ĐẢO LỘN THIÊN CƠ
1- Tôi được tham dự
buổi sinh hoạt của anh em Tin lành. Mục sư giới thiệu diễn giả là một người từ
Việtnam đến được it tháng. Sau phần thuyêt giảng, tôi được mục sư giới thiệu
với diễn giả. Biêt tôi là người Công giáo, diễn giả tấn công tôi bằng một câu:
“Tại sao người Công giáo hay chạy đến với Đưc Mẹ? Như anh biêt, tiệc cưới ở
Cana, Chúa đã làm nước hóa rượu, chứ Đưc Mẹ có làm được gì đâu.”
Tôi nói: “Thật sự tôi
đến đây không phải để kêu gọi người Tin lành trở về Công giáo, và cũng không
phải vì niềm tin lung lay để đi tìm niềm tin mới. Tôi đến đây trong tinh thần
của người có cùng một Chúa, một Cha, nghiã là trong tình anh em. Tôi tin Thiên
Chúa yêu thương tât cả chúng ta. Anh đã đề cập đến tiệc cưới Cana, tôi cũng qua
câu chuyện đó, trả lời anh. Khi Đưc Mẹ nói với Chúa Giêsu họ đã hêt rượu, Chúa
trả lời: “Điều đó can hệ gì đến mẹ và con? Giờ con chưa tới”. Giờ con chưa tới,
có nghiã giờ làm phép lạ của Chúa không phải vào giây phút đó; thế mà, vì lời nói của Đức Mẹ, Thiên Chúa đổi chương trình, và Người làm nước thành rượu. Qua 'Tiệc cưới Cana' anh không nhìn thấy sức mạnh lời xin của Đức Mẹ Maria sao? Các anh
vẫn nhờ người này, người kia cầu thay; chúng tôi nhờ Đưc Mẹ, không phải là hành
động khôn ngoan sao?”
Diễn giả im lặng. Trước khi chia tay, tôi có cho diễn giả i-meo của tôi nhưng anh
không viết cho tôi.
2- Tôi có một người
anh đã 80, cái tuổi mà hầu hêt các Kitô hữu chẳng còn quan tâm đến chuyện thế
gian. Từ khi về hưu, anh dành thì giờ giúp việc nhà thờ, và siêng năng cầu
nguyện. Khi tôi mang câu chuyện “Tiệc cưới Cana” và lời đối đáp giữa tôi và
diễn giả Tin lành nói với anh, thì anh nói ngay.
(lời mà anh nói dưới đây, anh quả quyêt là của Chúa Giêsu cho
anh biêt):
“Rượu ở tiệc cưới Cana, chỉ là một nhu cầu tầm thường, nhưng Mẹ Ta quan tâm đến linh hồn của các con, qúy
giá vô cùng, cả vũ trụ không sánh bằng, vì linh hồn các con là hình ảnh của Ta, nhất là những ai thường xin Người cầu bầu cho phần rỗi của linh
hồn của họ. Ta cho con biêt, Mẹ Ta được Thiên Chúa Cha sủng ái, và ban ơn lớn
lao, là lời xin của Mẹ Ta, có thể đảo lộn thiên cơ.”
Tôi hỏi người anh của tôi: “Vì sao Mẹ Maria, chỉ là một thụ tạo lại được đặc ân cao trọng như thế?”
Anh nói ngay không do dự: “Chúa Giêsu là Thánh Tử, Thiên Chúa Ngôi Hai, đã xuống trần mang hình hài con người, Ngài
cũng phải chịu tất cả
những gì con người mang thân xác phải chịu: đói, khát, đau khổ ,... nhưng Ngài đã vâng phục hoàn toàn Ý Chúa Cha, vì thế Thiên
Chúa Cha đã ban cho Ngài tất cả
uy quyền trên trời, dưới đât.
Mẹ Maria là người thứ hai cũng đã hoàn toàn vâng phục Ý Chúa
Cha, và vì thế Đức Mẹ
sau khi qua đời, đã về trời và được ban đặc ân là Nữ Vương trên trời, dưới đât,
và lời xin của Đức Mẹ,
có thần thế hơn tất cả
lời xin của các thiên thần,
các thánh và cả
loài người cộng lại.”
Thật diễm phúc cho
người Công giáo, vì có người Mẹ thần thế cầu bầu cho khi sống và nhất là trong giờ lâm chung. Tôi thật sự thương anh em Tin lành
vì họ mồ côi Mẹ; hay nói đúng hơn, là họ có người Mẹ thần thế mà họ không biêt,
nên thờ ơ và đôi khi, một ít anh
em Tin lành làm đau lòng Người Mẹ thần thế của họ. Khi làm đau lòng Đức Mẹ, là họ cũng làm đau lòng Thiên Chúa, vì không có ai yêu mến Thiên Chúa như Đức Mẹ, và
cũng không ai đáng được
Thiên Chúa yêu mến, như Ngài yêu mến Mẹ Maria.
NguyễnHyVọng ---------------------------------------------------
Kính anh Hy vọng
Sau khi đọc bài “Đảo
lộn thiên cơ” của anh, tôi cảm thấy có sự thúc đẩy tôi viết điện thư này để
chia sẻ, vì tôi cũng đã gặp một câu chuyện tương tự như câu chuyện của anh.
Cách nay 27 năm tôi làm technician trong một hãng điện tử ở vùng Bay Area.
Trong hãng có một người Việt khác cũng làm technician. Anh này là một tín đồ
Tin Lành. Hai đứa chúng tôi rất thân nhau vì trong hãng chỉ có 2 người Việt.
Thế rồi, một hôm anh bạn Tin Lành nói với tôi: “Mấy anh Công Giáo
thật là hỗn xược khi gọi bà Maria là Mẹ Đức Chúa Trời. Tôn xưng một người đàn
bà trần thế là Mẹ Đức Chúa Trời thì thật là không điều gì hỗn xược hơn”.
Tôi hơi ngạc nhiên
vì bị tấn công bất ngờ. Nhưng tôi trầm tĩnh đáp: “Người Công Giáo gọi Đức Maria là Mẹ Đức Chúa Trời bởi vì
chính Kinh Thánh gọi Đức Maria là Mẹ Đức Chúa Trời”. Ông bạn Tin Lành đáp mau
lẹ: “Làm gì có chuyện đó. Kinh Thánh chẳng làm gì có chỗ nào gọi bà Maria Mẹ Đức Chúa
Trời”. Tôi đáp: “Tôi
quả quyết là có”. Anh bạn Tin Lành nói cương quyết hơn: “Tôi cá với anh đấy. Tôi
cá rằng chẳng ai trưng được Kinh Thánh có chỗ nào gọi bà Maria là Mẹ Thiên
Chúa”.
Tôi liền móc trong
túi quần ra một cuốn Tân Ước bằng tiếng Anh và mở sách Lu-ca đọc Chương 1 các
câu 26-45 là đoạn nói về cuộc viếng thăm bà Elizabeth của Đức Maria. Đọc xong,
tôi nhắc lại bằng tiếng Việt rằng: “Anh thấy không, một bà dì già 70 tuổi được
đứa cháu gái 16 tuổi tới thăm mà đã trịnh trọng nói với đứa cháu gái bé nhỏ của
mình rằng “Bởi đâu tôi được diễm phúc
là Mẹ của Thiên Chúa của tôi tới viếng thăm tôi” (Lu-ca 1: 43). Và bà Elizabeth
đã tuyên xưng Maria là Mẹ Thiên Chúa sau khi được “đầy Chúa Thánh Thần” (Lu-ca
1:41). Nghĩa là chính Thiên Chúa (Ngôi Ba) đã tuyên
xưng Maria là Mẹ Thiên Chúa (Ngôi Hai) đấy, đâu có phải loài người hỗn xược bịa
đặt ra để gọi Maria là Mẹ Thiên Chúa”. Lúc đó, tôi thấy anh bạn Tin Lành của
tôi lúng túng, mặt đỏ bừng bừng, ấp úng nói không ra lời, đưa tay cầm lấy cuốn
Tân Ước để đọc. Thấy anh bạn ngượng ngùng và lúng túng, tôi chấm dứt câu
chuyện. Nhưng kể từ lúc đó, hai đứa chúng tôi không còn là bạn thân nhau nữa.
Anh bạn Tin Lành xa lánh tôi và lạnh nhạt ra mặt với tôi. Ít lâu sau tôi nghỉ
việc và cho tới nay chưa hề gặp lại anh. Gần đây, sau 27 năm trời, nhà tôi có
dịp gặp lại thì được biết hiện nay anh là một Mục Sư.
Trương Tiến Đạt
|