Gioan
Như chúng
ta đã biết Gioan mở mắt chào đời đã được Chúa trao cho
một sứ mạng, đó là giới thiệu
Chúa cho đồng bào của mình, và làm chứng
Ngài chính là Con Chiên vô
tội, đã gánh lấy những lầm lỗi của loài người.
Sứ mạng này, Gioan đã làm
đầy đủ
và hễ có dịp Gioan
liền chỉ cho công chúng
biết Đức Kitô. Khi thấy
mọi người vây quanh mình
và tưởng rằng mình là Đấng Cứu Thế, Gioan liền mạnh dạn cải chính, mặc dù đến
sau nhưng Chúa Giêsu vẫn
cao trọng hơn nhiều, mình chẳng xứng đáng cúi xuống cởi dây giầy
cho Chúa.
Khi Chúa
đến xin ông làm phép
rửa, ông đã nhìn thấy
trời mở ra và chim
bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh
Thần đỗ xuống trên đầu và từ trời cao có tiếng
phán:
-
Này là
Con Ta rất yêu dấu.
Đồng thời Gioan còn có nhiệm
vụ bảo dân phải sửa đường cho Chúa đến,
nơi cao phải bạt xuống, chỗ trũng phải lấp cho đầy,
đường gập
ghềnh quanh co phải uốn cho thẳng.
Với người
quyền thế, Gioan vẫn mạnh dạn nói lên sự
thực, chẳng hạn với Hêrôđê, Gioan đã can ngăn:
-
Vua không
được cướp
vợ của em mình.
Bổn phận làm chứng cho Chúa cũng là bổn phận
của mọi người, ở mọi
nơi và trong mọi lúc. Nhìn vào giòng lịch sử chúng ta cũng
thấy được
như vậy.
Trước hết là các
Tông đồ.
Tuân theo lệnh truyền của Chúa, các ông
đã đi khắp thế gian giảng dạy và làm
chứng về Ngài. Mặc dầu biết trước sẽ gặp phải nhiều khó khăn và chống
đối, nhưng các ông vẫn
cứ ra đi, để rồi đã bị bắt bớ, cầm tù và sau
cùng đã lấy mạng sống của mình để làm chứng tá cho Tin Mừng
Phúc âm.
Thánh Giacôbê thì bị
đưa lên nóc đền thờ và bị
xô xuống cho chết. Thánh
Bartôlômêô thì bị lột da sống, thánh Andrê và
Phêrô thì bị đóng đinh ngược, duy chỉ có
thánh Gioan là đã chết
già tại Công đồng Ephêsô mà thôi.
Tiếp đến là Giáo hội.
Giáo hội nối tiếp các Tông đồ. Trong số
33 vị Giáo Hoàng đầu tiên, thì đã
có tới 30 vị bị giết. Rồi trong 4 thế
kỷ đầu, các tín hữu
đã gặp phải những cơn bách hại
khủng khiếp.
Nhưng các ngài đã anh
dũng tuyên xưng đức tin của mình để làm chứng cho Chúa.
Đối với mỗi người chúng ta cũng vậy.
Chúng ta không phải
chỉ làm chứng cho Chúa bằng lời nói mà
còn phải làm chứng cho Chúa bằng
chính cuộc sống của mình. Bởi vì
chính gương sáng của chúng ta mới
là một bài giảng hùng hồn, có sức lôi
cuốn và hấp dẫn những người khác trở về cùng Chúa,
như người xưa đã nói:
Lời nói như gió
lung lay,
Việc làm như tay lôi kéo.
Ngày kia vua Tấn
văn Công đi săn và bị lạc
ở trong rừng,
may thay gặp một người câu cá tên
là Ích Ngư,
vua nói:
- Ta đây
là vua, chú
đưa ta ra, ta sẽ
ban thưởng.
Người câu cá hèn
hạ nói:
- Nếu
được phép thì tôi xin
hỏi một đôi lời.
Nhà vua bằng
lòng. Người câu cá bèn nói
tiếp:
- Chim
hồng sống
ở bờ biển,
chán biển đến sống ở
chỗ ao tù sẽ sa vào bẫy.
Ba ba sống
ở đáy vực sâu, chán vực
sâu lên sống
ở bãi sẽ bị chài lưới.
Nhà vua ở đền sao lại đi
săn và lạc vào rừng
sâu thế này.
Nhà vua khen:
- Chú nói hay quá.
Sau đó, nhà vua bảo
người tùy tùng ghi địa chỉ để khi
về sẽ gửi quà tặng. Người câu cá bèn
trả lời:
-
Đức vua ghi địa
chỉ làm chi. Xin đức vua hãy tôn
kính trời đất, bảo vệ bờ cõi, thương yêu dân chúng
là tức khắc bầy tôi này đã
được trọng
thưởng. Bằng
không thì dù nhà vua
có ban phần thưởng thế nào, bày tôi
cũng sẽ không thể an tâm mà
hưởng dùng.
Cũng vậy,
mỗi người chúng ta hãy
lo sống đạo
và chu
toàn bổn phận của mình, thì dù
không giảng giải, không nói năng, chúng ta cũng
đã làm chứng cho Chúa.
Bởi vì,
đời sống đạo đức của chúng ta chính là
một thứ ánh sáng chiếu
tỏa, để những người chung quanh sẽ
nhận biết Chúa.
|