Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Rao Giảng Và Chữa Lành - Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty
|
|
Thứ Hai, Ngày 9 tháng 2-2015
|
Rao giảng
và chữa lành - Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty
Mới đọc
đoạn Tin Mừng này tôi có ấn tượng
Đức Giêsu coi việc chữa lành các người
bệnh tật ốm đau chỉ là công tác phụ, trong
khi sứ mệnh chính của Người là rao giảng.
“Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh,
để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì
Thầy ra đi cốt để làm việc đó.” Lý
thuyết là như thế, nhưng đứng về phía đám
quần chúng bình dân thì rõ ràng, phần đa họ tìm
đến với Người trước hết
để được chữa lành khỏi bệnh
hoạn tật nguyền. “Mọi người đang tìm
Thầy đấy!” Và cũng chính vì được
chứng kiến các việc chữa lành mà dân chúng tin vào
lời Người giảng dạy; ‘Người giảng
dạy như một Đấng có thẩm quyền’ (c.22).
Hình như hơn ai
hết chính Đức Giêsu đã ý thức rất rõ
điều này: không lời giảng dạy nào về
một Thiên Chúa nhân ái từ bi đối với một
nhân loại đau khổ lại hữu hiệu và hùng
hồn cho bằng khi nhân danh Người mà rộng tay
chữa lành các thương đau phần xác cũng như
phần hồn của con người cùng khốn. Ngay
cả đối với các môn đệ mới chiêu
mộ, Đức Giêsu cũng đã hoàn toàn chủ
động trong việc này; do đó Người đã
chữa bà mẹ vợ ông Si-mon khỏi cơn sốt, cho
dù không ai yêu cầu. Phải chăng đó chính là để
‘các môn đệ tin vào Người’, theo cách nói của
Gio-an sau phép lạ nước hóa thành rượu tại
tiệc cưới Ca-na (Ga 1:8)? Khi dài dòng thuật lại
rất nhiều phép lạ Đức Giêsu đã thực
hiện, chắc hẳn tác giả Mác-cô muốn tô
đậm nơi Người nét ông thầy thuốc
tốt lành tới chữa lành bệnh nhân tật
nguyền; Người ‘chữa nhiều kẻ ốm
đau mắc đủ thứ bệnh tật’; và hình
như đó cũng chính là hình ảnh mà Người sẽ
dùng để tự giới thiệu mình: “Người
khỏe mạnh không cần đến thầy thuốc,
người đau ốm mới cần” (Mc 2:17).
Như vậy
đối với Đức Giêsu, rao giảng và chữa
bệnh không phải là hai công việc tách rời nhau.
Bởi nếu nội dung cốt lõi của sứ
điệp Tin Mừng chính là ‘Thiên Chúa nhân ái quan tâm
đến số phận của con người yếu hèn
trong cả lãnh vực thể lý lẫn tinh thần’ thì
chắc chắn lời rao giảng hùng hồn và sắc bén
nhất sẽ phải là ‘chữa hết các bệnh
hoạn tật nguyền’ và ‘sua trừ ma quỉ’.
Đức Giêsu hẳn có ý nói điều này khi bảo các
môn đệ: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng
xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó
nữa.” Mác-cô còn ghi nhận thêm: ‘Người đi
khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội
đường của họ, và trừ quỉ’ (nên lưu
ý là người Do Thái thời Đức Giêsu cho rằng
mọi bệnh tật đều do ma quỉ mà ra). Qua các
việc chữa lành này Người chỉ muốn cho
mọi người được biết: Thiên Chúa từ
nhân đã đến với họ, đang thật sự
ở giữa họ, đang đồng hành với họ,
cảm thông nỗi thống khổ yếu đuối của
họ, và tích cực can thiệp theo cách thức của
riêng Người.
Suy niệm trên xem ra
chẳng có gì là quan trọng cho lắm, tuy nhiên nó sẽ giúp
ta tránh được điều mà nhiều tín hữu
thường mắc phải khi cho rằng Tin Mừng
hệ tại ở việc lãnh hội các tín điều
cao siêu (điển hình các công thức tuyên tín phức
tạp chứa đựng trong Kinh Tin Kính Ni-cê chẳng
hạn…); và cho rằng làm bác ái chỉ là việc phụ,
tiểu tiết tùy nghi theo khả năng mỗi
người, có mục đích duy nhất làm gia tăng công
nghiệp trước mặt Chúa hầu đảm bảo
phần rỗi linh hồn; rồi khi đọc Phúc Âm
sẽ cho rằng việc Đức Giêsu làm các phép lạ
chẳng qua là để chứng tỏ quyền phép
vượt trội hầu thúc ép dân chúng tin lời
Người giảng dạy…; rằng những học
thuyết cao siêu gồm các qui định luân lý và giới
luật tân kỳ mới thật là điều
Người xuống thế để dạy dỗ. Suy
niệm trên hơn bao giờ hết giúp tôi nhận ra
Lời Tin Mừng thật nhất quán, chặt chẽ và
đầy thuyết phục: ‘Đức Giêsu - Lời’
đến trần gian để tuyên bố sứ
điệp tình yêu của ‘Thiên Chúa yêu thế gian
đến nỗi…’ và tình yêu đó cũng thật cụ
thể: ‘Thiên Chúa sai Con của Người đến
thế gian, không phải để lên án thế gian,
nhưng để thế gian nhờ Con của
Người mà được cứu độ’ (Ga 3:16.17).
Thế đấy, toàn bộ cuộc đời
Đức Giêsu chỉ là một ‘Lời tình yêu cứu
độ’, Lời trong sứ điệp, Lời trong hành
động, Lời trong các phép lạ, thậm chí Lời
trong cái chết tự hiến trên thập giá và Lời trong
sự Phục Sinh chứa chan niềm hy vọng. Tóm
lại tôi nhận ra rất rõ nội dung duy nhất
của sứ vụ Đức Giêsu trên trần gian chính là
để quảng bá và thể hiện mọi nơi
mọi chốn một ‘Thiên Chúa yêu mến thế gian’
bằng trọn cả con người Ngài.
Vì là một tu sĩ
Sa-lê-diêng, tôi nhiều lần đã áp dụng cho Đức
Giêsu câu nói mà chúng tôi vẫn thường dùng để nói
về Don Bosco: “Người không đi một bước,
không nói một lời, không bắt tay vào bất cứ
việc gì, mà không phải vì…phần rỗi giới
trẻ!” Ở đây phải là, trong Tin Mừng
‘Đức Giêsu đã không hề đi một bước,
không nói một lời, không bắt tay vào bất cứ
việc gì mà không phải vì… muốn chứng tỏ và
thể hiện rằng Thiên Chúa yêu mến trần gian cách
tuyệt đối tới độ…!’
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con được chia
sẻ khát vọng Chúa muốn cho Tin Mừng tình yêu nhân ái
được thể hiện và nhận biết ‘ở các
nơi khác… các làng xã chung quanh nữa’. Con, một linh
mục của Chúa, ước mong rằng: mình sẽ không
chỉ giảng dạy sứ điệp Tin Mừng này
bằng lời nói suông, nhưng phải bằng cả thái
độ sống và hành động. Xin cho con biết rao
giảng Lời Chúa qua các dấn thận phục vụ
quảng đại, mọi nơi và cho hết thảy
mọi người. A-men.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|