Niềm vui
tròn đầy.
(Suy niệm của John W. Martens - Lm GB. Văn Hào
chuyển ngữ)
Vừa đi khỏi, anh đã bắt
đầu rao truyền và loan tin ấy khắp nơi ( Mc
1,45)
Trong tác phẩm “Bàn về sự
nhiễm uế và tội lỗi trong nền văn hóa Do
Thái cổ đại”, tác giả Jonathan Klawans đã nêu ra
sự khác biệt giữa sự nhiễm uế do tội
lỗi, và sự nhiễm uế do tập tục. Sự
nhơ uế mang tính luân lý gồm những tội như
ngoại tình và giết người, hàm ngậm những
hành vi tội lỗi và dơ bẩn. Còn sự nhơ
uế do phong hóa mang tính tập tục bao gồm những
tiến tình tự nhiên, như việc sinh nở, hành vi giao
phối vợ chồng, chu kỳ kinh nguyệt của
phụ nữ v..v.. Những quy trình tự nhiên này không liên
quan gì đến hành vi tội lỗi cả. Bệnh phong
hủi, là một trong những bệnh ngoài da vẫn
được người ta xem như một thứ
nhơ uế, nhưng chỉ mang tính phong hóa theo tập
tục thời bấy giờ mà thôi.
Cho dù một người mắc
bệnh ngoài da, như những người bệnh phong,
sẽ không bị kết án là có tội, nhưng theo sách Lêvi
“ người đó vẫn bị coi là nhơ uế bao lâu
còn mang bệnh tật trong người. Họ phải
sống một mình, tách khỏi lều trại nơi
cộng đồng sinh sống (Lv 13,45-46)”. Nhiều
người nhiễm bệnh phong hủi còn bị cắt
đứt sự tương giao hoàn toàn, cả về
mặt xã hội và cả trong đời sống tôn giáo.
Những sự nhiễm uế khác theo tập tục,
như sinh nở, kinh nguyệt, chỉ kéo dài một
thời gian ngắn, thường một ngày hay một
tuần, nhưng cách riêng nhiễm uế do bệnh cùi có
thể trở thành vĩnh viễn suốt cả một
đời người.
Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi
một người phong hủi đi tìm kiếm và
đến gặp Đức Giêsu. Anh ta nài xin Ngài giúp anh ta
trở lại hòa nhập với cộng đồng. Qùy
gối trước mặt Đức Giêsu, anh ta khẩn
xin tha thiết với một ước muốn giản
đơn “ Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi
được sạch”. Mặc dù bệnh nhân không nài ép
Chúa với một cung điệu ai oán và trang trọng,
nhưng anh ta bày tỏ mong ước với một
động thái xác quyết và tin tưởng, vì “ Ngài có
thể làm việc này”. Đây là một thái độ
biểu tỏ đức tin. Anh ta tin tưởng tuyệt
đối vào quyền năng của Đức Giêsu và tín
thác nơi lòng trắc ẩn của Ngài.
Đức Giêsu chạnh lòng
thương đối với bệnh nhân. Marcô sử
dụng hạn từ Splanchnizomai trong tiếng Hy lạp,
diễn tả một tình cảm sâu xa, một sự
thương cảm và yêu thương dạt dào. Trái tim
của Đức Giêsu đã lay động trước
hoàn cảnh bi thương của người bệnh và
Ngài giơ tay chạm vào anh ta. “Ngài nói: Tôi muốn, anh hãy
được sạch. Lập tức bệnh phong hủi
biến mất và anh ta được lành sạch (Mc 1,42)”.
Khi chạm vào người cùi, Đức Giêsu có làm
điều gì sai trái không? Chắc chắn không và tuyệt
đối không. Cho dù bệnh cùi là căn bệnh lây lan, và
luật Do Thái vẫn coi sự sờ chạm đến
bệnh nhân là một sự nhiễm uế, nhưng sự
nhiễm uế này hoàn toàn không phải do tội lỗi. Khi
Đức Giêsu chạm đến người cùi
để chữa lành cho anh ta, có thể đó là một
hành vi phản khoa học, khiến dễ bị lây
nhiễm, nhưng tuyệt đối nơi Ngài không
thể có sự nhiễm uế. Động thái này có
nghĩa là gì? Chúng ta thấy Đức Giêsu vẫn cẩn
thận tuân thủ lề luật và Ngài không tỏ ra khinh
suất lề luật chút nào.
Sau khi bệnh nhân đã hoàn toàn
được lành lặn, Đức Giêsu nghiêm giọng
đuổi anh ta đi ngay và còn căn dặn kỹ
lưỡng “ Đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy
đi trình diện tư tế và vì anh đã
được lành sạch, thì hãy dâng những gì Môsê đã
truyền để làm chứng cho người ta biết
(Mc 1,44). Sự đồng cảm của Đức Giêsu
được thể hiện không phải bằng một
cái ôm hôn thắm thiết để chúc mừng anh ta, vì anh
được trở lại hòa nhập với cộng
đồng. Nhưng, Ngài nói với người
được chữa lành là hãy đi thực hành những
gì mà luật Môsê dạy bảo, như đã viết trong
sách Lêvi 14,1-32. Bệnh nhân sau khi được lành
bệnh, phải thực hiện điều luật,
để được đón nhận trở lại
hội nhập với cộng đồng. Vị tư
tế sẽ còn phải kiểm tra, như sách Lêvi đã
dạy, và sự kiểm tra này kéo dài suốt cả
tuần lễ. Anh ta đang trên đường để
tái hòa nhập, và lúc Đức Giêsu chữa lành cho anh ta, anh
ta vẫn chưa có thể trở lại với cộng
đồng một cách hoàn toàn lúc bấy giờ.
Nhưng tại sao Đức Giêsu
lại nghiêm giọng bảo anh ta đừng nói gì cho ai
biết? Có phải thực sự Đức Giêsu mong
muốn người bệnh đã được chữa
lành phải câm lặng tuyệt đối hay không? Có
phải bệnh nhân sau khi được lành sạch
sẽ không nói cho vị tư tế biết ai đã
chữa lành cho mình?
Sứ mạng cứu thế của
Đức Giêsu là mời gọi mọi người
tiến vào Vương quốc Nước Trời, thế
thì tại sao Ngài lại nghiêm cấm người vừa
được chữa lành do quyền năng của Ngài
lại phải câm nín? Người được
Đức Giêsu cứu chữa chắc chắn không thể
im miệng được. Anh ta ra đi và bắt
đầu công bố cho mọi người, quảng bá
rộng khắp tin vui mà mình mới được lãnh
nhận. Vì vậy số người đến tìm gặp
Đức Giêsu ngày càng đông đến mức độ
Ngài không thể công khai vào thành nào, mà chỉ có thể ở
lại những nơi hoang vắng ngoài thành ( Mc 1,45) .
Dường như có sự mâu thuẫn
và đối kháng giữa chỉ thị của Đức
Giêsu cấm người bệnh đừng nói gì với
ai, với sứ mệnh quảng bá Vương quốc
Nước Trời. Trong Tin mừng Marcô, chúng ta thấy
nhiều lần Đức Giêsu đã nói như vậy. Các
học giả kinh thánh gọi đó là “Bí mật Thiên Sai”.
Một đàng, Đức Giêsu mời gọi mọi
người hãy bước theo Ngài và Ngài đã chữa lành
các bệnh nhân một cách công khai, một đàng lại có
vẻ như Ngài muốn bịt miệng các chứng nhân,
cấm họ nói bất kỳ điều gì. Có phải
đây là một sự đánh đố mang tính tâm lý mà
Đức Giêsu khởi xướng, hay chỉ là một
kỹ xảo chơi chữ theo kiểu văn
chương mà Marcô đã sử dụng?
Các học giả cho chúng ta thấy thái
độ phản ứng của bệnh nhân
được chữa lành nói lên câu trả lời cho
vấn nạn này. Niềm vui Tin Mừng vọt trào nơi
tâm hồn những con người mà Đức Giêsu đã
sờ chạm đến, phải được công
bố và được nhân rộng. Niềm vui đó
cần được sẻ chia, cần được
quảng bá rộng khắp cho mọi người.
Người cùi trong bài Tin Mừng hôm nay đã chu toàn
những gì lề luật đòi hỏi, nhưng anh ta
biết rằng mình không thể câm lặng, ôm giữ cho
riêng mình niềm vui sung mãn và ngập tràn đó. Sau khi đã
trải nghiệm sự vui mừng lớn lao vì
được thụ lãnh quyền năng chữa lành
của Đức Giêsu, anh ta ra đi và nói cho mọi
người biết. Đây là hình mẫu và là chân dung
của một nhà truyền giáo đích thực, mà mỗi
người chúng ta cần phải sao chép.
|