Vinh quang
Cả ba Tin Mừng nhất lãm đều đặt biến cố Chúa Giêsu
biến hình vào giữa hai lần loan báo trước về cuộc khổ nạn. Điều này rất quan
trọng, bởi vì nó cho
chúng ta hiểu rằng: Cuộc biến hình này có
liên quan trực tiếp tới biến cố vượt qua và như vậy
có nghĩa là vinh quang
mà ba môn
đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan
được chứng
kiến trên đỉnh Taborê hôm nay, báo trước
vinh quang phục sinh của Ngài mai sau.
Tuy nhiên, cuộc
biến hình này, mới chỉ là sự
thay đổi hình dạng bên ngoài, đặc
biệt là sự thay đổi
màu áo, mà
theo thánh
Macrô, trở nên trắng tinh, không có
thợ giặt nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. Còn trong mầu nhiệm phục sinh, Đức Kitô không phải
chỉ thay hình đổi dạng, mà Ngài hoàn toàn
đổi mới.
Thân xác phục sinh của Ngài là thân
xác “có thần
khí”. Bởi đó mà Ngài có thể
đi qua mọi cửa nhà đóng
kín, hay có thể bất thần xuất hiện trên đường Emmau, rồi ngay sau đó lại
xuất hiện tại Giêrusalem. Chính với thần khí đó, mà
hôm nay Đức Kitô hiện diện trong Giáo Hội, trong thế giới và trong
tâm hồn mỗi người tín hữu của
Ngài.
Nhưng điều
đáng cho chúng ta suy
niệm, đó là không một
sự biến hình nào mà
lại không đòi hỏi một sự trả giá. Trong Tin Mừng theo
thánh Luca, Ngài đã hai lần
nhắc đến quy luật này: Đức Kitô phải chịu khổ hình rồi mới vào trong
vinh quang của Ngài. Ở đây, với sự kiện biến hình, Ngài cũng nói với các
môn đệ: Có lời chép
về Con Người
rằng Ngài phải chịu nhiều đau khổ và bị
khinh chê. Vậy thì đã rõ,
mục đích của cuộc biến hình này chính là
giáo dục đức tin cho các môn đệ.
Cũng như Chúa đã
báo trước cho các ông
biết Ngài sẽ phải chịu đau khổ và chịu
chết, thì bây giờ Ngài
cũng cho các ông thấy
trước vinh quang phục sinh của Ngài.
Thật vậy, khác với sự mong đợi
của nhiều người và của chính các môn đệ,
là Đức Kitô sẽ thiết
lập một vương quốc trần gian, nối nghiệp vương đế của nhà Đavít,
Ngài khẳng định rằng Nước của Ngài không thuộc
về thế gian này và
Ngài đến không phải để được
hầu hạ, nhưng đến để hầu hạ và hiến
mạng sống mình làm giá
cứu chuộc cho nhiều người. Cái chết của
Ngài là một
sự dâng hiến, chứ không phải là một thất
bại, đó là một sự
hy sinh tự
nguyện, để
rồi chính Ngài có quyền
phục hồi lại được.
Đó là lý do tại sao Ngài đã
ba lần báo trước về cuộc khổ nạn và phục sinh
của Ngài.
Từ đó chúng ta đi
đến kết luật đó là đừng bao giờ chờ
đợi một cuộc chiến thắng mà không phải trả giá, chờ đợi một sự thành công mà
không đòi đổ mồ hôi, nước mắt và gian
khổ. Nhưng trái lại, cũng đừng bao giờ bi quan thất vọng mỗi khi gặp
phải gian nan thử
thách. Chúa mời gọi chúng ta hãy
vác thánh giá mình mà
đi theo Ngài, nhưng không phải với bộ mặt đưa đám hay với những rên xiết thở than, nhưng với bộ mặt cương quyết rắn rỏi, với thái độ hiên ngang vì tin tưởng
vào lời Ngài đã nói:
Trong thế gian, anh em
sẽ phải gian nan khốn
khổ, nhưng hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian.
|