1. Đức
Phật dạy "mọi
sự là vô thường". Câu này trong Phật giáo có
nghiã là mọi sự đều biến đổi, mọi sự chỉ là tạm bợ, có đó rồi
mất đó; không có gì là trường tồn, không có gì là vĩnh cửu.
Lời dạy đó có đúng không?
Để trả lời câu hỏi đó, tôi xin đưa ra một hình
ảnh cho dễ hiểu:
Một chiếc ôtô được lái bởi anh ‘X’, đi theo lộ trình từ Vũng tầu đến Saigon rồi dừng lại ở Biên hòa. Khi
ôtô khởi hành chạy, ‘A’ đứng ở Vũng tầu nhìn
thấy ôtô và với anh đó
là hiện tại. Nhưng một lúc sau, ‘A’ không còn nhìn thấy
ôtô và với ‘A’ chiếc ôtô đó đã đi qua đời anh, nó đã thuộc về quá khứ của đời anh.
Ngược lại với ‘A’, một
người là ‘B’ đứng ở Saigon. Khi xe ôtô chưa đến Saigon, anh
không thấy ôtô, với anh giây phút đó là tương lai.
(cái
mà ở vị trí của ‘A’ đã là quá khứ, thì ở vị trí của ‘B’ lại là
tương lai)
Đến khi ôtô đến
Saigon và ‘B’ nhìn
thấy ôtô, thì với anh đó là hiện tại. Một lúc sau ‘B’
không nhìn thấy ôtô, và với
anh chiếc ôtô đó đã đi qua
đời anh và nó đã thuộc về quá khứ đối với anh.
Khác với ‘A’và
‘B’, một người là ‘C’,
đứng ở vị trí thật cao, và có tầm mắt có
thể nhìn toàn khu vực: Vùng tàu, Saigon và Biên hòa, thì với ‘C’, anh biết rõ ôtô khởi
hành từ đâu,
đang đi về đâu và chấm dứt ở đâu; với
‘C’, chiếc ôtô luôn ở trong tầm nhìn của anh;
nghiã là với ‘C’, không có quá khứ, cũng không có tương lai, mà luôn ở giây phút
hiện tại.
Qua hình ảnh đó, ‘A’
và ‘B’ có thể là bạn, là tôi, là thái tử Tât Đạt Đa, vì thái tử
cũng bị giới hạn trong không gian và thời gian; dođó, đối với quá khứ khi cuộc đời của chính mình
chưa hiện diện ở trần gian, và đối với
những gì chưa xẩy ra, còn
ở tương lai, thì Tất Đạt Đa cũng hoàn
toàn mù tịt như tất cả chúng ta.
Bằng
chứng:
a- Tất Đạt Đa đã học với một số vị
thầy theo môn phái Yoga, Thiền, Bà La Môn và Ấn Giáo, nhưng những bài học khổ chế đó, đưa
đến tình trạng là sức
khoẻ của ngài bị kiệt sức, tâm trí của ngài thì
bị mù mờ, chính ngài đã xác nhận điều đó.
b- Trước đây Tất Đạt Đa đưa ra luật: “Cấm các môn đệ của Phật không được
đứng khi đi tiểu.”
Vì
luật cấm đó mà nhiều người nghĩ môn đệ của Tất Đạt Đa toàn đàn bà
và con gái? Vì thế, Tất Đạt Đa đã
phải bỏ luật quái gỡ đó. – Xin đọc “Ai chết cho ai? Ai sống cho ai?” và “Tại
sao tôi không ở lại với Phật giáo” của Nguyễn Huệ Nhật. -
c- Tất Đạt Đa đã vay mượn thuyết Luân hồi
của Ấn giáo. Vì thế, Tất Đạt Đa không biết kiếp trước của ngài là
gi? Kiếp kế tiêp của ngài là gì? Tại sao ngài có kiếp đầu tiên? Và ai có
quyền định đoạt sự luân hồi?....
Phật giáo chỉ cho
biết Tất Đạt Đa bị luân hồi liên miên cả ngàn kiếp, mặc dù ngài
không muốn.
d- Nhiều người nghiên cứu Phật giáo đã
biết tôn giáo này có nhiều mâu thuẫn và ảo tưởng, dođó họ đã bỏ Phật
giáo, như: Tiến sĩ Paul
Williams, Học giả Ấnđộ Mashaba, Học giả Đại hàn Choi Nam Sơn, Bác sĩ Chang
Shu Wen, Tu sĩ Phật giáo Avada, Bác sĩ Lert Srichandra, các Đại đức Phật giáo: Huệ Nhật,
Từ Vân, Trí Dũng, Trì Liên, Ngộ Thiện, ni cô Diệu Thiện v.v..
2. Đức Chúa Trời là Đấng Tự Hữu, có
nghiã là không ai tạo dựng Ngài, và Ngài cũng không tạo dựng
chính Ngài, mà Ngài hiện hữu từ đời
đời. Ngài là cội nguồn của mọi tạo vật vô hình và hữu hình,
quyền năng của Ngài ở khắp mọi nơi, vì
thế chỉ có Ngài biết tỏ tường mọi sự.
Đức
Chúa Trời: “Chỉ có Ta là Chúa, không có chúa nào khác. Các ngươi
không được tôn thờ tạo vật nào trước mắt Ta.”
3. Có một linh mục làm phép trừ quỷ, và hỏi thằng
quỷ trong thân xác của người bị quỷ ám: "Mày đã ở trong hoả ngục bao lâu
rồi?"
Thằng quỷ tức giận, đập tay
xuống chiếc bàn gần đó và hét lớn:
"Lúc nào cũng chỉ là lúc
bắt đầu"
(nghiã là mãi mãi phải chịu cực hình trong hoả ngục)
4. Kết
Phật dạy, "mọi sự là vô
thường" là
hoàn toàn sai lầm, vì điều đó quá
xa với sự thật. Sự
thật con người có thân xác mau chết, nhưng có linh hồn bât tử. Sự thật có trần gian là nơi tạm trú, nhưng có thiên đàng là
cõi vĩnh phúc dành cho những ai đặt niềm tin vào Đức Chúa Trời và cố gắng tuân giữ
lề luật của Ngài. Sự thật có hoả ngục
đời đời dành cho ma quỷ và những kẻ chối bỏ Đức Chúa Trời. Sự thật, nếu ngay lúc này, bạn là kẻ chưa trở
về với Đức Chúa Trời, thì đây là cơ hội để bạn trở về với Ngài; bởi
khi linh hồn bạn đã lià thân xác thì lúc đó bạn không còn cơ hội để thay đổi.
Và sự thật những dòng chữ này đuợc viết, vì bạn quan trọng đối
với tôi. Bạn là anh chị em có cùng một CHA ở trên trời với tôi. Tôi không thể
im lặng, khi biết anh chị em của tôi đang đi trên một con đường mà trước mặt là
vực thẳm. Bạn
có thể không nhìn thấy chân tình của tôi, nhưng điều đó không quan trọng. Điều quan trọng đối với tôi là sự sống đời đời
của linh hồn bạn, vì nó có giá trị "vô giá", nghiã là không có gì
xứng đáng để đánh đổi linh hồn của bạn. Tôi không hổ thẹn khi ghi ra đây chân
tình này với bạn; và tôi biết chắc chắn rằng, tôi không thể giấu được điều gì với Đấng Toàn Năng mà tôi tôn thờ. Nếu tôi có ác ý nào khi viết bài này, thì không
có gì ngu xuẩn và nguy hiểm hơn cho sự sống đời đời của linh hồn
tôi, vì Thiên Chúa không tha thứ cho những kẻ có ác ý. Chúng ta vẫn thường nge câu: “Thiên bất dung gian.”
Tôi chỉ trình bầy sự thật.
Sự lựa chọn ở trong tay bạn. Bạn chọn theo Thiên Chúa Toàn Năng hay
bạn chọn theo phàm nhân bất toàn?
NguyễnHyVọng ------------------------------------------------
Một chút
đóng góp nhân đọc bài:
"Mọi sự là vô thường?"
Đây là
bài viết rất hay của
tác giả Nguyễn Hy Vọng. Tác giả nêu thí dụ ông A,B,C cũng rất rõ. Tôi chỉ
nói thêm một chút về “thuyết vô thường” của Phật giáo (PG):
PG nhìn
vạn vật đang hiện diện, đang biến đổi khác đi và đang biến mất. PG nhìn theo
quan điểm và khả năng con người nên có quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong
mắt Thiên Chúa thì không có quá khứ và tương lai mà chỉ có hiện tại, và Thiên
Chúa là Đấng hằng hữu.
PG nhìn vạn vật chuyển biến, không bao giờ dừng lại một lúc nào hay một nơi nào cả,
nó thay đổi từ trong ra ngoài và biến hóa luôn luôn, vì thế không có gì tồn tại
hay là không có gì là hằng hữu. Đó là nói về vạn vật khách quan chứ không phải
là Đấng dựng nên vạn vật, vì PG không tin rằng có một Đấng dựng nên vạn vật.
Về Đức
Phật, thì PG không định nghĩa được là vô thường hay không vô thường. Vì nói Đức
Phật là vô thường thì Đức Phật cũng như mọi loài, mọi thứ không tồn tại. Còn
nói Phật là tồn tại thường hằng hay hằng hữu thì mâu thuẫn với thuyết vô thường.
Vì thế PG cho rằng Phật là không gì hết, không vô thường, không hằng hữu mà chỉ
là “không gì hết” và không ai định nghĩa được.
Và vì "Phật" là "không gì
hết", mà nhiều học giả nghiên cứu về Phật giáo đã bỏ Phật giáo, cũng như
cá nhân tôi không thể chấp nhận những lý luận không có nền tảng của một khối óc
bình thường. Bởi lẽ dễ hiểu; cả cuộc đời người tu sĩ lao nhọc theo Phật giáo,
gõ mõ, tụng kinh, kiêng ăn, giữ luật, thuyết pháp, truyền đạo, làm lành, lánh
dữ v.v.. nhưng cuối cùng "không gì hết" là đích đến hay sao? Nếu
"không gì hết" là đích đến, thì có khác gì con bò, con gà, con vịt..
và cũng giống như những kẻ theo tà thuyết cộng sản vô thần tin rằng, sau khi
chết thì không gì hết.
Sự thật, khi chối bỏ Đấng Tạo Hóa, PG là đã
sai lầm từ căn bản. Do đó mọi cố gắng giải thích, biện hộ cho PG, chỉ càng làm
cho mọi người nhìn thấy PG không có chân lý.
Huệ
Nhật