NHỮNG NHÂN CHỨNG SỐNG VỀ CUỘC TỬ ĐẠO CỦA CHA PHAN XI CÔ TRƯƠNG BƯU DIỆP (Tập 4)
Trong giáo hội Công Giáo toàn thế giới đến ngày hôm nay đã có mấy ngàn vị Thánh Tử Đạo. Riêng Việt Nam, Giáo Hội Công giáo Việt Nam đã có trên một trăm vị. Chúng ta thử nghĩ lại trong mấy ngàn vị Thánh đó, có Vị nào chưa được Giáo Hội phong thánh mà đã được giáo dân cũng như dân chúng khắp nơi chung lòng chung sức đóng góp để xây cất một ngôi đền thờ rất Vĩ Đại để thờ phụng Ngài như đền thờ cha Diệp hay không? Chúng ta thử suy nghĩ lại, trong mấy ngàn vị Thánh đó, có Vị nào chưa được giáo hội phong Thánh mà lại được tất cả dân tộc của một đất nước biết đến thanh danh Ngài và đã kính thờ Ngài như một vị Đại Thánh hay không? Chúng ta cứ mở bất cứ tập sách, báo nào ra, cũng đều sẽ luôn luôn nhìn thấy hình ảnh của Ngài, biết bao nhiêu người đã tin vào Ngài, bao nhiêu người cầu bào đến Ngài hầu như đều được Ngài cứu giúp.
Bởi những việc đã xảy ra như trên, nên tất cả dân chúng Việt Nam nói chung cũng như Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng đều tin rằng một ngày rất gần Ngài sẽ đưọc Tòa Thánh phong thánh. Vì trên một trăm vị Thánh Tử Đạo Việt Nam lại có vị nào có được một đời sống linh mục và một công cuộc Tử Đạo được như Ngài?
Tất cả người Công Giáo Việt Nam đều biết rằng việc phong Thánh cho mấy ngàn vị thánh của Giáo Hội Công Giáo là việc đương nhiên. Việc phong Thánh cho trên một trăm vị thanh Tử Đạo Việt Nam cũng là việc đương nhiên. Nhưng việc sẽ phong Thánh cho cha PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆP trong một ngày gần đây là việc Tòa Thánh cần phải làm, vì đó là TRÁCH NHIỆM và BỔN PHẬN của Tòa Thánh. Bởi Cha đã được Thiên Chúa bề trên phong Thánh từ lâu và tất cả người dân trong nước đã tôn vinh Ngài như một vị Đại Thành thì Giáo Hội lẽ tất nhiên cũng phải phong thánh cho Ngài.
Tuy nhiên có một việc rất lạ xảy ra vào cuối năm 2011. Đó là việc một vị linh mục đứng ra quyên góp TIỀN BẠC để xúc tiến việc phong thánh cho cha Diệp.
Tôi không hiểu được nguyên nhân tại sao hội đồng Giám Mục Cần Thơ lại tuyển chọn, hay là chính vị linh mục ấy đã tự yêu cầu rồi được chấp thuận làm Cáo Thỉnh Viên. Để ông có trọn quyền thu thập, tuyển chọn, phổ biến cũng như đệ trình lên Tòa Thánh những tài liệu về công cuộc tử đạo của cha Thánh. Tại sao Tòa Tổng Giám Mục lại chọn một linh mục như ông. Vì ông, theo thiển ý của chúng tôi, không có một chúc ít kiến thức cũng như hiểu biết tối thiểu về lịch sử Việt Nam thời đó. Nhất là về Cà Mau và nơi cha Diệp tử đạo. Ông không biết rằng vào năm 1945 nước ta đã xảy ra những biến cố lịch sử như sau?
• Về chánh trị: Mùa xuân thì Pháp cai trị nước ta. Mùa hạ thì Nhật đảo chánh Pháp và tước đi quyền cai trị đó. Mùa thu Việt Minh lại cướp chánh quyền. Đến mùa đông thì Pháp trở lại Dông Dương trong đó có VN. Pháp chiếm đóng những thành phố lớn, còn Việt Minh cai quản vùng thôn quê và những quận huyện hẻo lánh. Trong bốn lần thay ngôi đổi chủ đó không có lần nào dân chúng được an cư sinh sống. Trái lại thành phố thì tan nát, thôn quê thì điêu tàn, ruộng vườn thì hoang phế, vô chủ. Nhà thờ Tắc Sậy là vùng thôn quê, và như lời Đức Hồng Y nói: “Năm đó ruộng đồng bỏ hoang phế vô chủ hết. Vì tất cả chủ đất bị giam trong trại GIAO HÓA hoặc trốn đi Sài Gòn hết.”
• Về quân sự: Cho đến ngày 02 thánh 02 năm 1946, Pháp mới cho một đại đội di chuyển bằng đường thủy đến đóng quân tại thị xã Cà Mau (lúc ấy, vẫn chưa thành lập chánh quyền). Đường thủy không đi ngang qua Hộ Phòng cũng như nhà thờ Tắc Sậy. Nói rõ hơn, Năm 1946 Pháp vẫn chưa đến Hộ Phòng cho nên chưa có đồn Pháp nào đồn trú tại đó. Chỉ có quân đội Việt Minh cai quản mà thôi. Rất lâu, có đến hằng nhiều năm, sau khi cha Diệp bị chúng giết, Pháp mới chiếm Hộ Phòng rồi thành lập chánh quyền, từ lúc đó mới có đồn Pháp.
• Về xã hội: Thời đó dân tình cả nước ly tán. Nhất là ở thôn quê Cà Mau, dân chúng sống trong sợ hãi lo âu. Đa số dân thôn quê ở Cà Mau đều là địa chủ. Nên rất lo sợ, sợ không biết mình sẽ bị Việt Minh gán ghép vào thành phần nào. Vì lúc đó có chiến dịch ruồng bắt những thành phần Trí, Phú, Địa, Hào, và như lời ông Hồ nói, “phải đào cho tận gốc, móc cho tận rể.”
• Về kinh tế: Ruộng đất Cà Mau rất sâu nên muốn làm được ruộng chủ đất phải đấp bờ bao ngạn để nước mặn khỏi tràn vào. Bờ bao ngạn cũng là bờ ranh đất, rất to lớn và kiên cố. Cộc mốc được cấm trên đó. Người ta có thể dời cộc mốc chứ làm sao người ta dời bờ bao ngạn được. Ở vùng Cà Mau không bao giờ lấn ranh đất được. Chỉ có cướp tất cả đất đai thôi. Nghĩa là nhiều người khai phá đất, nhưng vì quê mùa dốt nát không biết kê khai xin bằng khoán chủ quyền (cũng có khi biết nhưng vì muốn trốn thuế nên không khai vì nghĩ rằng không ai dám cướp đất mình). Những người khác biết chuyện và có thế lực xin giấy chủ quyền rồi cướp luôn. Trường hợp xảy ra như chuyện Đồng Nộc Nạn.
• Về tôn giáo: Đầu năm 1946 sau khi Việt Minh thanh toán những thành phần TRÍ, PHÚ, ĐỊA, HÀO xong, tại những vùng mà chúng chiếm đóng có chiến dịch tiêu diệt các Tôn Giáo từ Bắc chí Nam. Thời đó giáo hội Công Giáo Cà Mau có năm cha, bốn bà phước cùng hai nữ tu, cũng như trên hai mươi nhà thờ.
Dân chúng lớn tuổi ở Cà Mau ai ai cũng biết (nhưng có lẽ cha Tuyên là Cáo Thỉnh Viên lại không biết,) sau khi chiến dịch tiêu diệt Tôn Giáo xảy ra chỉ vài ngày, thì Giáo Hội Công Giáo Cà Mau hoàn toàn tê liệt. Hầu hết các nhà thờ bị đập phá. Tất cả nhà thờ còn lại thì không còn một cha nào ở lại mà dâng Thánh Lễ hàng ngày như bổn phận các cha phải làm. Vì tất cả các Tu Sĩ ở Cà Mau đã bị sát hại hay đã trốn đi khỏi tỉnh. (Bốn dì phước cùng hai nữ tu bị chúng bắt ngày 06 tháng 03. Bị đem về giam tại nhà xứ Tắc Sậy ngày 09 tháng 03 và sau khi giết cha Diệp ngày 12 tháng 03, chúng đem các Bà về Bào Sen hành hình ngày 13 tháng 03 năm 1946. Nơi Chúng hành hình các Bà là điền Giáo Oai, đối diện và cách nhà thờ Bào Sen chừng 100 mét. Phần bốn Cha còn lại thì được Ba tôi che dấu, chứa chấp, sau cùng dẫn dắt, di tản khỏi Cà Mau).
Vì cha Diệp là Linh Mục nên Cha bị quân dữ tìm giết. Cha đã vâng lời cha Bề Trên và cùng các Cha lẫn trốn trong nhà xứ họ Hòa Thành được bốn ngày.
Vì Cha là đấng chăn chiên lành quá yêu quý Giáo Dân mình nên khi nghe tin họ bị quân dữ giam cầm, Cha đã bất chấp mạng sống của mình mà xin cha Bề Trên cho quay về Tắc Sậy để cứu giáo dân.
Vì muốn bảo vệ sinh mạng bốn vị thừa sai ĐẠI DIỆN cho Thiên Chúa, Cha không thể nào làm khác hơn là đành phải cắn răng, thúc thủ trước sự việc quân dữ toan thiêu sống trên một trăm con cái mình. Cha đã giải tội tập thể cũng như Cha đã rửa tội cho tất cả người ngoại giáo.
Vì Cha là là Tu sĩ Việt Nam muốn bảo vệ danh dự Giáo Hội nên chấp nhận cái chết để cứu Giáo dân, chứ không muốn nhờ đến Pháp che chở và cứu giúp.
Đó là lịch sử Việt Nam nói chung, cũng như lịch sử Cà Mau nói riêng vào thời đó. Nhưng dưới đây là hồ sơ gồm những lời chứng do những nhân chứng sống tường trình lại mà linh mục Cáo Thỉnh Viên đã thu thập được. Tôi chỉ đăng trọn mỗi bài phỏng vấn của Đức Hồng Y mà thôi. Còn lại tất cả những nhân chứng khác tôi chỉ xin được giữ lại phần chánh nói về nguyên do dẫn đến cái chết cũng như cuộc hành hình của cha Thánh. Tôi bỏ bớt đi phần tự giới thiệu tiểu sử quá dài. Cuộc phỏng vấn những nhân chứng sống được diễn ra như sau:
Cuộc phỏng vấn diễn ra tại văn phòng Đức Hồng Y lúc 10 giờ sáng ngày 4.8.2011. Hiện diện:Đức Hồng Y GB. Phạm minh Mẫn - Cha Roland Jacques – Cha Phêrô Trần thế Tuyên Tôi sinh năm 1934 ở Cái Rắn – Cha tôi được mọi người gọi là Ông Sáu Hào – Mẹ tôi tên Quới. Ba tôi được lưu danh nhờ đào một con kênh, gọi là kênh ba ngàn, vì dài 3000 thước. Dân địa phương cũng gọi là Kênh Sáu Hào. Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp ở Tắc Sậy. Ngài không phải là Cha sở của tôi, nhưng Ngài hay tới lui thăm Cha sở họ đạo tôi là Cha Công và Cha sở Hòa Thành lúc đó là Cha Tứ. Mỗi khi có dịp như thế, các Ngài đến thăm gia đình tôi.
Khoảng năm 1939, lúc đó tôi mới vừa được sáu tuổi. Trong một lần đến gia đình tôi, Cha Phanxicô Diệp đã nói với mẹ tôi: Bà Sáu cho thằng Mẫn học kinh tiếng La Tinh và giúp lễ. Mẹ tôi làm theo lời Cha dạy, cho tôi đến nhà thờ học kinh và giúp lễ. Mỗi lần được giúp lễ là mỗi lần tôi nhìn thấy Cha sở dâng lễ. Thấy ngài đưa Mình Thánh Chúa lên, tôi có một liên kết với lõm cây chuối mà mẹ tôi xắt cho heo ăn vậy. Sau nầy, tôi suy nghĩ vả lấy làm lạ là Cha Phanxicô, không là Cha sở của tội, nhưng Ngài có một quan tâm đến thiếu nhi, tìm cách lo cho chúng đến gần bàn thờ qua việc giúp lễ.
Lần thứ hai, chừng 5 năm sau đó, cũng trong lần đến thăm gia đình với các Cha. Chính Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp bảo Cha Mẹ tôi: Ông Bà Sáu lo cho thằng Mẫn đi tu nhà trường Cù Lao Giêng để làm linh mục. Sau đó, tôi được gửi đi tu ở tiểu chủng viện Cù Lao Giêng.
Cha Diệp làm Cha Sở Tắc Sậy. Nhưng Cha rất thương giáo dân và lập nhiều họ lẻ, trong đó có họ đạo Chủ Chí. Cha xây nhà thờ cho giáo dân, rồi khai khẩn ruộng đất cho dân có đất làm ruộng và giao cho Ông Nội tôi làm Biện Việc chăm sóc ruộng lúa nhà chung. Cha Diệp có lòng thương dân đặc biệt, cả lương giáo. Ai cũng quí mến Cha.
Năm tôi lên 11 tuổi, tức tôi đã đi học ở tiểu Chủng Viện Cù Lao Giêng rồi. Tháng hè năm 1945 tôi được đi theo các Cha sở trong hạt, chèo xuồng từ Hòa Thành lên để thăm Cha Diệp ở Tắc Sậy. Năm 1945, năm loạn lạc tang thương khắp vùng. Người ta phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn đi đến các vùng an ninh. Tôi không được nghe quí Cha nói với nhau điều gì, nhưng sau nầy tôi biết là quí Cha khuyên Cha Diệp nên rời bỏ Tắc Sậy. Nhưng Cha đã không thay đổi quyết tâm là ở lại với đàn chiên. Sau đó chiến tranh loạn lạc đến hồi khốc liệt, gia đình tôi cũng phải di tản lên Bạc Liêu. Cha Diệp ở lại và đã bị giết chết.
Tôi ghi nhận ba điều vế Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp: Ngài là một linh mục thánh thiện, một linh mục luôn nghĩ đến tương lai của Giáo Hội, khuyến khích người khác đi tu. Ngài là một linh mục thương lo cho dân. Ngài đi tới đâu là lo xây dựng nhà thờ nhà ở cho bà con cả lương giáo. Ngài là một mục từ sống chết vì đàn chiên.
Cám ơn quí Cha đã lo xúc tiến việc tuyên thánh cho Cha Phanxicô Trương bửu Diệp. Thực sự người ngoại giáo và cả ngưới vô thần đã phong thánh cho Cha lâu rồi. Khi tôi còn làm Giám Mục phó ở Mỹ Tho. Bà Bí Thư Phường ở đó đã tổ chức xe đò và kêu mời bà con lương giáo đi hành hương kính viếng Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp.
Kính thưa Đức Hồng Y. Thưa ngài, con là Ngô Thiên Hiệp, con Ông bà Thầy Hai Ngô Thiên Cẩn. Ngày xưa ba con trông coi họ đạo Bào Sen. Cho dù xa cách quá lâu nhưng con tin Hồng Y vẫn còn nhớ ba má con. Riêng vợ chồng con rất nhớ Hồng Y. Chính ngài đã rửa tội cho vợ con. Không bao lâu sau đó cũng chính ngài đã làm phép hôn phối cho vợ chồng con, khi ngài còn làm Phó Giám Mục địa phận Mỹ Tho. Con xin có đôi lời gởi đến Hồng Y như sau.
Thưa Hồng Y, trong đêm khổ nạn, Ngôi Hai Thiên Chúa đã bị người đệ tử ruột chối bỏ mình ba lần. Người đệ tử đó ai ai cũng biết là thánh cả Phêrô. Còn Thánh Phanxicô Trương Bửu Diệp cũng như Ngôi Hai Thiên Chúa, đã có người con Linh Hướng của mình, cũng trong ba câu nói, đã mang theo ý nghĩa chối bỏ mình đến ba lần. Thưa ngài, ngài nói: “Tôi không được nghe quý cha nói với nhau điều gì. Nhưng sau nầy tôi biết quý cha khuyên cha nên rời bỏ Tắc Sậy. Sau đó chiến tranh đến hồi khốc liệt, gia đình tôi cũng phải di tản lên Bạc Liêu. Cha Diệp ở lại và đã bị giết chết.”
Trong một cuộc phỏng vấn quan trọng để thâu thập hồ sơ về cuộc tử vì đạo của Cha Diệp,hầu trình lên Toà Thánh trong mục đích phán quyết việc phong thánh cho Cha. Hồng Y là một nhân chứng sống TỐI QUAN TRỌNG mà chỉ nói lên được có vậy thôi sao? Thưa Hồng Y, ba câu nói của ngài làm con nghĩ ngài đã chối bỏ Cha Diệp đến ba lần.
Thứ nhất: Ngài chối KHÔNG BIẾT GÌ về cuộc khổ nạn của Cha Diệp.
Thứ hai: Ngài chối KHÔNG TÌM HIÊU GÌ về cuộc khổ nạn của cha Diệp.
Thứ ba: Ngài biết hết nhưng chối KHÔNG NÓI LÊN ĐIỀU GÌ về cuộc khổ nạn cho mọi người biết để học hỏi, noi gương hoặc đồng cảm cùng công cuộc khổ nạn của Cha.
Kính thưa Hồng Y, ngày xưa năm con lên 11 tuổi, con chỉ thấy trong sân sau nhà thờ Bào Sen có sáu ngôi mộ,được chôn cất và bao rào cẩn thận. Cổng vào khu mộ có tấm bản nhỏ ghi lại giòng chữ ba con viết “KHU MẢ THÁNH”. Thưa Đức Hồng Y, chỉ với ba chữ KHU MẢ THÁNH thôi mà đã ám ảnh con suốt mấy năm trời, và cũng nhờ tên KHU MẢ THÁNH con đã muốn tìm hiểu. Bảy năm sau con được Cha Tứ cho con biết rõ về cuộc Bách Đạo toàn tỉnh Cà Mau. Rồi hai năm sau nữa, Cha Công lại cho biết thêm rất nhiều. Rồi đến ngày giỗ ba mươi năm của cha Diệp, ngày 12 tháng 03 năm 1976, con được ba con kể tường tận, và giải đáp hết tất cả nghi vấn mà con chưa được rõ trước đó.
Kính thưa Hồng Y. Con không nghĩ ngài VÔ TÌNH và BẠC NGHĨA đến đỗi trong suốt sáu mươi năm mà ngài KHÔNG TÌM HIỂU gì về cuộc khổ nạn của cha Linh Hướng mình. Người Cha mà Hồng Y kính yêu nhất. Chắc ngài cũng chưa quên từng lời nói Cha đã nói với mình từ ngày còn thơ ấu.
Kính thưa Hồng Y. Con nghĩ không một ai BIẾT TƯỜNG TẬN về cuộc Bách Đạo của cả xứ đạo Cà Mau mà trong đó Cha Trương Bửu Diêp và tất cả các nữ tu đã hy sinh vì vinh danh Chúa chết vì tử vì Đạo được rõ ràng và tường tận như ngài. Nhưng, ngày xưa, chính vì hoàn cảnh mà Thánh Cả Phêrô phải chối là không quen biết Chúa. Thì hoàn cảnh ngày hôm nay cũng vậy. Ngày xưa Thánh cả Phêrô đối mặt với quân dữ có một đêm thôi. Thưa Hồng Y, còn ngày hôm nay ngài còn phải chịu đựng, phải im lặng bao lâu nữa trong xã hội hiện tại mới có thể nói lên hết sự thật. Con thông cảm hoàn cảnh của ngài. Xin mọi người hãy thương xót và cầu nguyện cho ngài thật nhiều.
Con LOUIS NGÔ THIÊN HIỆP
Phỏng vấn Ông Đôminicô Nguyễn văn Đức:
Ông Muời Thính là cận vệ của tướng Cao Đài trong vùng là Cao Trường Phát kể cho Ông nghe nhiều lần rằng: Không phải Cao Đài hay Việt Minh giết Cha Diệp mà là hai tên lình Nhựt bị giải giáp và nhập vào phe Ông Cao trường Phát. Hai tên nầy mang tên Cao trường Thắng và Cao Trường Ngươn. Còn một tên nữa không biết tên.
Thắng và Ngươn rất hung dữ và thù ghét Pháp vô cùng. Thấy Cha Diệp tới lui với Pháp, hai tên nầy trả thù bằng cách bày chuyện dẫn linh cao đài của Cao Trường Phát đi lùa Cha Diệp và giáo dân nhốt vào lẫm lùa của Ông Châu văn Sự ở Cây Gừa và chém Cha rồi xô xuống ao gần bên. Ông Cao Trường Phát nghe tin và nghĩ rằng: Ông đã nuôi ong tay áo, hai tên Nhật nầy nếu giết người khác dễ dàng như thế thì có lúc cũng sẽ phản bội và giết Ông chăng? Nên Ông đã lập mưu cho người giết hai tên Nhật mang tên Thắng và Ngươn nầy. Tên lính Nhật còn lại ông âm thầm thanh toán sau.
Bà Huỳnh thị Tú sinh năm 1905 Bà không nhớ nhiều chi tiết về cuộc đời Cha Fx. Trương Bửu Diệp. Bà khóc khi nhắc đến Cha và tình thương của Cha. Bà nói “mọi chuyện đều do Cha lo: áo trằng mặc khi rửa tội hay khi rước lễ thường, khăn tang hay hòm chôn người chết… cha đều lo cho dân nghèo. Cha dạy giữ lửa bằng cách lấy trái ổi non, phơi khô, đốt lên rôi bỏ trong lon đậy kín lại, một tuần sau vẫn còn than đỏ. Bà Huỳnh thị Tú, mẹ ông Đức, đã từng nấu cơm cho Cha Diệp khi Cha đến Đẫu Sấu và Chủ Chí. Ông Louis LÊ HỮU GIẦU, Sàigòn.
Năm 1945-1954 Pháp trở lại Đông Dương, giải giáp Nhật, đồn của Pháp đóng trên Hộ Phòng chỉ cách Tắc Sậy hơn hai cây số. Đây là thời gian vô cùng loạn lạc và tang thương. Những phe nhóm chính trị ở vùng đó như Cao Đài, Miên Thổ và Việt Minh xuất hiện, tranh chấp ảnh hưởng để hùng cứ vùng đó.
Riêng họ đạo Tắc Sậy và cả Khúc Tréo, bà con không di cư, vì có Cha Phanxicô. Chính Ngài tạo một sự ổn định tương đối và chỗ dựa cho cả lương giáo ở đó. Thỉnh thoảng, lính pháp đi ngang tạo một bảo vệ an toàn cho họ đạo. Ông Giàu cho biết rằng: Ban quới chức đề nghị Cha rời vùng bất an nầy về Bạc Liêu cho an toàn bản thân, nhưng Cha từ chối Cha được sai để chăn chiên, chiên ở đâu thì người chăn chiên phải ở đó. Chủ chiên không thể bỏ chiên.
Biến cố tháng ba năm 1946:
Một buổi sáng, có tốp lính mặc đồ trắng, cầm cờ trắng đi đầu, để khi gặp lính Pháp thì họ đầu hàng, nhưng phía sau có cờ có hình con mắt, cờ Cao Đài. Tốp lính đến lùa cả lương giáo từ Đất Thánh đến qua nhà thờ, trong đó có cả Cha Phanxicô, bà phước và giáo dân đông hơn một trăm người xuống Cây Gừa, cách đó chừng hơn ba cây số. Họ lùa vào trong hai lẫm lúa, một lẫm có Cha, các bà phước và nhiều người công giáo. Lẫm khác có nhiều người ngoại giáo. Lúc đó độ chừng sau 12 giờ
Cha bị mời ra ba lần. Hai lần đầu, mỗi lần chừng mười lăm hay hai mươi phút. Cha trở vào, không nói gì cả. Lần thứ ba: Cha không trở lại… sau nầy biết là Cha đã bị giết chết và xô xác xuống ao nhà Ông giáo Sự.
Đến khoảng chập tối, người ta mở cửa cho về và dặn là: lấy đồ tản cư, nếu còn nán lại sẽ giết hết. Bà con tản cư ngay trong đêm. Ông đưa các dì phước sang bên sông vào những nhà trống ở tạm. Ông lên Hộ Phòng báo cho lính Pháp. Họ xuống và mang các dì phước đi an toàn.
Kính thưa Bõ,
Thưa Bõ, con quá đỗi, vừa ngạc nhiên vui mừng, vừa đau đớn cùng một lúc. Vui mừng vì đúng sáu mươi năm xa cách không tin tức về Bõ, rồi tình cờ mấy tháng nay con mới được biết tin của Bõ. Bõ vẫn còn khoẻ mạnh và vẫn còn vô cùng sáng suốt. Con nhớ năm 1951 khi gia đình con mới về Sài Gòn, ba con có dẫn con đến thăm Bõ. Rồi năm sau đó, năm 1952, ba má con lại dẫn con đến thăm Bõ một lần nữa. Lần đó con mới lên tám tuổi. Con không ngờ lần gặp gỡ sau cùng đó mới đây mà đã đúng sáu mươi năm. Ngày nay Bõ đã gần chín mươi, còn con vài năm nữa thôi cũng sẽ bước sang tuổi bảy mươi rồi. Đời người mấy ai qua được trăm năm. Nhưng sao trăm năm lại ngắn ngủi quá, phải không thưa Bõ?
Thưa Bõ, ai chọn cha đỡ đầu cho con mình chắc phải chọn người đạo đức, sốt sắng, và siêng năng làm việc tông đồ. Ngoài ra còn phải chọn những gia đình có ăn và có học. Ba má con cũng vậy. Ba con nhận thấy Bõ là thanh niên trí thức, gia đình lại đạo đức. Riêng Bõ rất siêng năng theo phụ giúp các cha, gần gũi các cha. Lần nào cha Diệp về Cà Mau họp cũng có Bõ đi theo chèo xuồng giúp. Ba con vì thế đã rất yêu mến Bõ, và đã chọn Bõ . Thời đó tìm kiếm một người được như Bõ thật rất hiếm. Cũng rất may cho con là Bõ đã không chối từ, chấp nhận làm cha đỡ đầu cho con.
Thưa Bõ, còn tại sao con lại vô cùng đau đớn là vì đã đến tuổi nầy mà Bõ lại đứng ra làm chứng gian và tố cáo dối cho một vị Thánh. Một vị Thánh mà bao nhiêu người ngưỡng mộ và kính phục.
Bõ nói là những năm từ 1945 đến 1954 Pháp trở lại Đông Dương giải giáp Nhật, đồn của Pháp đong tại Hộ Phòng vân vân. Tất cả những diễn biến lịch sử Bõ kể trên đều đúng hết. Rất rõ ràng và chính xác. Nhưng chỉ đúng trong tròn chín năm đó mà thôi.
Thưa Bõ, còn biến cố lịch sử về việc tử đạo của cha Diệp xảy ra vào tháng Ba năm 1946. Khi đó Hộ Phòng vẫn do chánh quyền Việt Minh cai quản. Vì đến ngày 02 tháng 02 Pháp mới cho một đơn vị nhỏ, khoảng chừng một đại đội, duy chuyển bằng đường thủy đến đóng tại thị xã Cà Mau ( Đường thuỷ không đi ngan qua Hộ Phòng cũng như nhà thờ Tắc Sậy ). Cho đến ngày 30 tháng 04 năm 1946 Pháp mới tăng cường quân số đông hơn, ( Cũng đường thuỷ ) chiếm đóng hết thị trấn, và từ lúc đó các cơ quan hành chánh mới bắt đầu hoạt động. Rất lâu sau đó, thành lập chánh quyền xong, Pháp mới từ từ lấn chiếm các quận, huyện. Như quận Đầm Dơi của con, đến năm 1954 Pháp cũng chiếm đóng chưa xong, và quận vẫn do chánh quyền Việt Minh điều hành. Vậy con xin lặp lại lần nữa. Năm 1946 dân chúng cư ngụ gần Nhà thờ Tắt Sậy, cũng như dân chúng ở chợ Hộ Phòng, chưa ai thấy được mặt thằng Tây nào.
Về Biến cố tháng Ba năm ấy xảy ra, diễn tiến như sau: Ngày thứ nhất,ngày 05 Tháng Ba 1946, các cha tụ về nhà thờ Chánh Cà Mau họp (vì các cha được tin từ cán bộ địa phương thương mến các cha, âm thầm cho biết Trung Ương sẽ cho người xuống bắt các cha giam cầm hoặc sát hại, nên họ khuyên các cha nên lánh mặt.)
Sau đó các cha đồng ý đến nhà xứ của nhà thờ Hòa Thành để lánh tạm (vì các cha hoàn toàn không chấp nhận sự xâm lăng của thực dân Pháp, cho nên dù nơi Pháp đóng quân chỉ cách nhà thờ chánh không đến ba cây số, các cha cũng không đến đó trú ẩn.)
Ngày thứ hai, ngày 06 tháng 03 Việt Minh bắt hết bốn bà phước và hai nữ tu giải đi.
Đến ngày thứ năm, có người từ nhà thờ Tắc Sậy đến cho cha Diệp biết có nhiều giáo dân bị Việt Minh bắt và giam giữ tại nhà xứ, và họ nhắn cho Cha biết nếu Cha về thì giáo dân sẽ được thả. Chiều ngày thứ sáu Cha về trình diện họ. Họ không thả một ai còn tống giam Cha cùng chung với mọi người (vì họ muốn biết nơi đang ẩn trốn của các cha còn lại.)
Ngày thứ bảy họ bắt thêm trên sáu mươi người nữa. Rồi giam cầm mọi người chung trong hai lẫm lúa của ông Giáo Sự.
Ngày thứ tám ngày 12 tháng 03 họ hạch hỏi và tra tấn Cha ba lần để tìm về tung tích của bốn cha. Họ đe dọa rằng nếu cha Diệp cố tình che dấu không nói ra nơi các cha còn lại đang ẩn trốn họ sẽ thiêu sống tất cả mọi người. Thiên Chúa là Đấng toàn năng, vì để cứu trên trăm người khỏi bị thiêu đốt, cũng như để che chở các cha khỏi cuộc thảm sát, Ngài đã phong thánh cho cha Diệp trong lúc nguy khốn,để cha Diệp cứu giúp và che chở cho tất cả mọi người ( đây chỉ là ý nghĩ của riêng con thôi.)
Ngày thứ chín, ngày 13 Tháng Ba 1946, họ hành quyết bốn dì phước và hai nữ tu tại điền Giáo Oai,đối diện nhà thờ Bào Sen, trước sự chứng kiến của dân chúng điền Giáo Oai,điền Ngô Tà Dương,điền Trương Đình Huy và giáo dân Bào Sen cùng giáo dân Cao Đài bị dân quân lùa đến. Hai cha già Pháp, cha Tứ, cha Công, và Thầy Hai Ngô Thiên Cẩn cũng chứng kiến qua kẻ vách. Thưa Bõ, Nếu như thời đó Pháp đã đến đóng quân, hay thành lập chánh quyền ở Hộ Phòng rồi, thì khi nghe tin sáu ông qưới chức cùng thân nhân, và sáu nữ tu bị bắt giữ, dân chúng hoặc người thân của mấy ông đã lên Hộ Phòng, cách đó chỉ hai cây số, cho Pháp hay và nhờ họ giải cứu rồi, đâu cần phải đến Hòa Thành quá xa xôi để cho cha Diệp rõ.
Bõ nói Bõ đưa các dì phước qua sông. Bõ nói Bõ lên hộ Phòng báo cho lính Pháp. Nhưng thưa Bõ, mấy dì phước còn đâu nữa để mà Bõ đưa qua sông. Họ đã mang các dì xuống Bào Sen để hành huyết rồi. Còn lính Pháp, thời đó cả Hộ Phòng chưa có người nào. Mà chỉ có chánh quyền Việt Minh thôi. Con nghĩ Bỏ rành hơn con gấp trăm lần. Tại sao Bõ lại làm chứng gian và tố cáo dối trá như vậy?
Thưa Bõ, những lời tố cáo gian dối đại loại như là lính mặc đồ trắng, cầm cờ trắng đi đầu đều là bịa đặt cả. Rồi những lời lẽ như đưa các dì qua sông, rồi lên Hộ Phòng đều là không đúng sự thật. Tại sao Bõ lại làm những việc như thế nầy? Trong khi con đã biết gia đình của Bõ đã trốn lên Sài Gòn từ giữa năm 1945 rồi. Nếu còn ở đó, Bõ khó mà sống sót được. Vì chỉ một mình Bõ thôi đã mắc phải bốn điều cấm kỵ. Vì Bõ thuộc thành phần trí thức. Vì Bõ thuộc gia đình phú ông. Vì Bõ thuộc gia đình đại điền chủ. Vì Bõ thuộc thành phần anh hùnh hào kiệt. Nếu Bõ đã không nhanh chân trốn chạy, thử hỏi Bõ có thoát khỏi được không? Trong lúc ngưòi ta cố tìm những thành phần TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO, để đào cho tận gốc, móc cho tận rễ cơ mà.
Một lần nữa con xin Bõ tha thứ và thông cảm cho con. Vì con phải nói thật là con rất đau đớn và tủi hỗ bởi những việc Bõ đã làm cho một vị Thánh. Con mong một ngày nào đó, nghe được tin tức về Bõ trong một cơ may khác, vui vẻ hơn.
Con, Louis Ngô Thiên Hiệp
Ông Ngô minh Quang
Ngày Cha Diệp bị giết chết năm 1946 lúc Ông đã 21 tuổi. Một số bà con Công Giáo ở Tắc Sậy chạy tránh nạn chiến tranh xuống Khúc Tréo và thông tin cho biết là Cha Diệp đã bị bắt và bị giết chết ở Cây Gừa, lẫm lúa nhà Giáo Sự. Cha ghẻ Ông là Huỳnh văn Số, người Công Giáo rất tốt và rất thương Cha Diệp khi nghe hung tin đã kêu ông đi để lấy xác Cha Diệp về chôn. Hai người chèo xuồng suốt quảng đường xa chừng năm cây số đến nhà Ông Giáo Sự ở cây Gừa.
Đến nơi, Ông thấy Cha Diệp chết trần truồng, nắm úp mặt, đang bếnh bồng trên mặt giếng nhà không sâu và cũng không đầy nước. Cha bị chém phía sau ót nhưng không đứt lìa sọ đầu. Óc đầu Cha chắc đã bị cá ăn hết. Ông Số và Ông rửa ráy cho Cha và mang lên xuồng chở về Khúc Tréo khoảng xế chiều .
Ai giết Cha? Và tại sao? Ông Chủ Cận ở Đồng Gò tranh chấp đất đai nhà thờ với Cha Diệp. Nhưng Cha nhờ điền địa của Tây đo đạc và bắt Ông Chủ Cận phải trả lại phần đất lấn chiếm. Chủ Cận thù ghét Cha và trả thù bằng cách nói với Cao trường Phát là tướng Cao Đài lúc đó rằng: Cha thân Pháp và duy trì giáo dân ở Tắc Sậy để giữ đất cho Pháp và có ngày Pháp sẽ đem quân tiêu diệt Cao trường Phát.
Có lẽ Cao trường Phát đã cho lính dưới sự hướng dẫn của hai tên Nhật Bồn bị giải giáp là Cao trường Thắng và Cao trường Ngươn đến lùa Cha và giáo dân vào Cây Gừa để thiêu sống. Nhưng Cha đã nhận chết thay cho bà con giáo dân. Cha Diệp khi còn sống thường đến Khúc Tréo làm lễ. Cha rất thương giáo dân và lo cho người nghèo. Ai cũng thương yêu Cha. Chính Ông khi nghe tin Cha bị giết chết thì tức tốc đi theo Cha ghẻ với xác chứ không hề nghĩ đến hậu quả có thể nguy hiểm cho bản thân.
Ông Huỳnh văn Lập tức Ba Lập – Tắc Sậy - Học trò giúp lễ
Sinh năm 1935? Vì bị bệnh tai biến mạch máu não. Nên Ông không thể cung cấp chứng từ mạch lạc được. Ông chỉ “nhớ đâu nói đó!” Ông chỉ xin làm chứng những điều như sau: Ông Ba Lập – học trò giúp lễ Cha Diệp Cha Phanxicô Trương bửu Diệp có lòng thương người đặc biệt. Cha thương cả người có đạo và người không đạo. Ông chỉ nhớ là thỉnh thoảng Cha kêu những người nghèo khổ không có gạo ăn vô nhà thờ Tắc Sậy và Cha cho người nấu cơm đải họ ăn no nê.
Cha rất thương lo cho giáo dân có đất đai làm ruộng sinh sống. Người ta lấn đất nhà chung. Cha kiện lên tới đồn Tây. Người ta phải trả lại nhưng thù ghét Cha và có lẽ vì thế mà tìm cách dùng Cao Trường Phát để ám hại Cha?
Soeur Marie Nguyễn Kim Ly – Cháu họ kêu Cha bằng Bác
Soeur Marie Nguyễn Kim Ly sinh năm 1940. Gia đình soeur nầu cơm cho Cha Diệp và sống trong nhà xứ với Cha. Chính Soeur cũng có mặt trong đêm Cha bị giết chết tháng ba năm 1946. Vì còn quá nhỏ, không biết gì nhiều, nhưng Soeur Marie Kim Ly cũng xin nói những gì mình nhớ:
Soeur Marie Nguyễn Kim Ly
Cha Phanxicô rất thương người nghèo: Mẹ soeur cho biết là Cha Diệp không cho nấu đồ ăn ngon, vì Cha nói “còn nhiều người nghèo khổ hơn mình nữa!”
Cha Phanxicô Diệp thực sự chết vì đạo, vì đàn chiên Chúa giao. Cha mẹ soeur bảo là người ta bảo Cha phải bỏ Tắc Sậy thì dân mới chịu di tản đi. Khi dân di tản thì người ta sẽ biến nhà thờ và giáo xứ thành mặt trận đánh nhau. Cha không đi, người ta bắt hết và đòi giết hết. Nhưng Cha đã hy sinh chết để bà con sống và di tản đi khỏi giáo xứ.
Cha luôn giữ mình thánh thiện: Lúc nào cha cũng mặc áo dòng đen và siêng năng lần hột và đọc kinh dữ lắm.
Tường Trình ngày 16.8.2011Bà Trần thị Hường
Năm 1946 giặc giả và ly loạn. Một buổi sáng sớm khoảng sau Tết, lính mặc áo trắng như lính Cao Đài đến lùa giáo dân từ Đất Thánh cách nhà thờ chừng hơn một cây số vô nhà thờ. Từ nhà thờ họ lùa Cha, các bà phước và giáo dân vô cây Gừa cách đó chừng ba hay bốn cây số. Hai em trai của bà là Trần văn Nhân và Trần văn Ân đi coi bò trong đồng, nên không bị lùa chung.
Không nhớ tháng nào nhưng nhớ là sau Tết vì đất nứt nẻ khô ráo đi đau chân lắm. Không biết bao nhiêu người nhưng khá đông chừng bảy hay tám chục người. Đến nơi, bà bị ở chung một chỗ với các bà phước. Cha Mẹ bà ở chung ới Cha Fx. Trương bửu Diệp. Cha Mẹ Bà kêu la kiếm bà. Bà được cho đi sang với Cha Mẹ. Đang khi chạy sang với Cha Mẹ bà bị một người lính Nhật chận lại, đưa dao dài và bén vào cổ, bà té bẹp xuống đất. Lính người Việt Nam nói gì với anh lính Nhật bà không biết và bà được vào chung chỗ với Cha Mẹ bà.
Chừng 8 giờ sáng, Cha bị mời ra ngoài chừng 15 hay 20 phút. Cha trở vô không có gì là buồn phiền hay lo lắng gì cả. Người ta chất rơm rạ chung quanh lẫm lúa nhà Ông Giáo Sự và biết chắc là họ sẽ đốt chấy tất cả. Cha bị mời ra lần thứ hai khoảng 10giờ sáng. Khi trở vào, mặt Cha đỏ ngầu như bị đánh hay bị tát. Cha bảo ăn năn tội và cha giải tội lòng lành. Anh Ba Nghĩa của bà nói với Cha Mẹ bà là: Thôi Cha Má hãy rửa tội để rồi tất cả chết chung vối Cha và được lên thiên đàng chung. Anh ba Nghĩa xin nước nơi người canh nói là uống, nhưng đưa cho Cha Fx. Diệp rửa tội cho bà nội bà, không nhớ tên, Cha bà tên Trần văn Năng, Mẹ bà tên Dư thị Lượm, em trai bà tên Trần văn Nuôi lúc đó bảy tuổi, lấy tên thánh Phanxicô Xaviê, chết năm 2007 và em gái bà tên Trần thị Cảnh lúc đó bốn tuổi, lấy tên thánh Anna. Sau nầy, Cha Huỳnh minh Ký ở Bặc Liêu đã làm phép bù cho Cha Mẹ và hai em của bà.
Lần thứ ba Cha bị mời ra khoảng hai ba giờ chiều. Cha không trở lại. Đoán là Cha đã bị thủ tiêu. Khá lâu sau đó, chừng bảy giờ tối họ bỏ cửa trống cho ra về nhưng căn dặn là phải bỏ Tắc Sậy, nếu không sẽ giết hjết không còn con đỏ.
Ngươi ta quay về thu gom đố đạc và tản cư. Hôm sau, người được biết là cha chết. Người ta đi lấy xác Cha ở ao nhà chỗ Ông Giáo Sự. Có nhiều người đàn ông thương mến và nóng lòng đi tìm lấy xác Cha, trong đó có Ông Năng, cha của bà. Họ mô tả: Cha bị chém từ phía sau ót, chết trần truồng và úp mặt. Người ta bỏ cha lên xuồng chở về nhà Ông Biện Thơ ở khúc tréo và chôn cha trong phòng thánh. Bà Trần Thị Cảnh được Cha Diệp rửa tội khi bị giam trong lẫm lúa lúc 4 tuổi
Linh mục Phêrô Trần thế Tuyên
Kính thưa linh mục Roland Jacques linh mục Phêrô Trần thế Tuyên,
Thưa quý linh mục, con Louis Ngô thiên Hiệp là giáo dân địa phận Vancouver, là ngư phủ hành nghề mấy mươi năm nay. Con cũng được biết ít nhiều về cái chết của cha Diệp, do được nghe từ cha Công, cha Tứ kể lại. Con còn được ba con tường thuật lại những gì mà ba con nghe được từ sáu ông quới chức của họ đạo Tắc Sậy. Sáu vị đã bị bắt trước cha Diệp một ngày, được ở bên cạnh Cha ba ngày và trong suốt những giây phút cuối cùng của đời Ngài.
Thưa quý linh mục, bao năm nay, đã nhiều lần con muốn viết lên hoặc nói lên cho nhiều người biết về cuộc khổ nạn của Cha Diệp. Bao nhiêu lần định nói lên, bao nhiêu lần định viết lên, là bấy nhiêu lần con chùng bước vì nhận thấy mình không đủ khả năng để viết hoặc nói ra hết sự vĩ đại, qui mô, và trường kỳ của cuộc Bách Đạo đã xảy ra tại tỉnh Cà Mau, quê nhà của con.
Thưa quý linh mục, xin quý vị thử nghĩ lại trong suốt lịch sử Bách Đạo của GIÁO HỘI CÔNG GIÁO từ thuở sơ khai đến tận giờ có cuộc bách đạo nào quá vĩ đại, quá qui mô và quá trường kỳ đến như vậy hay không ?
Từ ngàn xưa đến giờ dù trong thời nào, dù cực kỳ khó khăn đến đâu đi nữa, dù bị ngăn cấm bách đạo thế nào đi nữa, các cha cũng lén lút mà dâng Thánh Lễ hằng ngày. Trong nhà thờ không thể cử hành được thì các cha lén cử hành trong nhà dân chúng. Trong nhà dân chúng không được thì lén tụ tập vào hang động hay lên rừng sâu núi thẵm mà dâng Thánh Lễ. Vậy mà cuộc Bách Đạo của xứ đạo Cà Mau lại áp đặt lên phạm vi toàn tỉnh. Thời đó có đến năm cha, có trên hai mươi nhà thờ, trong số đó Cha Diệp điều hành hết tám. Và c̣òn biết bao nhiêu nhà nguyện nhỏ chung quanh và tất cả nhà dân chúng trong tỉnh nữa. Năm đó toàn tỉnh không được một cha nào cử hành bất cứ Thánh Lễ nào trong suốt mùa Chay Thánh. V́ì năm cha đã cùng lẫn trốn đi, hoặc bị giết như cha Diệp và tất cả các nữ tu .
Thưa quý linh mục cuộc bách đạo nó quá qui mô. Quân dử muốn tiêu diệt đạo chúng chỉ tung ra mõi một chiến dịch thôi mà đã càn quét tất cả các giáo sĩ ra khỏi tỉnh Cà Mau .( Bốn bà phước , hai nữ tu và cha Diệp thì bị chúng giết chết. Còn cha Bề trên, cha Phó, cha Công và cha Tứ đã được cha Diệp ra tay che chở mới thóat khổi tỉnh được) .
Cuộc bách đạo quá vĩ đại vì nó xảy ra toàn tỉnh. Vì nó săn đuổi các giáo sỉ từ đầu tỉnh, (Nhà thờ Tắc Sậy,) đến cuối tỉnh, (Nhà thờ Bào Sen.) Nó làm giáo hội Công Giáo Cà Mau tê liệt hoàn toàn. Bao nhiêu nhà thờ đã bị xoá tên hoặc bị san bằng thành bình địa. Như nhà thờ Cam Bô, Nhà thờ An Hải, nhà thờ Bà Đốc hay nhà thờ Gành Hao, nay trở thành khu đất thánh và còn rất nhiều ngôi nhà thờ khác nữa đã bị chúng tàn phá mà con không biết hết được . Bao nhiêu nhà thờ mà giáo dân trong suốt chín năm không dám đến gần là bởi vì sao? Chắc quý Cha cũng đã từng nghe bà Hường nói?
Bà nói rằng; “Chừng bảy giờ tối họ bỏ cửa trống cho ra về nhưng căn dạn phải rời bỏ Tắc Sậy, nếu không họ sẽ giết hết không chừa con đỏ.”
Còn về Nhà thờ Bào Sen thì sau khi giết bốn dì phước và hai nữ tu xong họ cho Năm Quyền và Bảy Dinh đeo hai xâu chuỗi của hai Bà Phước Tây già ( Bà bề trên bà phó) đi khắp xóm đạo Bào Sen. Đi như thế để thị uy, để hăm dọa đến mấy ngày, ngầm cảnh cáo những ai muốn giữ đạo thì kết quả sẽ như thế này. Họ không nói ra nhưng mọi người ai cũng thừa hiểu được.
Thưa quý linh mục. Cuộc bách đạo có một không hai. Kể cả cuộc khổ nạn của Ngôi Hai Thiên Chúa cũng không có được như vậy.( Phần nhìn thấy bên ngoài thôi. Thật ra Thánh Tâm Chúa Giêsu đau đớn tủi nhục gấp trăm lần Cha Diệp, từ đó ta nghiệm ra lòng Thương sót của Thiên Chúa vô biên. Như biển hồ lai láng.Như suối nguồn tuôn trào mải mải không bao giờ can kiệt )
Chúa Giê Su có mười hai tông đồ, vậy mà trong cuộc khổ nạn có còn ai ở cùng ngài đến giây phút cuối cùng không? Còn trong những giây phút cuối cùng của Cha Diệp, Ngài có được sáu ông quới chức. Tất cả sáu ông sẳn sàng cùng chết với Cha để bảo vệ cho giáo hội Công Giáo được trường tồn.
Thưa quý linh mục Chúa GiêSu trước giờ trút hơi thở cuối cùng chỉ đem một kẻ trộm bên tay phải Ngài vào nước Chúa. Còn cha Diệp,cũng giờ phút đó, Cha đã rửa tội cho biết bao nhiêu người để những người đó trở thành con cái Chúa.
Trên chặng đường vát Thánh giá của Chúa Giêsu, dân chúng chỉ đứng xa xa mà nhìn. Chỉ vài người đàn bà thương xót Chúa mà rơi lệ khóc than thôi. Còn suốt công cuộc khổ nạn của cha Diệp, Ngài được hằng trăm người cùng chung thông công và sẳn sàng hiến tế thân xác mình làm của lễ toàn thiêu để dâng lên Thiên Chúa.
Chúa Giê Su khi bị đóng đinh trên Cây Thánh Giá còn nghe vân vẩng bên tai những kẻ ngaọ bán chế ghẹo Người rằng « Nó nói, Nó là con Thiên Chúa sao không cứu lấy mình mà bước xuống khổi Thánh Giá đi. Còn Cha Bửu Diệp cũng giờ phút khổ nạn đó. Ngài được nghe những em bé nhỏ sáu bảy tuổi nói với ba mẹ rằng. « Ba mẹ để Cha Diệp rửa tội đi. Để khi chết được lên thiên đàng chung với Cha ».
Chúa Giê Su thì đau đớn, khổ nhục, buồn tủi cho đến chết.Còn cha Thánh Diệp vui vẻ hân hoan,hăng hái ra đi đón nhận cái chết.
Thưa quý linh mục, Chúa Giêsu chỉ có Thánh Phêrô trong một đêm chối bỏ mình đến ba lần. Cha Diệp cũng có con linh hướng là Đức Hồng Y Phạm Minh Mẩn và người cháu ruột mình là seour Nguyễn Kim Ly trong một buổi phỏng vấn, đã chối không biết gì về công cuộc tử đạo của Cha.
Thưa quý linh mục, Chúa Giêsu chỉ có một mình Giu Đa bán Ngài thôi. Còn Thánh Phanixcô Xaviê Trương Bửu Diệp, đến giờ phút nầy, đã có không biết bao nhiêu Giu Đa rao bán công cuộc Tử Đạo của Ngài.
Thưa quý linh mục, Chúa GiêSu khi chết thì đầu đội mũ gai còn cha Diệp, đầu Ngài bị một nhát chém cũng ở ngay nơi đầu, chỗ mũ gai Chúa đội, làm một phần sọ gần rớt ra.
Thưa quý linh mục, Chúa Giếsu thì khi chết còn có một tấm vải nhỏ che thân .Còn cha Diệp thì khi chết bị lột trần truồn và thân xác Ngài còn bị ném xuống ao suốt đêm lạnh lẻo .
Thưa quý linh mục ,có nơi nào mà cuộc bách đạo trở nên Hiển Linh như cuộc bách đaọ đã xảy ra tại tỉnh Cà Mau ? Hai ngôi nhà thờ mà QUÂN DỮ đã đập phá vì muốn tiêu diệt đạo ngày trước, thì hôm nay tại ngay nơi đó, một ngôi đã trở thành Đền Thánh mang tên của vị linh mục bị chúng giết chết. Còn ngôi nhà thờ Bào Sen đã được má con, một bà già đã trên 85 tuổi đầy bệnh hoạn sống xa xôi trên xứ lạ quê người.Trước khi chết đã thực hiện xây cất lại vào năm 1994 và khánh thành Giáng Sinh năm 1995. Giờ đây, huy hoàng, tráng lệ, kiên cố, đứng hiên ngang ,đứng ngạo nghễ trước mặt chúng
Thưa quý linh mục, ngày xưa chúng cố tình xua đuổi dân chúng đi khỏi hai ngôi nhà thờ đó. Thì ngày hôm nay, hằng tháng, có bao nhiêu ngàn người đến viếng thăm đền thờ Cha Diệp. Còn ngôi nhà thờ Bào Sen, con xin linh mục đọc một đoạn thơ mà cha Nam, Cha trông coi họ Hòa Thành, gởi cho gia đình con thì quý linh mục sẽ rõ. Lá thư này cha Nam viết khi Ngài xuống ở tại họ Bào Sen để lo xây cất lại nhà thờ .
Thưa quý linh mục, đã từng có cuộc tử đạo nào mà vĩ đại, qui mô và trường kỳ như Thánh Phaxnicô Trương Bửu Diệp hiến tế không? Con biết khả năng của con quá thấp kém. Không đủ tài trí và trình độ để diễn tả cũng như nói lên hết được. Cho nên từ bao nhiêu năm nay con không dám viết. Nhưng những ngày gần đây con phải viết đến bốn tập nhỏ về công cuộc khổ nạn của Cha, và một bài Sơ Lược cũng như Đoan Kết về cuộc bách đạo của các nam nữ tu sĩ xứ đạo Cà Mau. Tại sao?
Thưa quý linh mục, vì cuộc bách đạo nó quá trường kỳ. Nó đã kéo dài trên sáu mươi năm rồi mà vẫn chưa chấm dứt. Cho đến ngày hôm nay, những người trong cuộc, hoặc những nhân chứng sống, đến giờ phút nầy cũng không dám nói lên hết sự thật. Họ chỉ được nói theo chỉ thị hoặc những bài vở đã được học tập từ trước. Mấy tháng trước đây, con có đọc được những bài phỏng vấn của các nhân chứng tự nhận là nhân chứng sống. Trong đó có Đức Hồng Y. Thưa qúy linh mục, có phải cha Diệp đã bị người con Linh Hướng của mình chối bỏ ba lần không?
Thứ nhất: chối KHÔNG BIẾT GÌ về cuộc tử nạn. Quý Linh mục có tin Đức Hồng Y không biết gì không?
Thứ hai: chối KHÔNG TÌM HIỂU GÌ về cuộc khổ nạn.Quý Linh mục có tin trong suốt trên sáu mươi năm mà Đức Hồng Y không cho điều tra hoặc tìm hiểu gì về cuộc bách đạo làm sáu nữ tu trong toàn tỉnh và cha Diệp bị sát hại hay không? Và quan trọng nhất là người Cha bị sát hại lại chính là Cha linh hướng mình. Và cuộc bách đạo này lại xảy ra ngay tại quê nhà mình?
Thứ ba: chối KHÔNG NÓI LÊN ĐIỀU GÌ. Thưa quý linh mục, trước thời thế ngày xưa, thánh cả Phê rô phải chối là KHÔNG BIẾT Chúa. Thì thế thời ngày nay cũng vậy. Có điều nó quá trường kỳ và kéo dài quá lâu thôi. Sáu mươi năm trước họ giết chết thân xác Cha. Còn bây giờ, họ vẫn tiếp tục giết chết công cuộc tử vì đạo của Cha.
Họ kết án là Cha bị giết vì Cha tranh giành đất với ông Chủ Cận ở Gò Đông nên mới bị sát hại.
Họ kết án là Cha bị giết vì Cha chơi thân với Thực Dân Pháp nên người ta căm ghét mà sát hại.
Họ kết án là Cha bị giết vì có người tố cáo với Cao Triều Phát, tướng Cao Đài lúc đó rằng, Cha thân với Pháp và duy trì giáo dân để giữ đất cho Pháp, và có ngày Pháp sẽ đem quân đi tiêu diệt Cao Đài nên mới bị Cao Đài sát hại .
Tại sao những lời tố cáo gian dối và vô lý như vậy mà quý linh mục lại tin được?
Nào là cha tranh giành ruộng đất. Lúc đó đồng ruộng bỏ hoang phế. Chả ai cần đến. Còn Chủ đất như ông chủ Cận, lúc ấy đang ở trong trại GIÁO HÓA hay đã trốn đi Sài Gòn rồi.
Nào là thấy Cha chơi thân với Pháp. Lúc đó Pháp chưa trở lại Hộ Phòng mà.
Còn về chuyện hai tên Nhật, nếu có, tại sao chúng lại vô cùng căm ghét Pháp cho được. Thật vô lý quá. Mỹ thả hai trái bom nguyên tử trên đất Nhật làm cho chúng vì cảm thấy nhục nhã cho thân trai mà không bảo vệ được tổ quốc, cho nên cảm thấy tủi hỗ đến đỗi không dám quay về quê hương, thì còn lòng dạ nào để mà đi căm ghét ai cho được chứ. Nhứt là khi quân đội Pháp đống khấp Đông Dương mà quân Nhật tiêu diệt chỉ có vài ngày là xong. Thì có cớ gì chúng rất ghét Pháp?. Chúng thấy Cha chơi thân với Pháp năm nào? Nếu thấy Cha chơi thân với Pháp năm 1943 hay 1944, thì khi đảo chánh Pháp ( 1945) sao chúng không đến tìm Cha mà giết đi?
Nếu có ghét một ai đi nữa thì tự mình đi giết người đó, chứ cần chi dẫn cả trăm người đi theo. Nếu chúng chỉ ghét Cha thôi tại sao ngày 06 tháng 03 chúng lại bắt 4 dì phước và hai nữ tu ?Rồi tại sao khi Cha về trình diện chúng không giết Cha ngay lại giam giữ hai ba ngày để làm gì? Rồi trước khi giết Cha, còn gọi Cha lên tra tấn đánh đập đến ba lần? Tại sao sau khi giết Cha và giải các dì phước đi xuống Bào Sen lại không thả dân chúng bị giam cầm ra ngay, mà đợi đến tối mới thả, và khi thả dân chúng ra còn buộc họ phải rời bỏ họ Đạo?Chúng chỉ thù gét Cha sao còn giết bốn di phước và hai nữ tu? Rồi rất lâu sau, trước khi chánh quyền Việt Minh “sơ tán” rút khỏi Hộ Phòng, chúng còn ra lịnh phá nát nhà thờTắc Sậy và nhiều nhà thờ khác nữa, ( ba ngưòi Nhật nầy chắc là những người mà sáu ông qưới chức đã gặp trong nhà xứ của cha Diệp gồm hai người đàn ông kia và cô gái trẻ nọ từ trung ương gởi xuống quá ) .
Thưa quý linh mục, những luận điệu vu cáo: Cha chết vì tranh giành đất, vì giao du thân mật với thực dân, hoặc vì phản quốc, giữ đất cho thực dân Pháp xâm lược, rồi bị những Đảng hay Giáo Phái yêu nước giết. Cha xấu xa như vậy thì làm sao Cha trở thành Thánh được? Làm sao Cha được sự ngưỡng mộ yêu mến của bao nhiêu đồng bào, trong nước hay ngoài nước có đạo hay ngoại đạo được?
Thưa quý linh mục, cuộc bách đạo của các giáo sĩ sứ đạo Cà Mau thời đó toàn tỉnh Cà Mau ai ai cũng biết trước. Vì nó nằm trong chánh sách của nhà nước. Thời VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ, sau khi “Giáo Hóa” (sau 1975 gọi là Cải Tạo) xong thành phần TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO thì phải tới các lãnh đạo Tôn Giáo thôi. Thật ra thì chính là ở tù cả đám. Chính Đức Hồng Y đã nói: “Các cha đã biết từ lâu khi ngài cùng cha Tứ cha Công lên thăm cha Diệp”. Chính các ông quới chức và giáo dân cũng biết và khuyên Cha nên đi trốn từ lâu và gần đến ngày bắt bớ, chính những cán bộ Việt Minh địa phương thương mến các cha âm thầm cho biết trước. Nên các Cha mới biết rõ, mới có cuộc họp tại nhà thờ chánh Cà Mau ngày 5 Tháng Ba. Thời đó, năm Cha đều được tất cả dân chúng Cà Mau thương mến, kể cả những cán bộ Việt Minh địa phương.
Cha Diệp không muốn rời bổn đạo vì Cha là đấng chăn chiên lành, đàn chiên của Cha ở đâu thì Cha phải ở đó. Cha lại là người luôn luôn vâng lời các đấng bề trên. Nên khi cha bề trên gọi Cha về họp, và sau đó tất cả đều quyết định trốn đi, Cha cũng vâng lời. Tất cả năm Cha đã trốn đến nhà thờ Hòa Thành được bốn ngày rồi, vậy mà cha Diệp khi nghe tin giáo dân mình bị bắt giữ, Ngài xin được ở lại Hòa Thành để sáng hôm sau một mình ngài đi ngược về Tắc Sậy mà cứu giáo dân của mình. Còn bốn cha lại tiếp tục mà đi trốn chạy ngai trong đêm đó .
Thưa quý linh mục, Thiên Chúa đã phong Thánh cho Cha từ lâu rồi. Trên trời, Thiên Chúa đã phong Thánh cho Cha, và tất cả dân chúng Việt Nam cho dù có Đạo hay không ở trong nước hay ở hải ngoại đã kính phục, ngưởng mộ và tôn vinh Cha như một vị Đại Thánh thì Giáo hội dưới đất trước sau gì Tòa Thánh cũng phải phong Thánh cho Cha thôi. Còn như lời Đức Hồng Y Gioan Phao Tixita Phạm Minh Mẫn đã nói: “THỰC SỰ NGƯỜI NGOẠI GIÁO VÀ CẢ NGƯỜI VÔ THẦN ĐÃ PHONG THÁNH CHO CHA DIỆP LÂU RỒI” thì hoàn toàn không đúng. Vì Cha là đấng chí Thánh cũng như Ngôi Hai Thiên Chúa. Cha thương xót tất cả mọi người cho dù kẻ đó là kẻ thù đã từng ra tay bắt bớ giết hại mình như quân dữ vô thần, hay người ngoại đạo. Tất cả bọn họ đã đến với Ngài. Thật ra họ đến để ăn mày những ân sủng Ngài bố thí cho họ. Họ đến với Ngài vì họ biết tấm lòng của Ngài luôn luôn rộng lượng, bao dung. Một lần nữa con xin lặp lại. Họ đến để ăn mày của bố thí của cha Diệp chứ không phải đến để phong Thánh cho cha Diệp như Hồng Y đã nói đâu. Khó nghe quá.
Thưa quý linh mục, xin quý ngài đọc lại đoạn kinh Thánh nầy, rồi quý linh mục sẽ biết Thiên Chúa đã phong Thánh cho Cha Diệp từ lúc nào: Hồi đó, Thiên Chúa thử lòng ông Áp-ra-ham. Người gọi:
“Áp-ra-ham.”
Ông thưa:
“Dạ con đây.”
Người phán:
“Hãy mang con của ngươi, đứa con yêu dấu của ngươi là I –xa -ác. Hãy đi đến xứ Môi Gia mà dâng nó làm lễ toàn thiêu. Ở đấy, trên ngọn đồi ta sẽ chỉ.”
Tới nơi Thiên Chúa đã chỉ, Ông Ap-ra-ham dựng bàn thờ tại đó, xếp củi lên, rồi ông đưa tay cầm lấy dao để sát tế con mình.
Nhưng sứ thần của Đức Chúa từ trời cao gọi xuống:
“Áp-ra-ham. Ap-ra-ham.”
Ông thưa: “Dạ! con đây.” Sứ Thần nói
“Đừng ra tay hại đứa trẻ. Đừng làm gì nó. Bây giờ ta đã biết người là kẻ kính sợ Thiên Chúa. Con của ngươi là con một mà ngươi cũng chẳng tiếc.”
Còn cha Diệp. Thiên Chúa đã thử lòng Ngài. Ngày đó ngày 12 Tháng 3, lúc 10 giờ. Chúng lại giải Cha qua nhà ông Giáo Sự một lần nữa. Lần nầy chúng đánh đập và tra tấn Cha rất nhiều. Trước khi giải Cha về giam lại bên lẫm lúa, chúng nói:
“Mầy về mà suy nghĩ lại đi. Tao sẽ gọi mầy lên một lần nữa. Nếu mầy mà không chỉ nơi ẩn trốn của hai thằng Tây già cướp nước và hai hai thằng Việt gian Công, Tứ, thì tao cho du kích đốt rơm thiêu sống hết. Về suy nghĩ đi.”
Chúng giải Cha về lại lẫm lúa. Vì phải bảo vệ, che chở bốn vị Thừa Sai đại diện cho Thiên Chúa, Cha đã chấp nhận để quân dữ thiêu sống trên một trăm con cái mình. Cha đã rửa tội và giải tội cho tất cả mọi người.
Thưa Quý Linh Mục, xin quý ngài suy nghĩ kỹ lại đi. Trên một trăm người ngày hôm đó có khác nào I-Xa-Ác hay không? Còn cha Diệp nữa Cha có khác nào Thánh tổ phụ Ap Ra Ham không ? Thiên chúa là Đấng chí Nhân nên con nghĩ Ngài đã phong Thánh cho cha Diệp ngay từ lúc đó.
Từ lúc. Khoảng 2 giờ, chúng lại giải Cha lên một lần nữa. Trong phòng ai cũng lo lắng cho Cha, và sợ hãi cho số phận mình, mặc dù đã được rửa tội, ăn năn tội, hay đã được Cha giải tội tập thể.
Nhưng thật lạ, trước khi đi, Cha vui vẻ từ giả tất cả mọi người và bảo rằng :
“Mọi người sẽ được phóng thích ra về bằng an.”
Nếu Cha Diệp không biết mình sẻ được Thiên Chúa phong Thánh sau khi chết. Ngài làm sao dám nghĩ , dám nói như vậy và vui mừng hân quang đi chấp nhận cái chết .
Thưa Quý Linh Mục, con xin Quý Linh Mục hãy tìm hiểu rõ về cuộc bách đạo quá vĩ đại, quá qui mô cũng như quá trường kỳ nầy. Những việc con xin Quý Linh Mục làm bây giờ là:
Thứ nhất: Tìm hiểu quí danh bốn Bà Phước cùng hai Nữ Tu.( Quý bà bị bắt ngày 06 tháng 03. Bị giải đến nhà thờ Tắc Sậy ngày 09 tháng 03 và sau khi giết cha Diệp ngày 12 tháng 03. Chúng giải quý bà về Bào Sen hành huyết ngày 13 tháng 03.) Để mọi người cùng biết mà vinh danh quý bà chung với Cha. Vì đây là cuộc bách đạo chung cả Tỉnh .
Thứ hai: Tìm hiểu để biết các Cha ( Cha bề trên ,Cha phó , cha Công và cha Tứ ) sau khi được Ba con chở đi trốn chạy khỏi cuộc bách đạo, đến bao giờ các Ngài mới trở lại nhận nhiệm sở cũ. Hay các cha phải vĩnh viễn rời khỏi họ đạo của mình.( Cha Công trông coi họ Hà Tiên Rạch Gía, cha Tứ trông côi họ Tham Tứơng Cần Thơ và hai Cha già người Pháp nữa các ngài đã đi về đâu )
Thứ ba: Tìm hiểu để cho mọi người cùng biết, sau khi các cha trốn chạy và sau khi cha Diệp tử vì Đạo, đến bao giờ cả xứ đạo Cà Mau mới có lại Thánh Lễ đầu tiên.(trên hai mươi nhà thờ ).
Thứ tư: Tìm hiểu trong cuộc bách đạo đó có bao nhiêu ngôi nhà thờ đã bị tàn phá. Sau năm 1954 bao nhiêu ngôi nhà thờ được xây cất hoặc sửa chữa lại. Như nhà Bao Sen ,nhà thờ Tăt Sậy và bao nhiêu ngôi nhà thờ đến tận bây giờ vẩn còn là bình địa như nhà thờ Cam Bô,nhà thờ An Hải.nhà thờ Bà Đốc hay nhà thờ Gành Hào đã trở thành khu đất thánh .
Thưa quý linh mục, cuộc bách đạo của cha Diệp là cuộc bách đạo của toàn Tỉnh. Không thể nói riêng rẽ được. Cố tình nói RIÊNG RẺ là cố tình PHÁ HOẠI công cuộc tử đạo của cha Diệp và sáu nữ tu. Cũng như cố tình làm CẢN TRỞ công cuộc phong thánh cho cha Diệp. Cái chết của cha Diệp và sáu nữ tu đều như nhau. Chết vì vinh danh Thiên Chúa ,chết vì tử vì Đạo . Bằng chứng là Giáo Hội đã đem thi hài hai Dì Phứớc ngừời Việt về an táng tại Ðất Thánh Cần Thơ. còn hai Bà Phước người Pháp, Toà Thánh đã giúp đỡ đem thi hài các Vị về quê hương mà an nghỉ đã lâu lắm rồi ( 1957 ) Con xin Quý linh mục hãy kiên trì quyết tâm tiếp tục. Nhưng đừng hy vọng tìm được gì ở những nhân chứng sống trong nước lúc nầy. Con xin quý linh mục đợi vài năm nữa thôi. Chừng đó cuộc bách đạo sẽ chấm dứt. Lúc đó Quý linh mục mới có thể tìm kiếm ra sự thật được. Còn bây giờ, cho dù một bài giảng của một Mục sư giảng trong nhà thờ cũng phải bị kiểm duyệt trước, đất nước ta tự do mà, ai mà chảng biết .
Thưa quý linh mục, trong đời con, con chỉ nể phục có một người. Con nể phục người đó chứ không kính phục ông ta. Con nể phục ông ta vì ông nói sao, ông ta đã làm như vậy. Ông ta nói câu nào thì câu đó đều đúng tất cả, đều sẽ xảy ra như vậy. Xin quư Linh mục nghĩ lại xem có đúng không?
Ông từng nói: “Khi nghe tin Tạ Thu Thâu bị giết chết tôi cũng buồn lắm chứ, vì Ông ấy cũng là một nhà cách mạng, một người yêu nước mà.Nhưng tất cả những ai mà đi sai con đường tôi vạch ra, đều phải bị tiêu diệt.” Ông ta đã giám nói như vậy và tất cả đều xảy ra đúng như vậy. Giờ thì tất cả người dân trong nước chỉ có một đảng thôi. Tất cả các đảng phái khác đều bị tiêu diệt hết. Cả nước chỉ phải đi trên mỗi một con đường mà ông đã vạch ra thôi.
Câu thứ hai ông nói: “Nước Việt Nam ra ngõ là gặp anh hùng.” Câu nầy thì quá đúng. Nếu không đúng thì làm sao đất nước ta tồn tại đến ngày nay? Từ ngàn năm bị Tàu đô hộ, đã có biết bao nhiêu là anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lê Lai, Lê Lợi, Nguyễn Huệ. Trăm năm Pháp thuộc cũng vậy, bao nhiêu là anh hùng như Phạm Hồng Thái, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Trung Trực. Và còn hằng ngàn người nữa, không ai có thể biết và nhớ hết được. Thời hiện đại nầy cũng vậy. Cứ mở trang báo ra là thấy không biết bao nhiêu anh hùng đang tranh đấu để bảo vệ tổ quốc. Từ các nhà lãnh đạo các tôn giáo. Đến các khoa học gia. Và còn các kỹ sư, bác sĩ, luật sư, rồi sinh viên học sinh nữa. Cũng không thiếu thành phần nông dân. Còn có cả thành phần mà xã hội gán ghép là xướng ca vô loại nữa. Có người không chỉ là anh hùng, mà con còn kính trọng anh như một đại anh hùng nữa. Anh là nhạc sỉ Việt Khang đó. Đất nước ta ra ngõ là gặp anh hùng, đúng không, thưa quý linh mục?
Còn câu nữa ông nói (câu nầy con khoái nhứt) khi đứng trước những nông trường trồng bông vải và những nhà máy dệt bên Liên Xô. Nhìn những cảnh trí quá vĩ đại làm ông ta xuất thần, bất giác thốt lên :
“Con đường CỘNG HOÀ CHỦ NGHĨA LIÊN BANG XÔ VIẾT đang đi là con đường VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ sẽ đi.”
Phải. Nhưng nước Nga đã đi trên con đường đó bảy mươi năm rồi thôi. Còn nước Việt Nam ta, “Bác” đã nói thì không bao giờ sai. Nước ta đã đi được sáu mươi bảy năm rồi, chắc nước ta không được may mắn đi lâu hơn nước Nga đã đi trên con đường của họ đâu?
Con xin cám ơn Quý linh mục đã lo xúc tiến việc tuyên thánh cho cha Phanxicô Trương Bữu Diệp. Nhờ những nhân chứng sống đó, cũng như quý linh mục, chứng gian, cáo dối và suy luận hồ đồ mà mọi người mới biết rõ được cuộc bách đạo đã xảy ra trên quê nhà của con đã sáu mươi năm qua đến nay vẫn chưa chấm dứt. Ngày xưa người ta giết chết thân xác Cha , còn bây giờ họ vẩn tiếp tục giết chết công cuộc Tử Đạo của Cha. Không một ai trong nước dám nói lên sự thật. Im lặng, tránh né, hoặc phải bán rẻ, chối bỏ, công cuộc tử vì đạo của Cha. Nếu có thể, con xin quý linh mục cho đăng hết những bài viết của con lên những trang mạng mà Quý linh mục thấy cần, càng sớm càng tốt. Con cầu xin Thiên Chúa ban phước lành cho Quý linh mục, cũng như xin Thiên Chúa quan phòng cho công việc của Quý ngài làm sớm được thành công.
Con Louis Ngô Thiên Hiệp
Vancouver mùa Chay Thánh năm 2012 Xin cảm ơn quý vị đã đọc những giòng này
Nếu có thể xin vui lòng phổ biến cho nhiều người cùng biết.
Xin chân thành cảm ơn NGÔ THIÊN HIỆP
|