Một ngày ở Caphácnaum
(Suy niệm của P.
Trần Đình Phan Tiến)
Ca-phác-na-um là một
thành trì nằm sát Biển hồ Ti-ber-ri-a, nơi mà Chúa Giêsu
vừa kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên. Nói
về giao thông, thì Ca-phác-na-um thuận lợi hơn
Giê-ru-sa-lem. Bởi vì, nó nằm gần sát trục lộ
chính, trục lộ nầy là chiều dài của
nước Do-thái, vì vậy, nó chạy xuyên xuốt nước
Do-thai (song song với chiều dài Địa Trung Hải).
Biển hồ Ti-ber-ri-a nằm ngay giữa trục lộ
nầy, chạy dài xuống Biển Chết (Death
Sea). Nơi Chúa Giêsu Giáng
Sinh là Bê–lem (nguyên quán Vua Đa-vít), gần Giê-ru-sa-lem,
gần Biển Chết. Nhưng, nơi sinh trưởng
của Người là Na-za-ret, vì thế Người được
gọi là “Giêsu Nazaret”. Na-za-ret gần Biển hồ
Ti-ber-ria, vì vậy, Ca-phác-na-um là nơi giảng dạy
đầu tiên của Người. Có thể ví Ca-phác-na-um
như Vũng Tàu của Việt Nam,
còn Thành Giê-ru-sa-lem như Hà Nội vậy.
Nhưng, Chúa Giêsu
chỉ đến Ca-phác-na-um có một ngày “… Người
vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ
sửng sốt về Lời dạy của Người.
Vì Người giảng dạy như Đấng có
thẩm quyền, chứ không như các kinh sư” (c 21
-22).
Theo đó, Tin Mừng
hôm nay được chia làm ba phần:
- Phần thứ
nhất: Nói về sự giảng dạy của Chúa Giêsu
tại hội đường Ca-phác- na-um (c 21-22).
Điều nầy nói
lên rằng: Chúa Giêsu đang thực thi sứ mạng
của mình. Người là Đấng Thiên Sai. Lời
giảng dạy của Người có sức thu hút
người nghe, bởi vì là Lời chân thật, Lời có
sức thu hút, vì là Lời siêu nhiên. Chúng ta thấy một
yếu tố thần học hiện rõ nơi Lời rao
giảng của Chúa Giêsu, bởi vì là Lời Hằng
Sống theo Thiên Tính của Người, còn theo nhân tính thì
Lời ấy được phát ra từ chính một Con
Người, có sức thu hút người nghe, bởi vì,
Lời ấy không phải giảng dạy theo ý riêng
của người rao giảng, mà là theo ý của Thiên Chúa.
Chúng ta thấy ý nghĩa rõ rệt hiện ra ngay khi Chúa Giêsu
rao giảng.Vì Người giảng dạy như
Đấng có thẩm quyền. Điều ấy có
nghĩa là giá trị Lời nói của Chúa Giêsu hiện rõ
lên. Nhưng người nghe có đón nhận hay không, và
đón nhận như thế nào là tùy thuộc vào “mảnh
đất tâm hồn“ của người đó. Chúng ta
thấy sự khác biệt giữa sự giảng dạy
của Chúa Giêsu và các kinh sư. Họ cũng giảng
giải Thánh Kinh, nhưng theo ý của họ, chứ không
theo ý của Thiên Chúa. Vì “họ nói mà không làm”, hoặc làm
theo một cách máy móc, chứ không phát xuất từ tấm
lòng.
Đoạn Tin Mừng
hôm nay thật là đoạn Tin Mừng gây ”nhức
nhối” cho những ai đang rao giảng Lời Chúa. Vì,
nếu muốn rao giảng như Chúa Giêsu, thì chúng ta phải
“xin” cho có được một tâm hồn như
Người. Và rao giảng như một con người
tông đồ chân chính, chứ không rao giảng như
một “con buôn”. Vì rao giảng Lời Chúa thì không phải là
một chuyện dễ dàng, vì muốn rao giảng Lời
Chúa thì phải sống như Lời Chúa dạy. Sở
dĩ những người kinh sư không làm
được như Chúa Giêsu, vì họ không sống
được như Người.
- Phần thứ hai:
(Từ câu 23-26) Chúa Giêsu trừ quỷ.
Chúng ta thấy, phần
thứ hai của đoạn Tin Mừng hôm nay, là một
sự chứng minh cho phần thứ nhất ở trên.
Ngay lập tức, trong hội đường của
họ, có người bị quỷ ám, la lên rằng: “Ông
Giêsu Nazaret, chuyện chúng tôi liên quan gì đến ông, mà ông
đến phá (tiêu diệt) chúng tôi? Tôi biết ông là ai
rồi, Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (c 24).
Chúng ta thấy, thẩm
quyền của Chúa Giêsu là như vậy, chính thế
lực tà thần phải thốt lên như vậy, vì phàm
nhân không thể thấy được sự siêu phàm
từ Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu quát mắng nó: “Hãy câm
đi, hãy xuất ra khỏi người nầy!” (c 25). Rõ
ràng, Lời của Chúa Giêsu có sức xua tan thần ô
uế. Một phép lạ, một sự trừ tà ngay
lập tức được Chúa Giêsu thực hiện.
Chúng ta thấy, quyền năng nơi Chúa Giêsu, lập
tức phát ra, nếu Người muốn. Tuy đây là
buổi giảng dạy công khai đầu tiên, nhưng Chúa
Giêsu đã bày tỏ Thiên tính uy quyền nơi Người,
vì thần ô uế hiện diện nơi ấy, và nó
sợ hãi Người, đồng thời phá rối
việc Người giảng dạy.
Qua đó, chúng ta
thấy, việc rao giảng Lời Chúa luôn phải
đối phó với việc phá rối của tà thần.
Nhưng, chúng ta đừng sợ, vì sự rao giảng Tin
Mừng chân chính, thì Lời Chúa sẽ phá tan tất cả
những thế lực tà thần. Đó là đức tin
của chúng ta, đó là đức tin của Giáo Hội,
chúng ta hãnh diện tuyên xưng đức tin ấy.
- Phần thứ ba:
Sự kinh ngạc của những người chứng
kiến (c 27-28)
Vâng, mọi
người đều kinh ngạc, ai lại không kinh
ngạc, bởi vì tất cả đều lạ lùng. Chúa
Giêsu đã bày tỏ sự lạ lùng của Người.
Họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì
mới mẻ, Người dạy lại có uy quyền…” (c
27). Như vậy, câu 27 đã minh chứng được
phần đầu của đoạn Tin Mừng hôm nay.
Người giảng dạy như Đấng có thẩm
quyền, chứ không như các kinh sư (c 22).
Rồi, “lập tức
danh tiếng của Người đồn ra khắp
nơi, khắp các miền lân cận Ga-li-lê (c 28). Nhưng,
Chúa Giêsu là Người không muốn nổi danh, bởi vì
sứ vụ của Người không phải để
được nổi danh, mà là đem ơn “Cứu
độ”
cho nhân loại. Một điều gì đó cao cả
hơn, ý nghĩa hơn, quan trọng hơn, xừng
đáng hơn sự nổi danh của phàm nhân.
Khởi đi từ bài
đọc I (Đnl 18, 15-20) hôm nay, minh chứng rằng
tại sao Đấng cứu thế phải mặc nhân
tính phàm nhân. Hầu để mang Lời Thiên Chúa qua sự
hữu hình của nhân thế, mà ngày nay chúng at gọi là
”Ngôi Lời”. Vâng, “Ngôi Lời” đã làm Người, đã
trở nên phàm nhân, nhưng, Thiên Tính là Bản Tính Thiên Chúa
vẫn hiện hữu nơi Người. Đó là
điều kỳ diệu nơi Chúa Giêsu, Ngôi Lời
nhập thể và nhập thế. Đồng thời
đó là ”Nhiệm Vụ tiên tri” của Đấng làm
Người.
Bài đọc II (1Cr 7,
32-35), thánh Phao-lô cho biết ý nghĩa của nhân tính và thiên
tính. Ai có gia đình thì chu toàn phận vụ gia đình. Ai
không có gia đình thì chu toàn phận vụ Thiên sai.
Thánh vịnh 23 hôm nay,
cho chúng ta biết, sự khải hoàn của Đấng
Kitô là điều hiển nhiên. Đấng Kitô là
Đấng công minh. Sự trong sạch và tấm lòng không
vẩn đục.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến trong thế gian,
hầu mang ơn cứu độ đến cho nhân
loại qua sứ vụ Thiên Sai, hầu biểu lộ Ngôi
Lời của Thiên Chúa. Xin ban cho phàm nhân biết nhìn
nhận và đáp trả, để đón nhận ơn
giải thoát và bình an của Chúa. Amen.
|