Mặc chúng tôi
Khi Đức Giêsu đang giảng
dạy trong hội đường ở Capharnaum, một
người bị thần ô uế nhập la lên “Ông Giêsu
Nadarét, chuyện chúng tôi liên can gì đến ông, mà ông
đến tiêu diệt chúng tôi?”. Trên thực tế, điều mà người
đàn ông đó đang nói là “Hãy để mặc tôi! Tôi không phải là người tốt lành, tôi là
kẻ dữ, tôi không xứng đáng được yêu
thương hoặc săn sóc”.
Đây là một tiếng kêu mà chúng ta
đã từng được nghe trong Tin Mừng, từ
những người cho rằng mình bị quỉ dữ
chiếm hữu. “Đừng can thiệp vào chuyện chúng
tôi. Hãy để mặc chúng tôi. Đừng tìm cách thay đổi chúng tôi“. Họ nhận ra rằng sự thay đổi
đó gây đau đớn. Chúng ta không biết
rằng họ có bị quỉ dữ chiếm hữu hay
không. Nhưng chúng ta biết rằng họ là những
người bị bệnh hoạn, đổ vỡ, cô độc,
không được yêu thương, không hề có nhân
phẩm, và giá trị bản thân của họ là con số
không.
Trong thế giới của chúng ta ngày
nay, có nhiều người như vậy – trong các nhà tù,
bệnh viện tâm thần v.v… Bất cứ
người nào trong chúng ta cũng có thể lâm vào tình
huống đáng tuyệt vọng này. Ít
nhất, người đàn ông trong hội đường
đã không cố gắng che giấu tình trạng của
mình. Anh ta đến với Đức
Giêsu. Người không hề lảng
tránh sự kêu gọi đầy tuyệt vọng của
anh ta. “Hãy để mặc tôi!”. Đức Giêsu nghe thấy rằng đó là
một tiếng kêu gọi sự giúp đỡ. Và người đã chữa lành cho anh ta.
Người cảm
thấy thật khó mà thừa nhận rằng họ không
thể xoay xở được, đối với
những vấn đề của bản thân mình. Lòng tự hào nói với họ rằng:
ta nên tự giải quyết những vấn đề
của mình. Nhưng sự nhận ra mình có
vấn đề chính là bước đầu tiên
hướng tới sự phục hồi. Khi chúng ta biết thừa nhận sự yếu
đuối và nhu cầu của mình, thì sẽ mở
lối cho sự phục hồi. Những
người can đảm mới đi xin cố vấn.
Các nhà tâm lý học nói với chúng ta
rằng đôi khi, người ta không thực sự mong
muốn được chữa trị. Tại sao vậy?
Bởi vì việc chữa trị gây đau đớn –
Điều này lôi kéo theo một quá trình
đòi hỏi nhiều sự thay đổi, và tất
cả những sự thay đổi đều đau
đớn. Ý tưởng được
phục hồi thậm chí càng có thể khủng khiếp
hơn nữa.
Thông thường, chúng ta hay e sợ khi
phải nói về một điều gì đó gây đau lòng
cho chúng ta. Chúng ta muốn khóa chặt trong tâm
hồn mình, để rồi lại cứ day dứt mãi.
Có thể chúng ta không nói rằng “Hãy cứ
để mặc tôi” nhưng như thế, chẳng khác gì
câu nói “bạn không thể biết được, bạn
không thể hiểu được tôi đâu”. Chịu đựng đau khổ mà không chịu
nói ra, lại càng gây tổn thương hơn, so với
nỗi đau khổ nào được bộc lộ ra.
Vừa
khi đứa con trai chào đời, một bà mẹ
trẻ khám phá ra rằng cháu bé bị mù. Chị gọi
cả gia đình lại và nói: “tôi không muốn con trai tôi
biết cháu bị mù”.Chị khẩn khoản xin mọi
người tránh sử dụng những từ như “ánh
sáng”, “màu sắc”, và “tầm nhìn”, đứa trẻ lớn
lên, trong niềm tin tưởng rằng mình giống như
tất cả những người bình thường khác,
cho đến một ngày kia, một bé gái xa lạ nhảy
qua bức tường của khu vườn, và đã
sử dụng tất cả những từ bị cấm
đoán trên đây.
Câu chuyện trên
tượng trưng cho nhiều thái độ sống
của chúng ta. Tất cả chúng ta đều tìm cách che giấu
những điều kỳ lạ và gây đau đớn,
và cứ sinh hoạt như thể mọi sự
đều bình thường vậy. Chúng
ta làm như mình không hề có vấn đề gì, không có gì
là bất thường, không có nỗi đau, không có vết
thương, không biết thất bại là gì cả. Ý tưởng thôi thúc người ta che giấu
rất mạnh mẽ, và còn có thể gây tác hại hơn
cả cố gắng giấu giếm.
Khi chúng ta có can đảm dám
đương đầu với những vấn
đề của mình, thì những năng lực mới
mẻ trở nên sẵn có đối với chúng ta. Nỗi sợ hãi, xấu hổ, và mặc cảm
tội lỗi làm cho chúng ta ở lại trong tình trạng
cô lập. Chính nhờ sự bộc
lộ những vết thương, nhờ để cho
mình đụng chạm và được đụng
chạm vào, mà chúng ta được chữa lành. Chính trong sự đổ vỡ của chúng ta,
trong vết thương của chúng ta, mà Thiên Chúa chữa
lành cho chúng ta – nếu chúng ta tạo cho Người một
cơ hội.
|