MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bí Tích Thống Hối Hay Giao Hòa
Thứ Tư, Ngày 11 tháng 2-2015
BÍ TÍCH THỐNG HỐI HAY GIAO HÒA


296.  Bí tích này được gọi như thế nào ?

Bí tích này được gọi là Bí tích Thống hối, Giao hòa, Tha thứ, Xưng tội và Sám hối. 

297.  Tại sao lại có một Bí tích Giao hòa sau Rửa tội ?

Vì đời sống mới trong ân sủng, được lãnh nhận khi lãnh Bí tích Rửa tội, không tiêu hủy sự yếu đuối của bản tính con người, cũng như sự hướng chiều theo tội lỗi (có nghĩa là dục vọng, concupiscentia), nên Đức Kitô đã thiết lập Bí tích Giao hoà để những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội có thể ăn năn trở lại một khi họ xa lìa Người vì tội lỗi.  

298. Đức Kitô thiết lập Bí tích này khi nào ?

Đức Kitô sống lại đã thiết lập Bí tích này khi Người hiện ra với các Tông đồ vào chiều ngày Phục sinh và nói với họ : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần; anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ  ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23). 

299.  Những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội có cần phải hoán cải hay không ?

Lời kêu gọi hoán cải của Đức Kitô luôn vang vọng trong đời sống những người đã lãnh Bí tích Rửa tội. Việc hoán cải này là một cuộc chiến đấu liên tục của toàn thể Hội thánh, tuy có đặc điểm là thánh thiện, nhưng lại bao gồm các tội nhân. 

300. Thống hối nội tâm là gì ?

Là biểu hiện của “tâm hồn tan nát” (Tv 50 [51],19), được ân sủng thần linh thúc đẩy để đáp lại tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Lòng thống hối bao hàm sự đau khổ và quay lưng lại với tội lỗi đã phạm, quyết tâm trong tương lai sẽ không phạm tội nữa và tin tưởng vào sự trợ giúp của Thiên Chúa. Lòng thống hối được dưỡng nuôi bằng niềm hy vọng vào sự thương xót của Thiên Chúa.  

301.  Việc thống hối trong đời sống người Kitô hữu được diễn tả dưới những hình thức nào ?

Việc thống hối được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt qua việc ăn chay, cầu nguyện, bố thí. Các hình thức thống hối này, và nhiều hình thức khác, có thể được người Kitô hữu thực hành trong đời sống hằng ngày của họ, đặc biệt trong Mùa Chay và ngày thứ sáu là ngày sám hối. 

302.  Các yếu tố chính yếu của Bí tích Giao hòa là gì ?

Có hai yếu tố chính : hành vi của người sám hối, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, và lời xá giải của linh mục, nhân danh Đức Kitô, trao ban ơn tha thứ và xác định cách đền tội.  

303.  Hối nhân phải có những hành vi nào ?

Những việc hối nhân phải làm là : xét mình cẩn thận; ăn năn tội cách trọn khi phát xuất từ lòng yêu mến Chúa và cách không trọn khi dựa vào những động lực khác, và quyết tâm không tái phạm nữa; xưng tội, tức là xưng thú tội lỗi với linh mục; đền tội, tức làm một số việc thống hối mà cha giải tội ấn định để đền bù những hậu quả do tội gây ra. 

304.  Phải xưng những tội nào ?

Chúng ta phải xưng tất cả các tội trọng nhớ được mà chưa xưng sau khi đã xét mình cẩn thận. Việc xưng thú các tội trọng là phương tiện thông thường duy nhất để được ơn tha tội.  

305.  Khi nào phải xưng thú các tội trọng ?

Mọi tín hữu khi đến tuổi khôn buộc phải xưng các tội trọng của mình ít nhất một năm một lần và, trong mọi trường hợp, phải xưng các tội trọng trước khi rước lễ.  

306.  Tại sao khi xưng tội cũng nên xưng thú các tội nhẹ ?

Hội thánh tha thiết khuyên chúng ta xưng thú các tội nhẹ, mặc dầu điều này không phải là cần thiết theo nghĩa hẹp, bởi vì việc xưng thú như vậy giúp tạo nên lương tâm ngay thẳng và giúp chiến đấu chống lại những hướng chiều về đàng xấu, để chúng ta được Đức Kitô chữa lành và được tiến triển trong đời sống theo Thánh Thần.   

307.  Ai là thừa tác viên Bí tích này ?

Đức Kitô đã ủy thác thừa tác vụ Giao hòa cho các Tông đồ của Người, cho các Giám mục kế nhiệm các ngài, và cho các linh mục, là những cộng tác viên của Giám mục. Như vậy, tất cả các vị ấy trở thành khí cụ của lòng thương xót và sự công chính của Thiên Chúa. Các ngài thực thi quyền tha thứ các tội lỗi nhân danh Cha, Con và Thánh Thần. 

308.  Việc tha thứ một số tội được dành riêng cho ai ?

Việc xá giải một số tội đặc biệt nghiêm trọng (như những người bị vạ tuyệt thông) được dành riêng cho Tòa thánh hay vị Giám mục sở tại hay một số linh mục được các ngài ủy nhiệm. Trong trường hợp nguy tử, bất kỳ linh mục nào cũng có thể xá giải bất cứ tội lỗi hay vạ tuyệt thông nào.  

309.  Cha giải tội có bị ràng buộc với bí mật tòa giải tội hay không ?

Vì sự tế nhị và cao cả của thừa tác vụ này và vì phải tôn trọng những người xưng tội, mọi cha giải tội buộc phải giữ “ấn tín tòa giải tội,” nghĩa là phải bí mật tuyệt đối về những tội lỗi người ta đã xưng thú cho ngài trong tòa giải tội. Vấn đề giữ ấn tín tòa giải tội không có luật trừ, ai vi phạm sẽ bị những hình phạt rất nặng. 

310.  Hiệu quả của Bí tích này là gì ?

Hiệu quả của Bí tích Thống hối là : được giao hòa với Thiên Chúa, và như vậy, được tha thứ tội lỗi; được giao hòa với Hội thánh; được trở lại tình trạng ân sủng nếu như đã mất; được tha thứ hình phạt đời đời đáng phải chịu vì các tội trọng đã phạm và, ít nhất một phần, những hình phạt tạm là hậu quả của tội; được bình an thư thái trong lương tâm và được an ủi; được gia tăng sức mạnh thiêng liêng để chiến đấu trong cuộc lữ hành. 

311.  Trong một số trường hợp, có thể cử hành Bí tích này bằng việc xưng tội chung và xá giải tập thể không ?

Trong những trường hợp thật sự khẩn cấp (như có nguy cơ sắp chết) người ta có thể cử hành chung Bí tích Giao hòa, gồm có việc xưng tội chung và xá giải tập thể, nhưng vẫn phải tuân giữ các luật lệ của Hội thánh và với quyết tâm sẽ xưng riêng các tội trọng vào thời gian sớm nhất. 

312.  Ân xá là gì ?

Ân xá là việc tha thứ trước mặt Thiên Chúa khỏi những hình phạt tạm đáng chịu vì những tội lỗi đã phạm, dù đã được tha thứ. Với những điều kiện được Hội thánh quy định, người tín hữu có thể lãnh nhận ơn tha thứ này cho chính mình hay cho những người đã qua đời, nhờ thừa tác vụ của Hội thánh, như là người phân phát ơn cứu chuộc và chia sẻ kho tàng công phúc của Đức Kitô và các thánh. 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Bệnh Phong Tâm Hồn – Đtgm. Ngô Quang Kiệt (2/13/2015)
Ai Là Người Đồng Thời Với Người Phong Cùi? (trích Trong ‘mở Ra Những Kho Tàng’) (2/13/2015)
Tấm Lòng (2/12/2015)
Lòng Trắc Ẩn, Lm Jos Tạ Duy Tuyền (2/12/2015)
Chúa Giêsu Kitô (2/12/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Hãy Nhớ Mình Là Bụi Tro! (2/11/2015)
Để Có Được Sức Mạnh Trung Thành Với Chúa Kitô, Ai Nấy Buộc Phải Rước Mình Và Máu Thánh Người Trong Thánh Lễ Cách Xứng Đáng: (2/11/2015)
Tội Là Gì ? (2/11/2015)
Định Mệnh Của Chúng Ta: Ở Thiên Đàng Hay Hỏa Ngục (2/11/2015)
Các Bạn Chuẩn Bị Bệ Kiến Vua Trời Đất Thế Nào? (2/11/2015)
Tin/Bài khác
Xoa Dịu Nỗi Đau Khổ (2/10/2015)
"xin Cho Con Một Tấm Lòng Như Chúa" (suy Niệm Của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền) (2/10/2015)
Tình Thương (2/10/2015)
Thăm Viếng (2/10/2015)
Từ Thán Phục Đến Đức Tin – Lm. Fx. Vũ Phan Long (2/10/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768