Có một người
được Thiên Chúa sai đến, đó là Gioan. Ông
đến để làm chứng...
Chú giải của Noel Quesson
Cùng với Đức Maria, Gioan Tẩy Giả là khuôn
mặt lớn xuất hiện trong Mùa Vọng. Mỗi
năm, Phụng vụ đều dành trọn Chúa nhật
II và III Mùa Vọng nói về Gioan.
Một bài ca diễn Tin Mừng (bài hát
được sáng tác từ nội dung Tin Mừng) đã
ca tụng tuyệt vời vai trò duy nhất của Gioan: “Là
vị Ngôn sứ cuối cùng, là chứng nhân đầu tiên
cua Đức Giêsu Kitô, là tiếng kêu trong hoang địa,
thế mà ông đã khiêm tốn tự xóa nhòa đời mình
trước Đấng mà ông loan báo: Lạy Ngài, đó là
sự cao cả, niềm vui của Ngài giờ đây đã
nên trọn vẹn. Hỡi vị chứng nhân của ánh
sáng, xin hãy nói cho chúng tôi hay, Đấng Mê-si-a sẽ
đến với chúng tôi bằng con đường nào!".
Và những câu chuyện tiếp của bài ca đã lập
lại một số lời của Gioan.
Thực sự, không ai tiêu biểu hơn Gioan trong Mùa
Vọng. Ông là vị ngôn sứ cuối cùng và cao cả
của Cựu ước (Lc 1,76; Mt 11,9): Do đó ông là con
người nối kết giữa quá vãng và tương
lai, giữa điều có trước và cái đến sau.
Lạy Chúa, xin giúp con biết trung thành với
nguồn góc của chúng con trong quá khứ, nhưng cũng
luôn mơ tới mọi cái mới mẻ mà Chúa muốn
chúng con thiết lập Hôm Nay.
Ông đến để làm chứng, và làm chứng
về ánh sáng.
Chứng nhân của ánh sáng! Tước hiệu
đẹp biết bao! Gioan là người chứng tá!
Ba Tin Mừng kia đều giới thiệu cho ta,
Gioan Tẩy Giả như "người rao giảng lòng
sám hối" chỉ có Tin Mừng thứ tư cho ta hay,
ông được coi như “chứng nhân của ánh sáng”…
“người chứng thứ nhất của Đức
Giêsu Kitô”. Ta đừng quên rằng, từ chứng nhân,
được sử dụng trong tiếng Hy Lạp,
ở thuộc ánh “Martyros”, và trên thực tế, Gioan đã
là vị “chứng nhân đầu tiên" của
Đức Giêsu. Tin Mừng Thánh Gioan luôn lặp lại
tư tưởng này: Thế gian “lên án” Đức Giêsu.
Người ta phủ nhận và tố cáo Người.
Cuộc kết án này chỉ nhằm đến một
vấn nạn: “Nhưng ông ta là ai?” Khi đó các chứng
nhân mới xuất hiện và làm chứng cho kẻ bị
tố cáo. Từ “chứng tá" được sử
dụng 14 lần, và động từ "làm chứng"
được dùng tới 33 lần. Người chứng
đầu tiên đã xuất hiện, đó là Gioan Tẩy
giả: "ông đến để làm chứng về ánh
sáng”. Liệu tôi có dám quyết định theo Đức
Giêsu, khi người ta tố cáo Người không?
Và đây là lời chứng của ông Gioan, khi
người Do Thái đến hỏi ông: "Ông là ai?
Tại sao ông làm phép rửa?"
Những câu hỏi trên cũng mời gọi ta
tự vấn về vai trò chứng nhân của mình. Mọi
Kitô hữu đều phải trở nên nhân chứng cho
Đức Kitô. Do đó ta hãy nhìn coi, chính cách sống
của Gioan đã đặt vấn đề cho những
người đồng thời với ông. Người ta
thắc mắc về lai lịch của ông. Chúng ta có
trở thành vấn đề cho những người nhìn
ngắm chúng ta sống không? Trong cung cách đối xử
của ta có điều gì kích thích người khác phải
suy nghĩ không? Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống cách nào để
những người sống chung quanh chúng con, các bạn
đồng sự, những người quen biết
đều tự hối về "bí quyết” chúng con
đang sống. Vậy ông là ai?
Tôi không phải là Đấng Kitô... cũng không
phải là vị Ngôn sứ... tôi là một “Tiếng kêu”.
Vậy là sau lời hạch hỏi về lai lịch
của Gioan, người chứng, lại đến lý
lịch của Đức Giêsu mà người ta muốn tìm
biết. Vấn nạn thực sự đang gây nóng bỏng
trên môi miệng những kẻ thăm dò, đó là: "ông
có nhận mình là Đức Kitô không?". Rồi một câu
hỏi khác lại được gợi lên: “Thôi
được, vậy ông ấy là ai? ông có biết ông ta
không?”
Câu trả lời của Gioan đáp ứng cả hai:
ông khiêm tốn chậm rãi nói, ông không phải là Đấng
Kitô... Rồi ông nói thêm, ông chỉ muốn là một
"tiếng kêu, tiếng kêu về một người khác!
Hôm Nay, Giáo Hội và mỗi Kitô hữu, cần phải
lập lại chứng tá can trường của Gioan:
“Hỡi Giáo Hội, Giáo Hội có thể nói gì về chính
mình? Giáo Hội coi mình là ai? Hỡi Kitô hữu, bạn có
thể nói gì về chính mình? Bạn coi mình là ai?". Không,
tôi không phải là Đức Kitô. Tôi chỉ là tiếng vang
vọng của Đức Kitô. Lạy Chúa, xin giải thoát
chúng con khỏi những tự phụ coi mình như
chiếm hữu chân lý, như những “kẻ độc
quyền thừa hưởng" Đức Giêsu Kitô.
Có một Vị đang ở giữa các ông mà các ông
không biết.
Đấng Kitô không hiện diện ở một
nơi duy nhất? Tôi tin rằng Đấng Kitô mà các ông
đang kiếm tìm đó, đã ở giữa các ông, ở
giữa những hy vọng, những cuộc giao chiến,
những tình yêu nhân loại của các ông! Tính ưu việt
duy nhất của Giáo Hội, của người Kitô
hữu, là “nhận biết" và gọi tên "
Đấng mà con người đang mong đợi và dò
dẫm tìm kiếm, Đấng đang hiện diện trong
cuộc đời họ, chẳng hạn, vào ngày 10-12-1948,
khi Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên ngôn quốc
tế nhân quyền, thì chúng ta nhận ngay ra rằng, đó
là một sự hiện diện "của Đấng
đang" ở giữa cho dù Người chưa
được người ta nhận biết. "Ta
đói các ngươi đã nhận ra quyền sống
của ta... Ta ở tù, bị ngược đãi bị tra
tấn, các ngươi đã nhận ra quyền
được bảo vệ nhân phẩm cuả
ta....Nỗi khát vọng lớn lao của nhân loại là
được sống công bình hơn, thì đó là sự
hiện diện của Đấng hoàn toàn công chính.
Biết bao người thuộc mọi tôn giáo các vị
lãnh đạo các quốc gia thuộc mọi ý thức
hệ, đã có thể công bố một văn kiện
như thế, thì đó không phải là một dấu
chỉ thời đại sao? ở giữa các ông vẫn
có một vị nào đó... cho dù các ông chưa gọi
được tên Người. Dù là Kitô hữu nhưng có
thể chúng ta đã miễn cương phải chấp
nhận phong trào đề cao nhân quyền trên đây,
bởi vì ta cũng thuộc vào số người thường
nhạo báng những quyền đó, mỗi lần ta khinh
miệt một người anh em. Nhưng làm sao ta lại
không vui mừng trước yêu cầu phải tôn trọng
mọi người đang lớn dần trong nhân loại.
Hôm Nay, khi ta biết rằng, Thiên Chúa đã làm người,
và trong Đức Kitô mà ban tính con người đã
được nâng lên tới một phẩm giá siêu
việt và điều đó không phải chỉ có giá
trị cho các kẻ tin Đức Kitô, nhưng đúng ra cho
mọi người thiện chí, được ơn Thánh
hoạt động cách vô hình trong tâm hồn...", như
Công đồng Vatican II đã quả quyết rõ ràng (G.S 22).
Vị mà các ông không biết... Người sẽ
đến...
Suốt cuộc đời Đức Giêsu đã không
được người đời nhận biết.
Thiên Chúa không đến trong tiếng kèn thổi, trong
sấm sét bão giông. Thiên Chúa không phải là “kẻ chà
đạp” hay "thống trị". Người
như "tiếng gió thì thầm mà ta không biết đâu
đến và sẽ thổi tới đâu". (Ga 3,8). Thiên
Chúa là “Đấng tự để cho người ta chà
đạp, đóng đinh, buộc tội”. Như thế
có ngược đời không? Không đâu! Đó là sự
thật về Thiên Chúa, Đấng chỉ có thể là
"Thiên Chúa dấu ẩn”, ta không thể nắm bắt
được “Bản thể " của Người. Và
về căn tính của Đức Giêsu "(Vậy ông là
ai'), tất cả mọi dò tìm của lý trí cũng
đều bất lực. Người thực sư là
"Thiên Chúa không thể biết được”, là
"Thiên Chúa dấu ẩn"!
Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận ra Chúa, ngay tại
nơi Chúa ẩn dấu, con đang kiếm tìm Chúa trong
sức khỏe, trong thành công, trong tình thân hữu, trong
hạnh phúc được sống (và Chúa vẫn ở
đó!). Thế mà con chỉ thấy bệnh tật,
thất bại trong cuộc sống vợ chồng, bà con
hay nghề nghiệp, và nghèo đói. Lạy Chúa, xin giúp con
đừng bỏ qua mà không nhận ra sự hiện
diện đáng bị che dấu của Chúa.
Này bạn, nếu bạn khám phá ra Tôi đang dấu
ẩn, nhưng luôn hiện diện, thì bạn đã tìm
được một nguồn vui sướng mà không ai,
không gì có thể làm say mê bạn hơn được,
niềm vui Magnificat của những người nghèo,
niềm vui của Gioan Tẩy Giả khi ông thấy mình
nhỏ bé đi, còn niềm vui của Người "bây
giờ đã trọn vẹn" (Ga 3,29-30).
Tôi không đáng cởi quai dép cho Người...
Gioan Tẩy Giả là con người “khiêm tốn xóa
bỏ đời mình trước Đấng ông loan
báo" Gioan Tẩy Giả, đó là chứng nhân đúng
nghĩa nhất. Ông chỉ hiện diện nhằm quy
chiếu về một Đấng khác. ông từ chối
tước hiệu Kitô (Ga 1,20). ông mong ước
được 'biến đi" để Người
“lớn lên" (Ga 3,30). Ông không phải là ánh Sáng, nhưng
chỉ là một cây đèn nhỏ đốt sáng trong
đêm tối (Ga 5,35). Ông là người “tôi tớ" không
xứng đáng cởi quai dép cho chủ (Ga 1,27). Ông chỉ
là bạn hữu của chàng rể, đứng xa xa,
bị xóa mờ (Ga 3,29). Ông đã hết sức hoàn tất
"tác vụ " của mình, bằng cách tự đình
chỉ công việc của mình để làm 'lợi ích cho
Đức Giêsu, bằng cách hy sinh mọi môn đệ
của mình để gđi họ đến theo một
Đấng khác” (Ga 1,35-39). Cuối cùng ông đã chết
trước khi thấy vinh quang của Đấng Phục
sinh, trong cảnh hoàn toàn mù tối của nghi ngờ:
“Thầy có phải là Đấng Thiên Chúa sai đến
không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác " (Mt.
11,2). Như thế Gioan Tẩy Giả không những là
một chứng nhân" tuyệt hảo, mà cũng là
"mẫu tín hữu" tiêu biểu: “Kẻ không thấy
nhưng vẫn tin “ (Ga 20,29).
Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin cầu cho chúng con.
Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin ban cho chúng con có
khả năng tự xóa mờ và sống khiêm tốn
như Ngài.
Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin ban cho chúng con
"tình yêu điên cuồng" đó, biết hy sinh cho
kẻ khác để niềm vui chúng con được
trọn vẹn…
Tôi đây làm phép rửa bằng nước.
Đó là những chuyên viên “thanh tẩy", các tư
tế và trợ tế chính thức, được
giấy tờ công nhặn hẳn hoi (Ga 1,19), đến
kiểm chứng tư cách chính. thức của kẻ
ngoại cuộc này, mà hoạt động “tha tội"
(Mc l,4) của ông ta đáng bị tôn giáo tinh tuyền, tôn
giáo của Giêrusalem ngần ngại và cấm đoán (Ga 1, 1
9 ). Bởi vì những kẻ đến hạch hỏi
Gioan, chính là nhóm người pharisêu, những kẻ
“sạch”, những “Peruoushim", biết trọn vẹn
lề luật, các quy định, những điều
được phép hay cấm đoán... (Ga 1,24). Nhưng than
ôi, những người Pharisêu trung hậu này, khi chăm
chú đến những nghi thức đúng thực, lạy
bỏ qua Đấng duy nhất có quyền tha tội.
Phần lớn số người trong nhóm họ sẽ
từ chối Ngài. Bởi vì chính Gioan Tẩy giả
biết rõ Đấng đó: Không phải ông, người
thừa tác và tôi tớ hèn mọn tha tội... vì ông chỉ
làm phép rửa bằng nước... nhưng sau ông, sau
cử chỉ làm phép rửa có tính nghi thức của ông,
thì "chiên xóa bỏ tội trần gian" sẽ
đến (Ga l,29).
Lạy Chúa, càng tới gần lễ Noen, xin giúp chúng
con mau mau tới gần Chúa, vì chỉ mình Chúa mới xóa
bỏ được tội lỗi.
Các việc đó đã xảy ra tại Bêtania, bên kia
sông Giođan.
Họ đã từ Giêrusalem đến... từ thành
thánh, trung tâm thế giới để phổ biến và
giám sát lời Chúa. Thế mà, Thiên Chúa lại tỏ mình ra
trên một miền đất lạ,, bên kia sông Giođan.
Vị thánh sử rất tin vào tầm quan trọng của
khung cảnh địa lý này, khiến ông nhấn mạch
tới hai lần (Ga 1,28 và 10 40). Lạy Chúa, xin gúp chúng con
trở nên nhưng "thừa sai", không đóng khung mình
trong ranh giới hạn hẹp của chúng con. Xin mở
rộng lòng chúng con nhận ra sự hiện diện kỳ
diệu của Chúa... trên bờ sông bên kia.
Chú
giải của Noel Quesson
Có một người được Thiên Chúa sai
đến, đó là Gioan. Ông đến để làm
chứng...
Cùng với Đức Maria, Gioan Tẩy Giả là khuôn
mặt lớn xuất hiện trong Mùa Vọng. Mỗi
năm, Phụng vụ đều dành trọn Chúa nhật
II và III Mùa Vọng nói về Gioan.
Một bài ca diễn Tin Mừng (bài hát
được sáng tác từ nội dung Tin Mừng) đã
ca tụng tuyệt vời vai trò duy nhất của Gioan: “Là
vị Ngôn sứ cuối cùng, là chứng nhân đầu tiên
cua Đức Giêsu Kitô, là tiếng kêu trong hoang địa,
thế mà ông đã khiêm tốn tự xóa nhòa đời mình
trước Đấng mà ông loan báo: Lạy Ngài, đó là
sự cao cả, niềm vui của Ngài giờ đây đã
nên trọn vẹn. Hỡi vị chứng nhân của ánh
sáng, xin hãy nói cho chúng tôi hay, Đấng Mê-si-a sẽ
đến với chúng tôi bằng con đường nào!".
Và những câu chuyện tiếp của bài ca đã lập
lại một số lời của Gioan.
Thực sự, không ai tiêu biểu hơn Gioan trong Mùa
Vọng. Ông là vị ngôn sứ cuối cùng và cao cả
của Cựu ước (Lc 1,76; Mt 11,9): Do đó ông là con
người nối kết giữa quá vãng và tương
lai, giữa điều có trước và cái đến sau.
Lạy Chúa, xin giúp con biết trung thành với
nguồn góc của chúng con trong quá khứ, nhưng cũng
luôn mơ tới mọi cái mới mẻ mà Chúa muốn
chúng con thiết lập Hôm Nay.
Ông đến để làm chứng, và làm chứng
về ánh sáng.
Chứng nhân của ánh sáng! Tước hiệu
đẹp biết bao! Gioan là người chứng tá!
Ba Tin Mừng kia đều giới thiệu cho ta,
Gioan Tẩy Giả như "người rao giảng lòng
sám hối" chỉ có Tin Mừng thứ tư cho ta hay,
ông được coi như “chứng nhân của ánh sáng”…
“người chứng thứ nhất của Đức
Giêsu Kitô”. Ta đừng quên rằng, từ chứng nhân,
được sử dụng trong tiếng Hy Lạp,
ở thuộc ánh “Martyros”, và trên thực tế, Gioan đã
là vị “chứng nhân đầu tiên" của
Đức Giêsu. Tin Mừng Thánh Gioan luôn lặp lại
tư tưởng này: Thế gian “lên án” Đức Giêsu.
Người ta phủ nhận và tố cáo Người.
Cuộc kết án này chỉ nhằm đến một
vấn nạn: “Nhưng ông ta là ai?” Khi đó các chứng
nhân mới xuất hiện và làm chứng cho kẻ bị
tố cáo. Từ “chứng tá" được sử
dụng 14 lần, và động từ "làm chứng"
được dùng tới 33 lần. Người chứng
đầu tiên đã xuất hiện, đó là Gioan Tẩy
giả: "ông đến để làm chứng về ánh
sáng”. Liệu tôi có dám quyết định theo Đức
Giêsu, khi người ta tố cáo Người không?
Và đây là lời chứng của ông Gioan, khi
người Do Thái đến hỏi ông: "Ông là ai?
Tại sao ông làm phép rửa?"
Những câu hỏi trên cũng mời gọi ta
tự vấn về vai trò chứng nhân của mình. Mọi
Kitô hữu đều phải trở nên nhân chứng cho
Đức Kitô. Do đó ta hãy nhìn coi, chính cách sống
của Gioan đã đặt vấn đề cho những
người đồng thời với ông. Người ta
thắc mắc về lai lịch của ông. Chúng ta có
trở thành vấn đề cho những người nhìn
ngắm chúng ta sống không? Trong cung cách đối xử
của ta có điều gì kích thích người khác phải
suy nghĩ không? Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống cách nào để
những người sống chung quanh chúng con, các bạn
đồng sự, những người quen biết
đều tự hối về "bí quyết” chúng con
đang sống. Vậy ông là ai?
Tôi không phải là Đấng Kitô... cũng không
phải là vị Ngôn sứ... tôi là một “Tiếng kêu”.
Vậy là sau lời hạch hỏi về lai lịch
của Gioan, người chứng, lại đến lý
lịch của Đức Giêsu mà người ta muốn tìm
biết. Vấn nạn thực sự đang gây nóng bỏng
trên môi miệng những kẻ thăm dò, đó là: "ông
có nhận mình là Đức Kitô không?". Rồi một câu
hỏi khác lại được gợi lên: “Thôi
được, vậy ông ấy là ai? ông có biết ông ta
không?”
Câu trả lời của Gioan đáp ứng cả hai:
ông khiêm tốn chậm rãi nói, ông không phải là Đấng
Kitô... Rồi ông nói thêm, ông chỉ muốn là một
"tiếng kêu, tiếng kêu về một người khác!
Hôm Nay, Giáo Hội và mỗi Kitô hữu, cần phải
lập lại chứng tá can trường của Gioan:
“Hỡi Giáo Hội, Giáo Hội có thể nói gì về chính
mình? Giáo Hội coi mình là ai? Hỡi Kitô hữu, bạn có
thể nói gì về chính mình? Bạn coi mình là ai?". Không,
tôi không phải là Đức Kitô. Tôi chỉ là tiếng vang
vọng của Đức Kitô. Lạy Chúa, xin giải thoát
chúng con khỏi những tự phụ coi mình như
chiếm hữu chân lý, như những “kẻ độc
quyền thừa hưởng" Đức Giêsu Kitô.
Có một Vị đang ở giữa các ông mà các ông
không biết.
Đấng Kitô không hiện diện ở một
nơi duy nhất? Tôi tin rằng Đấng Kitô mà các ông
đang kiếm tìm đó, đã ở giữa các ông, ở
giữa những hy vọng, những cuộc giao chiến,
những tình yêu nhân loại của các ông! Tính ưu việt
duy nhất của Giáo Hội, của người Kitô
hữu, là “nhận biết" và gọi tên "
Đấng mà con người đang mong đợi và dò
dẫm tìm kiếm, Đấng đang hiện diện trong
cuộc đời họ, chẳng hạn, vào ngày 10-12-1948,
khi Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên ngôn quốc
tế nhân quyền, thì chúng ta nhận ngay ra rằng, đó
là một sự hiện diện "của Đấng
đang" ở giữa cho dù Người chưa
được người ta nhận biết. "Ta
đói các ngươi đã nhận ra quyền sống
của ta... Ta ở tù, bị ngược đãi bị tra
tấn, các ngươi đã nhận ra quyền
được bảo vệ nhân phẩm cuả
ta....Nỗi khát vọng lớn lao của nhân loại là
được sống công bình hơn, thì đó là sự
hiện diện của Đấng hoàn toàn công chính.
Biết bao người thuộc mọi tôn giáo các vị
lãnh đạo các quốc gia thuộc mọi ý thức
hệ, đã có thể công bố một văn kiện
như thế, thì đó không phải là một dấu
chỉ thời đại sao? ở giữa các ông vẫn
có một vị nào đó... cho dù các ông chưa gọi
được tên Người. Dù là Kitô hữu nhưng có
thể chúng ta đã miễn cương phải chấp
nhận phong trào đề cao nhân quyền trên đây,
bởi vì ta cũng thuộc vào số người thường
nhạo báng những quyền đó, mỗi lần ta khinh
miệt một người anh em. Nhưng làm sao ta lại
không vui mừng trước yêu cầu phải tôn trọng
mọi người đang lớn dần trong nhân loại.
Hôm Nay, khi ta biết rằng, Thiên Chúa đã làm người,
và trong Đức Kitô mà ban tính con người đã
được nâng lên tới một phẩm giá siêu
việt và điều đó không phải chỉ có giá
trị cho các kẻ tin Đức Kitô, nhưng đúng ra cho
mọi người thiện chí, được ơn Thánh
hoạt động cách vô hình trong tâm hồn...", như
Công đồng Vatican II đã quả quyết rõ ràng (G.S 22).
Vị mà các ông không biết... Người sẽ
đến...
Suốt cuộc đời Đức Giêsu đã không
được người đời nhận biết.
Thiên Chúa không đến trong tiếng kèn thổi, trong
sấm sét bão giông. Thiên Chúa không phải là “kẻ chà
đạp” hay "thống trị". Người
như "tiếng gió thì thầm mà ta không biết đâu
đến và sẽ thổi tới đâu". (Ga 3,8). Thiên
Chúa là “Đấng tự để cho người ta chà
đạp, đóng đinh, buộc tội”. Như thế
có ngược đời không? Không đâu! Đó là sự
thật về Thiên Chúa, Đấng chỉ có thể là
"Thiên Chúa dấu ẩn”, ta không thể nắm bắt
được “Bản thể " của Người. Và
về căn tính của Đức Giêsu "(Vậy ông là
ai'), tất cả mọi dò tìm của lý trí cũng
đều bất lực. Người thực sư là
"Thiên Chúa không thể biết được”, là
"Thiên Chúa dấu ẩn"!
Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận ra Chúa, ngay tại
nơi Chúa ẩn dấu, con đang kiếm tìm Chúa trong
sức khỏe, trong thành công, trong tình thân hữu, trong
hạnh phúc được sống (và Chúa vẫn ở
đó!). Thế mà con chỉ thấy bệnh tật,
thất bại trong cuộc sống vợ chồng, bà con
hay nghề nghiệp, và nghèo đói. Lạy Chúa, xin giúp con
đừng bỏ qua mà không nhận ra sự hiện
diện đáng bị che dấu của Chúa.
Này bạn, nếu bạn khám phá ra Tôi đang dấu
ẩn, nhưng luôn hiện diện, thì bạn đã tìm
được một nguồn vui sướng mà không ai,
không gì có thể làm say mê bạn hơn được,
niềm vui Magnificat của những người nghèo,
niềm vui của Gioan Tẩy Giả khi ông thấy mình
nhỏ bé đi, còn niềm vui của Người "bây
giờ đã trọn vẹn" (Ga 3,29-30).
Tôi không đáng cởi quai dép cho Người...
Gioan Tẩy Giả là con người “khiêm tốn xóa
bỏ đời mình trước Đấng ông loan
báo" Gioan Tẩy Giả, đó là chứng nhân đúng
nghĩa nhất. Ông chỉ hiện diện nhằm quy
chiếu về một Đấng khác. ông từ chối
tước hiệu Kitô (Ga 1,20). ông mong ước
được 'biến đi" để Người
“lớn lên" (Ga 3,30). Ông không phải là ánh Sáng, nhưng
chỉ là một cây đèn nhỏ đốt sáng trong
đêm tối (Ga 5,35). Ông là người “tôi tớ" không
xứng đáng cởi quai dép cho chủ (Ga 1,27). Ông chỉ
là bạn hữu của chàng rể, đứng xa xa,
bị xóa mờ (Ga 3,29). Ông đã hết sức hoàn tất
"tác vụ " của mình, bằng cách tự đình
chỉ công việc của mình để làm 'lợi ích cho
Đức Giêsu, bằng cách hy sinh mọi môn đệ
của mình để gđi họ đến theo một
Đấng khác” (Ga 1,35-39). Cuối cùng ông đã chết
trước khi thấy vinh quang của Đấng Phục
sinh, trong cảnh hoàn toàn mù tối của nghi ngờ:
“Thầy có phải là Đấng Thiên Chúa sai đến
không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác " (Mt.
11,2). Như thế Gioan Tẩy Giả không những là
một chứng nhân" tuyệt hảo, mà cũng là
"mẫu tín hữu" tiêu biểu: “Kẻ không thấy
nhưng vẫn tin “ (Ga 20,29).
Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin cầu cho chúng con.
Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin ban cho chúng con có
khả năng tự xóa mờ và sống khiêm tốn
như Ngài.
Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin ban cho chúng con
"tình yêu điên cuồng" đó, biết hy sinh cho
kẻ khác để niềm vui chúng con được
trọn vẹn…
Tôi đây làm phép rửa bằng nước.
Đó là những chuyên viên “thanh tẩy", các tư
tế và trợ tế chính thức, được
giấy tờ công nhặn hẳn hoi (Ga 1,19), đến
kiểm chứng tư cách chính. thức của kẻ
ngoại cuộc này, mà hoạt động “tha tội"
(Mc l,4) của ông ta đáng bị tôn giáo tinh tuyền, tôn
giáo của Giêrusalem ngần ngại và cấm đoán (Ga 1, 1
9 ). Bởi vì những kẻ đến hạch hỏi
Gioan, chính là nhóm người pharisêu, những kẻ
“sạch”, những “Peruoushim", biết trọn vẹn
lề luật, các quy định, những điều
được phép hay cấm đoán... (Ga 1,24). Nhưng than
ôi, những người Pharisêu trung hậu này, khi chăm
chú đến những nghi thức đúng thực, lạy
bỏ qua Đấng duy nhất có quyền tha tội.
Phần lớn số người trong nhóm họ sẽ
từ chối Ngài. Bởi vì chính Gioan Tẩy giả
biết rõ Đấng đó: Không phải ông, người
thừa tác và tôi tớ hèn mọn tha tội... vì ông chỉ
làm phép rửa bằng nước... nhưng sau ông, sau
cử chỉ làm phép rửa có tính nghi thức của ông,
thì "chiên xóa bỏ tội trần gian" sẽ
đến (Ga l,29).
Lạy Chúa, càng tới gần lễ Noen, xin giúp chúng
con mau mau tới gần Chúa, vì chỉ mình Chúa mới xóa
bỏ được tội lỗi.
Các việc đó đã xảy ra tại Bêtania, bên kia
sông Giođan.
Họ đã từ Giêrusalem đến... từ thành
thánh, trung tâm thế giới để phổ biến và
giám sát lời Chúa. Thế mà, Thiên Chúa lại tỏ mình ra
trên một miền đất lạ,, bên kia sông Giođan.
Vị thánh sử rất tin vào tầm quan trọng của
khung cảnh địa lý này, khiến ông nhấn mạch
tới hai lần (Ga 1,28 và 10 40). Lạy Chúa, xin gúp chúng con
trở nên nhưng "thừa sai", không đóng khung mình
trong ranh giới hạn hẹp của chúng con. Xin mở
rộng lòng chúng con nhận ra sự hiện diện kỳ
diệu của Chúa... trên bờ sông bên kia.
|