Lời mời
gọi
Chủ
đề về sự thống hối là một trong
những chủ đề chính của các bài đọc hôm
nay. Chúng ta nhận thấy cách thế ngôn
sứ Giô-Na rao giảng về sự thống hối cho
thành phố ngoại đạo của Ninivê, và đã
gặp được một sự đáp ứng ngay
tức khắc và hết mình. Đức Giêsu cũng
bắt đầu sứ vụ công khai của Người
bằng lời rao giảng: “Hãy sám hối và tin vào Tin
Mừng”. Nhưng thật không may, Người đã không
hề gặp được một cách đáp ứng
tương tự.
Nhiều
người nhận thấy rằng ý tưởng
thống hối là một ý tưởng gây rắc rối. Thống hối có nghĩa là thay đổi
tầm nhìn của người đó về cuộc
sống, và điều chỉnh những hành động
của mình một cách phù hợp. Điều đó có
nghĩa là thay đổi tâm hồn và thay đổi
lối sống, có lẽ là hoàn toàn thay đổi cuộc
sống của mình, theo chiều
ngược lại. Như thế, sự
thống hối nối kết với cảm giác đau
đớn. Đó là lý do tại sao người ta
chậm đi theo sự thống
hối, và chỉ muốn được yên thân.
Có một câu
chuyện từ những ngày mà đạo Công giáo vừa
mới đến Rôma. Câu chuyện này liên
quan đến một người lính Rôma, tên là Livinius,
đã yêu một thiếu nữ Công giáo. Tuy
nhiên, nàng không đồng ý yêu người lính đó,
bởi vì anh ta không phải là người Công giáo.
Một đêm kia, anh ta đi theo nàng
đến một nơi gặp gỡ bí mật của
một nhóm Kitô hữu nhỏ, tại đó, không để
cho bất cứ ai nhận ra mình, anh ta lắng nghe phụng
vụ.
Khi
được nghe đến lời rao giảng của
thánh Phêrô, có một điều gì đó xảy ra nơi tâm
hồn của anh. Một tầm nhìn
mới về cuộc sống mở ra trước mặt
anh. Nhưng anh biết ngay rằng nếu anh đi theo lời giảng dạy này, thì anh sẽ
phải bỏ đi những tư tưởng, thói quen,
mục đích và tính cách cũ của mình. Thế rồi
anh ta sẽ phải sống theo một
lối sống hoàn toàn khác hẳn. Chúng ta không
biết rằng anh ta có đủ yêu người thiếu
nữ đó, đến nỗi chịu thay đổi
lối sống của anh ta đến thế không.
Đó là một ví dụ về
sự thống hối – quay lưng lại với những
điều rõ ràng là xấu xa, chẳng hạn như
nghiện ngập, bất lương, loạn luân. Nhưng đây chỉ là một loại thống
hối mà thôi. Cũng có một sự
thống hối được chuyển thành lòng tốt.
Ở đây, sự thay đổi không
nhất thiết phải mạnh mẽ, quyết liệt.
Sự thay đổi có thể xuất phát
từ một lối sống hoàn toàn ích kỷ, đến
một lối sống yêu thương và quan tâm hơn.
Loại thay đổi này cũng gây ra sự
đau xót. Ai muốn giũ khỏi lối sống theo nhục dục, tìm kiếm tiện nghi,
và nuông chiều bản thân?
Sự
thống hối là điều gì đó chủ yếu là tích
cực. Thật vậy, thống hối là
thừa nhận rằng tất cả mọi sự nơi
bản thân mình đều chưa tốt đẹp.
Nhưng cũng là khám phá rằng con người mình có
một điều gì đó tuyệt vời, nghĩa là có
những tiềm năng, mà mình chưa biết là mình có. Điều
này có nghĩa là người đó đang đạt
được một tầm nhìn mới, đang đi theo một đường hướng
mới, tự mình theo đuổi những mục đích
xứng đáng hơn, sống theo những giá trị
tốt đẹp hơn. Nói tóm lại,
điều này mở ra một lối sống mới.
Không ai có
thể đạt được lối sống mới
một cách nhanh chóng và không hề đau xót gì cả,
nếu không, tất cả mọi người đều
sẽ chọn lựa lối sống đó. Nói đúng hơn, điều này đưa
đến một cuộc hành trình và đấu tranh, mà
trong đó không ai hoàn toàn đạt được
chiến thắng.
Không giống như sự ân hận, thống hối mở ra con
đường tái sinh. Khi thấu hiểu
được điều này, thì thống hối lại
là một công việc đầy phấn khởi, và luôn luôn
đưa đến niềm vui. Điều này có
nghĩa là chúng ta biết lắng nghe và sống theo Tin Mừng.
|