Ai là người đồng thời với
người phong cùi?
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’)
Căn bệnh cùi đã lây nhiễm
rất nhiều trong xã hội thời bấy giờ. Vào thời Chúa Giêsu căn bệnh này
thì đáng sợ nhất trong mọi thứ bệnh
tật. Những khuôn mặt bị tàn phá của nạn
nhân đã cưỡng bách họ phải sống trong vùng
hoang mạc xa cách gia đình và bạn bè,
họ không còn xứng đáng thờ lạy một cách công
khai nữa.
Khi người phong cùi tiến
đến gặp Chúa Giêsu để tìm sự chữa lành,
ông ta đã ra ngoài giới hạn của mình. Ông không được
phép rời khỏi chỗ lưu đày của mình
để đến nơi dân chúng tụ họp lại.
Ông là một người đã bị xã
hội ruồng bỏ. Đúng hơn khi yêu cầu
sự giúp đỡ của Chúa Giêsu, ông ta đã kêu lên: “Tôi
bị ô uế, tôi bị ô uế” và như vậy là không ai
dám đến gần ông ta.
Đoạn Phúc Âm ngày hôm nay thì rất
đặc biệt, không những Chúa Giêsu tiếp đón
người đàn ông đó; mà thật sự Ngài còn
đưa tay ra và đụng đến ông. Ngài
không xua đuổi, khinh bỉ người đàn ông
biến dạng khốn khổ này. Và
hơn thế nữa, Chúa Giêsu đã kêu xin một quyền
lực cao hơn của luật Lêvi là bất cứ ai
đụng đến người hủi là người
không thanh sạch và như thế có nghĩa là người
không xứng đáng làm việc thờ lạy. Chúa Giêsu đã ngấm ngầm loại bỏ
điều luật như vậy và Ngài tuyên bố
đức Ái cao hơn tất cả các việc khác. Ngài nói với người hủi hãy đi trình
diện với tư tế ở đền thờ
để vị tư tế tuyên bố ông đã
được sạch bệnh hủi và chấp nhận
cho ông trở lại việc thờ phượng công khai.
Ngài muốn thay đổi thái
độ của chúng ta hướng đến những
người hủi và những người bị loại
bỏ trong xã hội.
Chúng ta cần phải chấp nhận một thách
đố từ Chúa Giêsu, không nhìn những người
hủi như là chưa bao giờ nhìn thấy, nhưng hãy
nhìn những người đó với tất cả sự
quan tâm bởi họ đã bị những người cùng
thời khinh miệt.
Căn bệnh đáng sợ nhất
trong thời đại của chúng ta là bệnh Siđa,
một cách nào đó như là bệnh hủi trong thời
đại chúng ta bây giờ. Một số người
nhanh chóng kết án bất cứ
người nào lây nhiễm HIV, làm như đó là một
sự xuống cấp của luân lý, đi xa hơn nữa
có thể nói Thiên Chúa đã phạt họ, rằng họ phải
chịu như vậy thì đáng lắm, Chúa Giêsu không
hỏi người cùi về đạo đức của
ông. Người không làm một xét đoán nào
về ông ta ngay cả khi Ngài đọc được
nỗi lòng của ông. Chúa Giêsu biết Cha của
Người là Thiên Chúa nhân từ và hay tha thứ và Chúa Giêsu
đã đến để trợ giúp người phong
hủi này. Điều đó nói với chúng ta
thái độ mà chúng ta phải trở thành.
Một số người bạn
của chúng ta muốn người ngoại quốc ra
khỏi đất nước của mình. Thái độ đó
của họ chính đáng khi xem những người dân
nhập cư như tội nhân, bởi vì họ hay xem
thường và hay phá luật. Giáo Hội không bào
chữa cho bất kỳ hành động bất công hay thô
bạo nào, nhưng Giáo Hội vẫn lấy Chúa Giêsu làm
gương mẫu đức ái thì cao hơn bất cứ
luật nào khác.
Một số người nhìn vẻ
khinh miệt trên những người lãnh tiền trợ
cấp, họ là những bà mẹ không kết hôn, họ
rất nhanh chóng dè bỉu các phần từ khác trong nòi
giống hoặc quốc gia có điều gì hơn bản
thân họ. Có
ai lắng nghe Phúc Âm rồi lại khinh bỉ người
khác không? Có người nào theo Chúa
Giêsu trong hành trình nhân từ và thương xót của
Người để rồi đối xử với
người khác cách khinh bỉ không? Có người nào
cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha: “Xin tha tội cho
chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, mà
lại kết án người khác không?
Ngày nay ít người mắc bệnh
hủi nhưng lan tràn giữa chúng ta là
căn bệnh oán ghét, tự cho mình là công chính và loại
bỏ những người bạn của mình, những
người có lương tâm không thể có những tinh
thần đó, nó xa lạ với những người theo
Chúa Giêsu.
|