Giây phút tột đỉnh
Nhà tâm lý học Abraham Maslow kể lại câu
chuyện một người mẹ trẻ tuổi như
sau: "Vào một buổi sáng nọ, cô sửa soạn
bữa sáng cho gia đình của cô. Nhà bếp tràn
đầy những ánh sáng, những đứa con của
cô đang cười đùa và nói năng vui vẻ, và
chồng cô đang đùa giỡn với đứa con út.
Trong khi cô đang trét bơ trên bánh mì và rót nước cam,
ngay lúc đó, cô cảm thấy tràn trề niềm vui
sướng và yêu thương trong gia đình của cô.
Rưng rưng nước mắt, cô đã cảm
động đến nỗi không thể nào nói
được."
Maslow gọi lúc đó là giây phút tột
đỉnh. Nó là những giây phút ngắn ngủi quí báu
chúng ta nhìn thấy những biến cố thông
thường cách siêu thường. Nó là giây phút giống
như là Thiên Chúa chiếu ánh sáng của Ngài vào những
sự vật chung quanh chúng ta và làm cho chúng ta cảm
thấy mình đang nhìn thấy một thế giới khác.
Ý tưởng về
giây phút tột đỉnh giúp chúng ta thấu hiểu
những gì mà Phêrô, Giacôbê và Gioan đã cảm nghiệm mà bài
Phúc Âm hôm nay tả lại. Họ đã cảm nghiệm
được những giây phút tột đỉnh.
Chỉ trong một
vài phút quí báu, họ đã thấy được Chúa Giêsu
trong một hình thức hoàn toàn khác biệt. Chỉ trong vài
phút quí báu, họ đã thấy Thiên Chúa chiếu rọi qua
con người bề ngoài của Chúa Giêsu. Chỉ trong vài
phút quí báu, họ đã nhìn thấy một thế giới
vượt trên thế giới này. Chỉ trong vài phút quí
báu, họ đã thấy từ ngoại diện của Chúa
Giêsu đến những gì bên trong nội diện: Con Thiên
Chúa vinh hiển và tuyệt mỹ.
Điều đó
đưa đến một câu hỏi. Tại sao câu
truyện Phúc Âm về cuộc biến hình của Chúa Giêsu
lại đặt giữa những bài đọc buồn
tẻ ủ rũ của Mùa Chay? Tại sao nó không
được đặt giữa những bài đọc
vui mừng của Mùa Phục Sinh?
Câu trả lời
nằm trong ý nghĩa việc biến hình xảy ra. Nó
xảy ra ngay sau khi Chúa Giêsu nói cho các môn đệ biết
Ngài phải đi lên Giêsusalem chịu đau khổ và
chịu chết.
Khi Phêrô nghe Chúa Giêsu
nói về việc này, ông đã kêu lên: "Xin Thiên Chúa
thương! Những sự đó sẽ không xảy ra cho
Ngài."
Chúa Giêsu liền nói
với Phêrô: "Xéo đi sau Ta! Hỡi Satan! Ngươi là
cớ vấp phạm cho Ta, vì ý tưởng của
ngươi không phải ý tưởng của Thiên Chúa, mà là
của loài người."
Phêrô, Giacôbê, và Gioan
cần có mũi chích tinh thần sau khi cuộc mạc
khải khiếp sợ của Chúa Giêsu.
Có thể đấy
cũng chính là lý do mà Giáo Hội đặt bài đọc
biến hình giữa những bài sầu buồn của Mùa
Chay. Giáo Hội cũng muốn cho chúng ta mũi chính tinh
thần này trước khi xoay sự chú ý của ta
đến cuộc thương khó của Chúa Giêsu trong ngày
Thứ Sáu Tuần Thánh.
Giáo Hội muốn
cho chúng ta một sự gì đó để nhìn vào trong
những giờ đau khổ của cuộc khổ
nạn của Chúa Giêsu và cái chết trên thập tự.
Trong mỗi một
người chúng ta, cũng có một phần của Adong và
một phần của Thiên Chúa.
Như Chúa Giêsu trên
Núi Tabor, chúng ta cũng cảm nghiệm được
những giây phút ngây ngất, khi Thiên Chúa chiếu sáng qua
chúng ta gần như làm cho ta bị loà luôn. Trong những
giây phút này, chúng ta cảm thấy thật là gần gũi
với Thiên Chúa y như là chúng ta cảm thấy chúng ta có
thể với tay chạm đến Thiên Chúa.
Và chúng ta cũng
cảm nghiệm được những giây phút lo
buồn, khi phần của Adong vùng vẫy mãnh liệt,
đến nỗi phần của Thiên Chúa trong ta bị lung
lay và gần chết đi. Chúng ta cảm thấy xa lìa Thiên
Chúa, đến nỗi ta hỏi rằng không biết Thiên
Chúa có hiện hữu hay không.
Trong những giây phút
ngây ngất chúng ta sung sướng trong lời Thiên Chúa Cha
phán với chúng ta những gì mà Thiên Chúa Cha đã phán với
Chúa Giêsu: "Đây là Con Ta tuyển chọn." Những
lúc lo buồn, chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm
những gì Chúa Giêsu đã cảm nghiệm trong vườn
cây dầu: cánh tay Thiên Chúa Cha sẽ nâng đỡ chúng ta.