MÙA CHAY NHỚ
LẠI VAI TRÒ VÀ SỨ MẠNG
CỦA TA TRONG
GIÁO HỘI
Suy niệm của Đức Ông James M. Reinert
(Đan Quang Tâm dịch)
Câu truyện Ápraham sẵn sàng hiến tế con trai mình là Ixaác
đặt toàn bộ việc cử hành Mùa
Chay vào trong một ánh sáng tuyệt
hảo. Thánh Phaolô ám chỉ về câu truyện này trong Thư
gửi tín hữu Rôma. Tuy nhiên, ông
nhắc cộng đồng rằng Thiên Chúa không
những chỉ sẵn sàng hiến tế Con của Người nhưng Người còn “đã trao
nộp vì hết thảy chúng ta”.
Bởi vì hy
tế đó, ta có can đảm
và sự tự tin để biết rằng nếu ta trung
thành, ta không có gì
phải sợ. Thiên Chúa đã làm
tất cả việc này cho chúng ta,
Phaolô viết. Làm sao Người
lại lên án chứ?
Tất cả
điều này được tái củng cố trong câu truyện
Hiển Dung khi Đức Giêsu khích lệ các tông đồ
đừng mất đức tin trong ngày sắp đến.
Trình thuật Hiển Dung trong Phúc âm
Thánh Máccô thực tế chỉ là sự
chép lại từng từ trong Phúc âm
của Thánh Mátthêu và Thánh
Luca. Ngay cả các biến cố dẫn đến sự kiện cũng y hệt.
Điều quan trọng là đặt bài Phúc âm ngày
hôm nay vào trong ngữ cảnh.
Theo Thánh Máccô, sự kiện xảy ra sáu
ngày sau khi Đức Giêsu hỏi các môn đệ:
“Người ta nói Thày là
ai?” Câu trả lời mà Thánh Phêrô
đưa ra cho Người, quen gọi là lời tuyên
tín của Phêrô, “Thầy là Đức Kitô!”, đã đưa Đức Giêsu đến chỗ báo trước
lần thứ nhất về cuộc thương khó, cái chết
và sự phục sinh của Người và vạch ra
các đòi hỏi cho các
môn đệ. Một lần nữa, Đức Giêsu sắp nhắc nhở các môn đệ
và tất cả chúng ta rằng đây
là một bộ phận trong kế hoạch của Thiên Chúa và
từ lúc này trở đi,
trong khi tiếp tục cuộc hành trình lên Giêrusalem,
Người sẽ nói về thập
giá rất nhiều lần.
Nay, sáu ngày sau, Đức
Giêsu đem Phêrô, Giacôbê và Gioan lên
đỉnh núi và Người hiển dung. Chắc chắn đây
là một sự nếm trước về cuộc phục sinh. Hầu như chắc chắn là các
môn đệ vẫn còn tìm
cách để hiểu biết đầy đủ điều Đức Giêsu muốn nói khi bảo
họ: “Người
sẽ bị giết và sau
ba ngày sẽ
sống lại”. Nay họ được
giải thích rõ về lời
nói đó. Họ xem thấy
vinh quang của trời; họ thấy mối liên quan giữa “lề luật” trong Môsê và
các “ngôn sứ” trong Êlia và sứ
điệp mà Đức Giêsu đã và đang
rao giảng.
Trong Chủ
nhật thứ hai này của
Mùa Chay, ta được nhắc đến các vai trò
và trách nhiệm của ta trong Giáo
hội. Tất cả điều này đến với ta bằng sự
đoan chắc rằng đây là một phần
trong kế hoạch của Thiên Chúa, ta
có các nghĩa
vụ với tư cách là
môn đệ và ta có
sự đoan chắc về Nước Thiên Chúa – mà ta
vừa mới nhìn qua – trước hết trong câu truyện Hiển Dung và rồi trong sự phục sinh của Đức Giêsu vào sáng Chúa
nhật Phục sinh.
“Toàn thể dân Chúa
đều có một vai trò
để thực hiện trong khi Giáo Hội
hoàn thành sứ mạng của mình. Bằng các cách thức
khác nhau và thông qua mỗi
thành viên theo các năng
khiếu và cách hành động
thích hợp với ơn gọi của mỗi người, dân Chúa đáp
lại bổn phận công bố và làm
chứng cho Tin Mừng (x. 1 Cr 9,16), trong sự nhận thức rằng “hoạt động truyền giáo là một
công việc của mọi Kitô hữu” (Thông điệp Redemptoris Missio, 2) (Sách Tóm lược
Học thuyết Xã hội Giáo
hội Công giáo, 538).
“Đời
sống cá nhân và xã
hội, cũng như hành động
con người trong thế giới, luôn luôn bị
tội lỗi đe doạ. Tuy nhiên,
“bằng cách chịu khổ vì chúng ta…,
Đức Giêsu Kitô không những
làm gương cho chúng ta
để chúng ta bước theo Người,
mà Người còn mở ra
cho chúng ta một con đường. Nếu đi theo con đường ấy, cuộc sống và cái chết
của chúng ta sẽ được
thánh hoá và mặc một
ý nghĩa mới” (Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes,
22). Trong đức
tin và thông qua các bí tích,
người môn đệ Đức Kitô gắn bó mật thiết
với mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu để con người cũ của mình, cùng với những khuynh hướng xấu, chịu đóng đinh với Đức Kitô. Rồi khi trở
thành thụ tạo mới, họ được ân sủng tăng
sức để có thể “bước
đi trong đời sống mới” (Rm 6,4). Điều này “không chỉ
đúng với các Kitô hữu,
mà còn đúng
đối với mọi người thiện chí, vì ân sủng vẫn đang hoạt động một cách vô hình
trong tâm hồn những người ấy. Vì Đức Kitô đã chết
cho mọi người và vì ai ai
cũng được
mời gọi hưởng chung một định mệnh duy nhất, là định mệnh thần linh, ta phải tin rằng Đức Chúa Thánh Thần
ban cho mọi người khả năng trở thành những người thông phần vào Mầu nhiệm Vượt Qua, bằng phương cách chỉ có Thiên
Chúa biết” (Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 22) (sđd, 41).
|