Cám dỗ
Để bắt đầu phần chia
sẻ hôm nay, tôi xin kể lại trường hợp
vượt ngục rất đặc biệt của
một tù nhân. Đúng thế, ông ta bị nhốt trong
một ngọn tháp thật cao và trong phòng thì lại không có
một phương tiện nào để có thể leo xuống. Vậy ông ta đã
làm gì?
Để vượt ngục, mỗi ngày ông
ta chỉ nhổ có hai sợi tóc và xe
lại với nhau. Sau một thời gian, ông
ta đã làm được một sợi dây bằng tóc khá
dài. Ông ta thả sợi dây tóc ấy
xuống qua cửa sổ nhà tù. Ở dưới,
một người bạn thân đã chờ sẵn. Người bạn này đã buộc một
sợi chỉ dài vào đầu sợi dây tóc. Rồi cuối sợi chỉ, người ấy
lại buộc thêm một sợi dây vải dài.
Cuối sợi dây vải, người ấy buộc
một dây thừng nhỏ và cuối sợi dây thừng
nhỏ, người bạn ấy buộc một dây
thừng to. Sau đó, tù nhân ở trên ngọn tháp cao bắt
đầu kéo lên. Hết sợi dây tóc, thì nắm lấy
sợi dây chỉ. Hết sợi dây chỉ
thì nắm lấy sợi dây vải. Hết sợi dây
vải, thì nắm lấy dây thừng nhỏ. Hết dây
thừng nhỏ thì nắm lấy dây thừng lớn và ông
ta đã dùng dây thừng lớn này để mà vượt
ngục cách an toàn trong một đêm
trời tối.
Kể lại câu
chuyện này, tôi thấy đó cũng chính là
đường lối ma quỉ vốn thường dùng
để cám dỗ chúng ta. Thực vậy, rất ít
khi ma quỉ cám đỗ chúng ta phạm tội trọng
ngay từ lúc đầu. Nếu làm
thế, ma quỉ sẽ khiến cho chúng ta sợ hãi. Nó cứ từ từ mà tiến. Lúc đầu nó chỉ cám dỗ chúng ta phạm
một lỗi nhỏ, rồi sau đó một lỗi
lớn hơn và cuối cùng nó mới dẫn chúng ta
đến tội trọng.
Chẳng hạn
một anh chàng ghiền sì ke. Đâu có phải chỉ
trong một sớm một chều mà đã ghiền như
dân chuyên nghiệp. Lúc đầu nó cám
dỗ anh ta lân la với những người bạn
xấu, rủ rê anh làm thử một điếu cho
biết mùi đời. Sau một
điếu, rồi hai điếu, rồi ba điếu,
để cuối cùng trở thành dân ghiền lúc nào cũng
không hay biết. Chợt tỉnh và hối tiếc thì
cũng đã quá muộn: Trót vì tay đã
nhúng chàm, dại rồi còn biết khôn làm sao đây.
Ma quỉ cũng
cứ từ từ mà tiến. Nó không bao giờ cám
dỗ chúng ta làm hai điều xấu cùng một lúc.
Trai lại, sau khi cám dỗ chúng ta làm điều này, nó
vẫn còn đủ thời giờ cám dỗ chúng ta lài
điều kia. Từ cám
dỗ này, nó đưa chúng ta đến cám dỗ khác và
những cám dỗ khác nữa. Cứ
thế tiếp tục cho đến khi chúng ta phạm
tội trọng.
Chẳng hạn nó
cám dỗ một người rơi vào vòng cờ bạc. Sau khi
đã mê cờ bạc, thì về nhà sẽ đánh vợ
chửi con, làm cho gia đình bị tan nát. Và nếu gia đình nghèo, không có tiền để
tiếp tục cuộc chơi, thì sẽ sinh ra gian tham và
trộm cắp.
Suy nghĩ về
trường hợp của Chúa Giêsu, chúng ta thấy ma
quỉ cũng áp dụng một chiến thuật như
thế. Nó không cám dỗ Ngài quì xuống thờ
lạy Satan ngay lúc đầu. Trái
lại, cám dỗ thứ nhất nó bảo Ngài làm phép
lạ khiến những hòn đá trở nên bánh, để
khơi dậy những ước muốn về của
cải vật chất. Cám đỗ
thứ hai nó bảo Ngài gieo mình xuống khỏi nóc
đền thờ, để khơi dậy những
ước muốn về quyền hành. Và
sau cùng nó mới bảo Ngài quì xuống thờ lạy nó,
để khơi dậy sự chối bỏ Thiên Chúa.
Đối với
chúng ta cũng vậy, nó không cám dỗ chúng ta ăn
cắp một món tiền lờn, khi chưa đưa chúng
ta vào thói quen ăn cắp lặt vặt, như tục
ngữ đã bảo: Bé không vin, cả gẫy ngành. Bé ăn cắp một trái trứng, thì lớn
lên sẽ ăn cắp một con bò.
Bởi đó,
đừng khinh thường những sai lỗi nhỏ
mọn. Rất có thể vì những sai lỗi
nhỏ mọn hôm nay mà ngay mai chúng ta sẽ quay phản
bội cùng Chúa.
|