THỞ BỤNG ĐỂ
CHỮA BỊNH
Nguyễn Khăc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học đại học y khoa Hà nội, rồi
sang Phap tiêp tục học, tôt nghiệp bác sĩ nhi khoa năm 1941. Năm 1942 ông bị lao phổi nặng,
điều trị tại bịnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó bịnh
lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948 ông phải chịu mổ 7 lần, căt bỏ 8 cái xương sườn, căt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và
một phần ba lá phổi bên trái. Cac bac sĩ Phap bảo ông chỉ có thể
sống độ hai năm nữa.
Trong thời gian nằm chờ chêt, ông đã tìm ra phương phap thở để tự
chữa bịnh, và kêt quả ông đã sống đến tuổi 85 mới chêt. (1997),
nghĩa là
sống thêm được 50 năm, hoạt động tich
cực, năng nổ trong nhiều lãnh vực. Chuyện khó tin nhưng có thật.
Tôi may mắn được quen biêt ông trong nhiều năm. Với tôi, ông vừa là
đồng nghiệp, là đàn anh và cũng là người thầy. Ông là một bac sĩ
đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rât nhiệt
tâm. Ông là cố vấn bộ môn Tâm Lý Xã Hội học do tôi phụ trach tại
trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế thành phố – nay là Đại
học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – ngay từ ngày mới thành lập –1989-
Ông thường trao đổi với tôi điều này điều khac, về công việc viêt
lach, giảng dạy nhiều lần về phương phap thở dưỡng sinh của ông, trao
đổi không chỉ về cơ thể học, sinh lý học mà cả về tâm lý học, đạo học.
Có lần ông mở áo cho tôi xem mấy vêt mổ vẫn chưa hoàn toàn liền lạc
trên ngực ông. Lần khac ông lại cao
hứng vén bụng bảo tôi thử đánh mạnh vào bụng ông xem sao.
Tôi phục ông ốm nhom, ốm nhach mà làm việc thật dẻo dai bền bỉ,
gần như không biêt mệt mỏi.
Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm
việc...thấy uể oải, hụt hơi, thì
một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung
tich sống” như ông lại vẫn ung dung thư thái.
Ông cười tiêt lộ với tôi, những buổi họp dong dài, vô bổ, ông chỉ ngồi thở nhờ thế mà ông không bị stress,
không bị mệt. Ông nói sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để
lại không phải là những tac phẩm văn học, triêt học này nọ, mà chính
là bài vè dạy thở chỉ có 12 câu của ông.
Trươc kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chứ chẳng thực hành. Cho
tới ngày tôi bị vố tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, luc đó
tôi mới thử đem ra ap dụng. Qủa có điều kỳ diệu. Nó làm cho tôi
thảnh thơi hơn, it nhọc mệt hơn và sức khoẻ tôt hơn. Trong thời gian
dưỡng bịnh, cac bạn đồng nghiệp thương tình, cho rât nhiều thuôc, nhưng
tôi chỉ chọn thuôc thật sự cần thiêt vì đang ap dụng phương phap thở
để tự chữa bịnh cho mình.
Phương phap thở của bac sĩ Nguyễn Khăc Viện thực ra không phải cái
gì hoàn toàn mới. Nó chỉ là sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga,
tai chi, dưỡng sinh...của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh
lý học hô hâp hiện đại của một người thầy thuôc.
Dưới đây là bài vè 12 câu của bac sĩ Nguyễn
Khăc Viện:
Thot bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bât động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gâp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Luc nào cũng được.
“Thot bụng thở ra” được nói đến đầu tiên vì thở ra quan trọng hơn
ta tưởng. Thở ra giup làm sạch cac hôc phổi, nơi khí dơ dễ đọng lại.
Đặc biệt với những người bị xuyễn, bị bịnh phổi tăt nghẽn mãn tính
–COPD- càng cần tập luyện thì thở ra.
Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, hai lá phổi là một khối đặc, im
lìm không hoạt động, như chiếc dù xêp chặt
trên lưng, khi người nhảy dù tung ra khỏi phi
cơ, thì dù mới tự động bung ra, bọc gió. Đứa bé “tung mình” ra khỏi
lòng mẹ, hai lá phổi cũng bung ra như vậy do không khí tự động lùa
vào, đó chính là hơi thở vào đầu tiên. Tiếng khoc chào đời lúc đó
chính là hơi thở ra đầu tiên của bé, chứng tỏ hệ hô hâp đã được “lăp
đặt” xong , đã khởi động tôt sẽ “bảo hành” cho đến khi tăt thở, miễn
là trong quá trình xử dụng biêt “bảo trì”. Cach bảo trì tôt nhât vẫn
là đừng đưa bụi, khói – thuốc lá – vào lâp cac đường hô hâp lớn nhỏ
khiến ta phải thở khò khè, thở cà giựt, thở cà hược về sau ..là
được.
Sự hô hâp xảy ra ở từng tế bào của cơ thể chứ không phải ở hai
lá phổi. Phổi thực chât là một cái bơm, bơm khí vào ra “phình xẹp”
vậy thôi. Để cho cái máy bơm đó làm việc tôt thì cần biêt một chut
về “cơ chế” của nó. Lồng ngực là cái xy lanh – cylindre -, còn pit
tông – piston- chính là cơ hoành , một băp thịt lớn nằm vắt ngang giữa
bụng và ngực. Khi cơ hoàng thụt lên, thụt xuống – như cái bể lò rèn-
thì khí được hut vào, đẩy ra ở phổi.
Cơ hoành nhính lên, nhich xuống 1cm
đã hut
hoặc đẩy được 250 ml không khí. Vậy mà cơ
hoành có thể nhich lên xuống đến 7cm.
Tóm lại
chính cơ hoành ở bụng mới là cơ hô hâp chính, đảm trach hơn 80% sự thông khí. Dođó thở bụng là cach thở sinh lý
nhât, tự nhiên nhât. Cho nên trong bài vè tập thở ta thấy nói “thot
bụng”, “phình bụng” mà không hề
nói đến ngực chut nào là vậy. Cứ quan sat một bé đang ngủ ngon lành
thì biêt. Nó thở bằng bụng chứ không thở bằng ngực. Chỉ có cái
bụng nó là phình lên xẹp xuống, đều đều, nhẹ nhàng mà thôi.
Bac sĩ Dean Ornish, tac giả cuốn sach nổi tiếng Program for Reversing
Heart Disease – Chương trình phục hồi
bịnh tim- hướng dẫn cach thở bụng đơn giản, dễ làm: đặt một tay lên
bụng, khi thở vào thở ra, ta thẩy bàn tay mình nhich lên, nhich xuống nhịp nhàng là được.
Ngày nay ở Tây phương, rât nhiều trung tâm dạy thiền , khí công,
yoga...để chữa bịnh cũng chủ yếu là dạy cach thở bụng. Cac phương
phap trị liệu nổi tiếng của cac bac sĩ như Dean Ornish, Deepak Chopra
v.v. căn bản cũng không ngoài cach thở bụng. Phương phap thở bụng không
chỉ chữa một số bịnh tim mạch, hô hâp, tiêu hóa... mà còn làm cho tâm
được an, giảm stress trong cuộc sống hiện tại. Phải tập luyện từ 6 tháng trở lên mới thành thói quen và thấy hiệu qủa.
BS Đỗ Hồng Ngọc