước Á châu. Bệnh này có thể chữa khỏi bằng nhiều loại thuốc tân tiến. Nhưng nhiều vùng nghèo và biệt lập, nơi có thể phát triển bệnh phong cùi nhiều nhất, lại thiếu phương tiện, phương pháp và kiến thức để phòng ngừa”.

Bác sĩ Yohannan cho biết: “Đối với các bệnh nhân phong cùi ở vùng sâu vùng xa, rất khó có cơ hội chữa trị. Họ phải sống ở các trại phong, bị gia đình và xã hội xa lánh. Chúng tôi đến với họ, gợi niềm hy vọng cho họ, niềm hy vọng chỉ có ở Chúa Giêsu và Tin Mừng”.

Chắc hẳn chúng ta không thể nào quên ĐGM Jean Cassaigne (1895-1973), người sáng lập Trại phong Di Linh (Djiring). Ngài đã sống và chết với các bệnh nhân phong tại trại phong này. Ngài đã sống đúng khẩu hiệu Giám mục của ngài: “Bác Ái và Yêu Thương” (Caritas et Amor).

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tìm Giây Phút Lạc-quan Trong Tuổi Già! (3/9/2015)
Tháng Ba Tím (3/8/2015)
Hàn Mặc Tử (3/7/2015)
Mười Tám Cái Nhất Trong Đời Sống, Thập Bát Thức (3/7/2015)
Xin Dạy Con Biết (3/7/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Giáng Sinh Đầu Tiên (3/6/2015)
Tin/Bài khác
Thượng Đế Và Khoa Học (3/5/2015)
Rằm Tháng Giêng (3/5/2015)
Kính Nhớ Cha P.x Trương Bửu Diệp 2015 (3/5/2015)
Lễ Hội Cutud (3/5/2015)
Gieo Gì, Gặt Nấy (3/5/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768