Cử chỉ
So với những
cử chỉ lớn lao, thì những
cử chỉ nhỏ bé lại có thể giúp chúng ta thấu
hiểu hơn về tính cách của một con
người. Những điều lớn lao
chứng tỏ cho chúng ta về sức mạnh nơi
một con người. Còn những
điều nhỏ nhoi lại cho chúng ta thấy
được bản tính nhân loại nơi một con
người. Chúng ta có được ví dụ rất
tốt đẹp này trong bài Tin Mừng hôm nay. Đó là cử chỉ của Đức Giêsu, qua
việc Người đụng chạm vào kẻ bị
phong hủi, trước khi chữa lành cho anh ta.
Mặc dù tự thân sự đụng chạm là một
điều nhỏ bé, nhưng trong bối cảnh này,
đó là một việc làm lớn lao.
Chính những cử chỉ nhỏ bé giống như
vậy, lại khẳng định được nhân cách
và giá trị của con người.
Ngày nay, người
ta không còn sợ hãi bệnh phong hủi như trước
đây.
nếu người nào bị lây
nhiễm căn bệnh này, mà được điều
trị kịp thời, thì họ có thể hoàn toàn khỏi
bệnh, và không ai biết rằng họ đã từng
bị mắc bệnh. Trong Kinh Thánh qua các thời kỳ,
bệnh phong hủi là một trong những căn bệnh
đáng sợ nhất. Đối với dân chúng thời
đó bệnh phong hủi tương tự như căn
bệnh AIDS đối với chúng ta ngày nay.
Người mắc
bệnh phong hủi bị cấm không được
sống chung với cộng đồng,
để bảo vệ cho cả cộng đồng
khỏi bị lây nhiễm. Những người phong
hủi cũng bị loại ra khỏi những sinh
hoạt tôn giáo, bởi vì họ bị coi là những kẻ
không tinh sạch theo lễ nghi, và không ai
dám liên lạc với họ. Do đó, họ là những
kẻ sống ngoài lề xã hội và tôn giáo. Họ bị
mọi người ruồng rẫy, khinh miệt và người
ta tin rằng họ bị chính Thiên Chúa cũng ruồng
rẫy, khinh miệt nữa. Nếu muốn
công bố là đã khỏi bệnh, họ phải trải
qua một lễ nghi thanh tẩy, trước khi
được chấp nhận trở lại với
cộng đồng.
Đức Giêsu
biết tất cả những điều này. Tuy
nhiên, Người đã vượt qua những cấm
đoán của xã hội và tôn giáo. Đức
Giêsu cho phép người phong hủi lại gần
Người. Thế rồi Người
đã làm một điều mà không ai ngờ. Người tiến đến gần,
đụng chạm vào người phong hủi,
trước khi chữa lành cho anh. Tại
sao Người lại dám làm một điều mà lề
luật cấm đoán? Sự đụng chạm
đó cho thấy lòng thương xót lớn lao
của Đức Giêsu đối với người
sống ngoài lề xã hội, kẻ tội lỗi và
người đau khổ.
Người
đụng chạm vào người phong hủi, để
có thể chứng tỏ rằng tất cả mọi sự
đều tinh sạch đối với người mà
tự bản thân họ đã tinh sạch. Sự
không tinh sạch bên ngoài không hề làm mất đi sự
tinh sạch của tâm hồn. Người
đụng chạm vào anh ta, để dạy cho chúng ta
rằng không được khinh miệt bất cứ ai,
và coi họ như là những kẻ đáng thương,
bởi vì nỗi đau đớn thể xác của
họ. Người đụng chạm vào các
thương tích của con người, không phải
để cho các thương tích đó có thể dính
chặt vào Người, mà là để Người có
thể trừ khử chúng ta ra khỏi người đang
bị đau đớn.
Đối với
người phong hủi, cử chỉ đơn giản
đó mang ý nghĩa của cả một thế giới. Nỗi
đau khổ tệ hại nhất của người
phong hủi không phải là tự thân căn bệnh, mà là
nỗi đau đớn vì bị tất cả mọi
người ruồng rẫy. Khi đụng chạm
vào người anh ta, Đức Giêsu đem đến cho
anh một dấu hiệu của sự đón nhận, và
sửa đổi nơi anh ý tưởng rằng mình không
tinh sạch, vô giá trị, không là gì cả, chỉ là một
con người bỏ đi mà thôi.
Đức Giêsu
đã có sự hiểu biết lớn lao,
và có cảm xúc đối với những người
đau khổ, Oscar Wilde nói về điều này như sau;
“Đức Giêsu
đã thấu hiểu bệnh phong hủi của
người phong hủi, sự tối tăm của
người mù, sự bất hạnh do thói tự mãn
của những kẻ sống theo lạc thú, sự nghèo
nàn đến kỳ lạ của những kẻ giàu có,
sự thèm khát có thể dẫn con người đến
tình trạng uống cả những giòng nước bùn
lầy”.
Đức Giêsu
nhấn mạnh đến khả năng thương xót
của chúng ta. Người thách đố suy
nghĩ của chúng ta về lòng yêu mến. Mỗi
người chúng ta đều có khả năng yêu
thương lớn lao. Thật
đáng tiếc là chúng ta thường không sử dụng
đến khả năng yêu thương đó. Chúng ta có được khả năng này trong
sức mạnh của chúng ta, để tiếp cận
được với những người đang
phải chịu đựng nỗi đau đớn
của cảnh bị ruồng rẫy. Chúng ta có
thể nhen nhúm lại niềm hy vọng, mang lại
niềm say mê vui sống nơi người khác, và rồi
từ đó, chúng ta phản ánh được một cách
mờ nhạt về lòng thương xót vô biên của Thiên
Chúa.
Khi nhìn vào Đức
Giêsu, chúng ta nhận ra được cách cư xử, mà
một cộng đoàn Kitô hữu nên có, đối với
những kẻ tội lỗi và những người
bị xã hội ruồng bỏ. Trong
thời đại của chúng ta, ai là những
người phong hủi (sống ngoài lề xã hội)?
Chúng ta đã nhận biết được
cách cư xử của Đức Giêsu đối với
họ. Vậy chúng ta phải cư
xử với họ ra sao? Và theo
mức độ con người, mỗi người chúng
ta đều đã được Đức Kitô thanh
tẩy trong phép Rửa tội, và chúng ta cần phải loan
truyền tin vui.
|