MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tiểu mục :: gương chứng nhân
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Nguyên Nhân Dẫn Đến Cuộc Khổ Nạn Các Tu Sĩ Xứ Đạo Cà Mau (tập 3)
Chủ Nhật, Ngày 7 tháng 12-2014

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CUỘC KHỔ NẠN CÁC TU SĨ XỨ ĐẠO CÀ MAU (TẬP 3)

PHẦN 1      

LẤY CHỒNG XA XỨ

Như chúng ta từng đọc truyện của nhà văn Sơn Nam. Ông giải thích ‘xem hát cọp’ là như thế nầy. Trong thập niên 30, chánh phủ Thực Dân mở Cúp khai thác rừng ở Cà Mau. Gánh hát đến Cúp khai phá rừng trình diễn, họ phải bao rào xung quanh gánh hát. Người đến xem phải vào trong rào xem. Cọp thấy lạ, đến xem, đứng ngoài nhìn vào, nên sau nầy ai đứng ngoài nhìn xem hát người ta gọi là xem hát cọp.

Còn bà Bút Trà viết như sau. Có một người chồng vào rừng rồi lạc mất đường về. Lâu ngày ăn nhầm trái độc không chết nhưng râu tóc và lông mọc lên quá nhiều. Khi tìm về được xóm cũ thì không ai nhìn nhận ra được trừ người vợ. Đó là chuyện Khỉ Cà Mau.

Truyện Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc. Có ba nhân vật Ông nội, Ba và thằng Gộc. Ăn cơm sáng xong, ba ông cháu chèo xuồng theo nước xuôi cho tới trưa, mới ra tới biển. Không trông thấy một nhà nào trên khoảng đường bốn năm mươi cây số.

Qua những tác giả đó, và qua lịch sử, chúng ta cũng hiểu được phần nào khái niệm về hoàn cảnh lúc đó. Trong thập niên 1930, dân chúng ở Cà Mau rất ít. Và thường cất nhà chung quanh những quận, hay xã mà thôi. Hoặc cất tạm bợ dọc theo những Cúp khai phá rừng. Họ là công chức, thương nhân, ngư phủ, làm rừng, săn bắn hay lấy mật ong. Cà Mau thời đó chỉ là một Quận của tỉnh Bạc Liêu. Dân chúng thưa thớt. Tại sao vậy? Tại vì dân Cà Mau không có nước ngọt để uống. Trên đồng ruộng không có nước ngọt để cày cấy, gieo trồng. Mà nếu như cố đấp bờ bao ngạn giữ được nước ngọt trên đồng trên ruộng, thì đến khi thu hoạch, thú rừng cũng đến cắn phá lúa thóc. Cho nên thời đó ít có người dám đem gia đình xuống Cà Mau sinh sống.

Vậy mà chỉ bảy tám năm sau, vào thời đầu thập niên 1940, vùng Cà Mau không còn một con cọp. Còn dưới sông rạch cũng không còn một con cá sấu nào.  Còn dân chúng, hằng tháng, hằng năm không biết bao nhiêu ngàn người đổ xô xuống vùng Cà Mau để sinh sống. Không những thế nếu chưa đi xuống ở được, nhiều gia đình lại muốn gả con gái mình xuống vùng đó ở trước.

Rất nhiều người ao ước được gả con về vùng đó. Nhiều đến đổi trong ca dao thời đó có câu “Má ơi đừng gả con xa. Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.”

Ai đã từng ở Cà Mau mới có thể hiểu và cảm thông hết nổi cô đơn, buồn tủi, của người con gái phải gả đi xa trong câu ca dao đó. Những buổi chiều người con gái, xa lạ, bơ vơ, đứng nhìn cánh đồng rộng mênh mông trước mặt vừa được phát xong không còn cọng cỏ. Nước ngập lênh láng như biển cả. Lúc đó mới cảm thấy mình nhỏ nhoi biết đến dường nào. Lại còn nghe tiếng chim kêu nữa. Tiếng chim cuốc kêu oa oa hay nghe tiếng chim cúm núm kêu cum cum. Nghe mà như xé từng đoạn ruột, như nát cả tấm lòng.

Đó là những gia đình cất nhà trên đồng trống. Còn những gia đình cất nhà ven mé rừng nữa. Người đi rừng khi nghe tiếng vượn hú càng buồn áo não. Còn người con gái từ phương xa mà về xứ này làm dâu. Khi đêm về, khi chiều xuống, nghe tiếng vượn hú, gọi đàn thê lương, sầu thảm biết ngần nào. Người, có ở Cà Mau, có nghe được tiếng cúm núm kêu, có nghe được tiếng cuốc gọi, có nghe được tiếng vượn hú, mới hiểu hết tấm lòng đau đớn của người con gái, vâng lời cha mẹ mà lìa quê bỏ xứ, đến làm dâu ở xứ Cà Mau.

Còn trong văn chương. Cũng lại nhà văn Sơn Nam. Chỉ sáu, bảy năm trước đó. Trong tất cả những truyện ông viết về Cà Mau, ông cho chúng ta thấy Cà Mau là một vùng hoang sơ. Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh như bánh canh. Là vùng rừng thiên nước độc không ai muốn tới. Vậy mà chỉ sáu, bảy năm sau thôi, ông lại viết “Lấy Chồng Xa Xứ.” Tại sao người ta lại muốn gả con về một vùng xa xôi hẻo lánh như vậy?

Thời nào cũng vậy, khi lấy chồng xa xứ người con gái nào cũng khổ. Người mẹ có con gả đi xa cũng tan nát cả tấm lòng. Thời nay muốn đổi đời, những người mẹ Việt Nam phải gả con cho Hàn Quốc, cho Đài Loan. Còn ngày trước, vào đầu thập niên 1940, cũng vì muốn đổi đời thì họ lại muốn gả con xuống vùng đất Cà Mau.    

Thời nay hầu như chỉ những gia đình khốn cùng, hết phương sinh kế, bắt buộc mới phải gả con đi xa.

Còn ngày trước, đầu thập niên 1940 không phải chỉ những gia đình khốn cùng, hết lối thoát, hết đường sống mới muốn gả con xuống Cà Mau. Thời đó những gia đình càng khá giả, càng giàu có, và những gia đình có con cái siêng năng, có chí lớn lại càng muốn đưa con gái mình về vùng đó.

Vì vùng Cà Mau bây giờ không phải như năm, mười năm trước. Họ muốn gả con về Cà Mau không phải rồi sẽ mất tăm hơi. Họ gả con gái về đó, là muốn bắt một nhịp cầu, tạo một phương tiện, để những anh, những chị em của nó, hay chính gia đình họ sẽ tìm xuống sau. Những người gả con xuống Cà Mau là những người biết đất Cà Mau rất dễ sinh sống. Có rất nhiều người khốn cùng trước đó, nhưng chỉ sau vài năm xuống Cà Mau đã khá giả rồi. Còn bằng như những người đang là trung nông, hay đã giàu có sẵn, nếu xuống Cà Mau mà chí thú làm ăn, thì không bao lâu sau sẽ khá lên gấp năm, gấp mười lần.

Vì vùng Cà Mau bấy giờ muốn kiếm tiền thì lên rừng, muốn hốt bạc thì xuống biển, còn muốn lượm được vàng thì đấp bờ bao ngạn nuôi cá hay làm ruộng. Mà đất đai vùng Cà Mau thì muôn trùng. Muốn chiếm lĩnh bao nhiêu cũng được. Chỉ cần đấp bờ bao ngạn là xong.

Cho nên, thời đó có biết bao nhiêu cô gái phải lấy chồng xa xứ.

Ai đã làm vùng Cà Mau thay đổi nhanh chóng như vậy? Ai đã khiến cho một vùng đất hầu như bỏ đi hằng mấy trăm năm, bỗng chốc trở nên trù phú như vậy? Quý vị có biết họ là ai không? Xin cùng theo dõi câu chyện sau đây rồi sẽ rõ?
 
Ông bà NGÔ THIÊN HIỆP

Năm 1978 tôi được gia đình giao cho nhiêm vụ về Bào Sen sinh sống. Mục đích là để tìm đường đưa đại gia đình trốn ra nước ngoài. Tôi cất một căn nhà lá nhỏ trên nền nhà của gia đình tôi ngày xưa. Ngôi nhà lầu hai tầng bằng ván dẹt trước đây đã bị Việt Minh đốt cháy rụi, chỉ còn  nền nhà trơ trụi. Nhà tôi cất gần ngã ba sông Bào Sen. Hai ngôi nhà gần đó, ngôi Nhà Thờ Bào Sen và nhà Hai Ngoan cùng phía bên này bờ sông cách nhà tôi trên hai trăm thước. Chỉ có hai nhà đối diện bên kia sông, liền nhau, và gần nhà tôi hơn. Đó là nhà máy xay lúa Hai Hóa và tiệm tạp hóa của Ông. Hai ngôi nhà đó cách nhà tôi chừng một trăm thước, mà chiều rộng của con sông Bào Sen đã chiếm phạm vi tám, chín mươi thước rồi.       

Lúc đó tôi đã có vợ và có được thằng con trai vài tháng tuổi. Nhà cửa cất xong, vợ con tôi xuống ở với tôi. Vợ tôi người Mỹ Tho về Cà Mau sống với tôi, không khác gì lấy chồng xa xứ. Vợ tôi không thể nào thích nghi ngay với cuộc sống mới được. Nhà thì cất giữa đồng không mông quạnh. Phía trước là sông, cũng rộng mênh mông. Không có điện nước, đêm về thấp đèn dầu cháy leo lét âm u. Nước ngọt thì hằng tuần phải bơi xuồng đi đổi mang về, xài tiện tặn từng ca. Không có chợ, nên lương thực phải tự túc tìm lấy để mà sống từng ngày.
 
Ở thôn quê nhà nào cũng có một vài con rắn rồng ở trong nhà săn chuột. Rắn thường bò qua, bò lại trên cây chuột chạy. Chúng chỉ ở trong nhà đến khi lớn bằng cổ tay thôi, khoảng dưới một ký. Khi lớn hơn, chúng ra đồng, thì người ta gọi chúng là rắn Hổ Ngựa. Chúng ở trong nhà lâu ngày thì quen người cũng như thú vật mình nuôi trong nhà. Nhưng không biết vợ tôi khác lạ người dân địa phương lắm sao, ( Dân Bào Sen thì lại nói vợ tôi sao gióng đào hát quá) mà hễ cứ trông thấy vợ tôi là nó ngóc đầu lên nhìn vợ tôi lom lom. Chúng cứ nhìn vợ tôi ngày nầy qua ngày khác như vậy, đến làm vợ tôi phát chán. Không lần nào vợ tôi xuống ở với tôi lâu được. Cứ xuống ở với tôi chừng mười bữa, nửa tháng rồi lại đòi về. Phải lâu lắm sau đó, khi tôi mở tiệm tạp hóa cho vợ tôi đứng bán, chừng đó vợ tôi mới chịu ở với tôi lâu hơn.   Thường thì vợ tôi bồng con về lại Sài Gòn, ở với ba má tôi. Khi thì về lại Mỹ Tho ở với ba má vợ tôi.         Những lần tôi ở một mình thì ba tôi thường xuống ở với tôi. Những lúc ở một mình như vậy, nhiều đêm không thể nào ngủ được. Nhiều đêm nhớ vợ, thương con, buồn tủi thân phận đến rơi nước mắt. Những đêm như vậy tôi thường xách nóp ra ghe ngủ.

Nằm ngoài ghe, tôi nhìn qua nhà máy đèn đuốc sáng trưng. Tiếng người nói ồn ào, tiếng máy xay hoạt động đều đều, nghe cũng vui tai. Nhờ vậy giúp tôi vơi đi nỗi buồn và giấc ngủ thường đến với tôi lúc nào tôi cũng không hay biết. Nhận thấy mình ra ghe sẽ dễ ngủ hơn, nên sau nầy khi nào ở một mình, hễ tối xuống là tôi xách nóp ra ghe ngủ.

Nhưng nhiều đêm không để ý. Ra ghe nằm rồi mới biết là nhà máy xay lúa hôm nay không có hoạt động. Khi nhà máy hoạt động đèn đuốc sáng rực một góc trời. Tiếng người nói ồn ào, huyên náo. Rồi tiếng máy xay chạy nữa. Giờ sao im vắng quá. Những đêm như vậy, thỉnh thoảng một vài cơn gió thổi qua làm xao động những tàu lá dừa nước nghe rợn người. Nhìn qua hướng nhà máy, chỉ là một vùng tối âm u. Đôi khi những nhánh bần, nhánh mắm, lấp lòe những ánh đom đóm lung linh, mờ ảo.

Nhìn những nhánh bần, những bụi mắm lập loè những ánh sáng đom đóm làm tôi nhớ lại lời chú Năm Răn ( Jean ) nói khi tôi mới xuống ở đây, tuy cách đó đã vài tháng trước, nhưng tôi nhớ và có cảm giác dường như chú vừa mới nói văng vẵng bên tai.

Lần đó chú chỉ cho tôi thấy những gốc bần và nói, “Tại những gốc bần đó là nơi pháp trường mà Việt Minh Cộng Sản đã hành quyết bốn Bà Phước khi xưa. Chúng đã giết các Bà, và dập xác các Bà tại nơi đó luôn.”

Nhìn về pháp trường nơi hành quyết các Bà trong vùng đen tối mênh mông, sao tôi như có cảm tưởng thấy được hình ảnh từng Bà bị kéo lôi ra giết. Rồi những câu hỏi đã ngủ yên trong đầu tôi đã từ lâu lắm rồi bỗng dưng sống dậy.

Câu hỏi mà tôi hỏi cha Tứ khi xưa, sau khi nghe Ngài thuật lại cuộc thảm sát các Nữ Tu. Cũng như câu hỏi mà tôi hỏi ba tôi cách đó hai năm vào ngày giỗ ba mươi năm của cha Thánh Diệp. Cha Tứ và ba tôi có  trả lời, lúc đó tôi chấp nhận được. Sao giờ nghĩ lại thấy khó mà chấp nhận quá. Tôi phải đợi ba tôi xuống hỏi lại mới được. Tôi đã không phải đợi chờ lâu. Một tuần sau thì ba tôi lại xuống ở với tôi. Trong một bữa cơm chiều tôi hỏi ba tôi:

“Thưa ba, ngày xưa con có hỏi cha Tứ câu nầy, ‘Tại sao họ lại quá tàn nhẫn như vậy thưa cha?’Lúc đó, cha có trả lời con rằng, ‘Câu nầy thì cha không thể trả lời con được. Nhưng cha có thể dùng câu nói của một người. Người đã tạo nên trận cuồng phong bão tố nầy để làm câu trả lời thay cho cha. Khi nghe tin Tạ Thu Thâu bị giết, có một ký giả người Pháp đến hỏi ông ta bằng một câu tiếng Pháp mà cha dịch như thế nầy: ‘Thưa Ngài, Tạ Thu Thâu là một nhà cách mạng, một người yêu nước mà lại bị giết chết. Khi nghe tin nầy Ngài có cảm nghĩ như thế nào?’ Con biết ông ta trả lời sao không? Ông trả lời như vầy: ‘Khi nghe tin Tạ Thu Thâu bị giết chết, tôi cũng buồn lắm chứ, vì ông ấy là một nhà cách mạng, một nhà ái quốc mà. Nhưng tất cả những ai mà đi sai còn đường tôi vạch ra, đều phải bị tiêu diệt thôi.’

“Còn con có hỏi ba câu nữa ba nhớ không? Con hỏi ‘Tại sao họ muốn giết hết các Giáo Sĩ vậy ba?’ ba có trả lời con như vầy:

“Đây là một thí dụ thật dễ hiểu. Như xóm đạo Bào Sen, đến năm 1946, chỉ có một mình ông Chín Đê là đi theo Việt Minh và xin gia nhập vào đảng Cộng Sản thôi. Trong khi đó những xóm lân cận cũng có dân số tương đương mà có đến mấy chục người đi theo Việt Minh Cộng Sản. Ba nghe mấy cha nói, xóm của mấy cha cũng vậy. Có xóm không có đến một người nào. Cho nên họ muốn tiêu diệt các cha. Vì còn các cha không những dân chúng xóm đạo không đi đúng con đường của họ vạch ra mà còn đi trái ngược lại.’

“Thưa ba nếu vậy sao chỉ có mỗi Quận Cà Mau thời đó mới bị chúng thảm sát sạch sẽ vậy thưa ba? Còn cả nước đâu đến nỗi vậy đâu? Tất cả các cha trong vùng chúng kiểm soát cùng lắm là chỉ bị lùa đi trại Giáo Hóa, học tập một thời gian rồi về thôi. Cũng có một số bị giết, nhưng chỉ là số ít. Tại sao số phận các cha và các Nữ Tu ở Cà Mau phải chịu quá thám khốc như vậy, thưa ba?” 

Yên lặng một hồi rồi ba tôi trả lời:

"Thôi được rồi ăn cơm xong mình ra trước sân ngồi, ba sẽ trả lời con. Ba biết trước sau gì con cũng sẽ hỏi câu nầy.”
 
Tối đó ăn cơm và dọn dẹp xong, ba tôi và tôi ra trước sân ngồi.

“Con muốn biết tại sao phải không? Tại sao chúng lại muốn tiêu diệt tất cả Giáo Sĩ cả nam lẫn nữ ở đất Cà Mau nầy phải không?”

Rồi ba tôi say sưa kể. Ba tôi kể vì muốn giải tỏa đi những nghi vấn trong đầu tôi, hay Ông muốn ôn lại những kỹ niệm một thời oanh liệt xa xưa của mình đã mất, tôi cũng không rõ nữa. Ông chậm rãi nói:

“Con nhớ ông Lecoir ông nội nuôi con, Ông tạo dựng họ đạo Bào Sen nầy không?”

“Dạ con nhớ. Gia đình mình mới đưa gia đình Ông về Pháp mà đã hai mươi mấy năm rồi. Từ năm 1954 đến giờ. Thưa ba không biết bây giờ ông còn sống không ba?”

“Ba mấtliên lạc với Ông trên bốn năm. Ba nghĩ ông đã mất rồi. Ông bằng tuổi bà nội con, sanh năm 1877, bà nội con mất khi bà đúng một trăm tuổi.”
      
“Dạ con cũng biết.” 

“Chính Ông đã làm cho tất cả những ai có ý định xuống Cà Mau nầy khai phá đất trồng lúa đều nản chí hết”

“Tại sao vậy Ba, xin Ba nói rỏ hơn cho con biết?’
 
“Ông từ nhỏ đã thích trồng trọt, nên học Canh Nông. Ông tốt nghiệp kỹ sư Canh Nông. Qua Việt Nam, Ông được bổ nhiệm làm trưởng ty Điền Địa của tỉnh Bạc Liêu nầy. Lúc đó Bạc Liêu bao gồm luôn cả Cà Mau nầy nữa”

“Dạ con biết”

“Sau khi làm việc được vài năm, Ông chọn được một vùng đất rất tốt. Ông muốn biến thành đồn điền của riêng mình. Ông đã đấp bờ bao ngạn chung quanh. Miếng đất mỗi cạnh trên hai ngàn thước, có mặt tiền là sông Cái Ngay, chính là miếng đất bên Hiệp Hòa sau nầy Ông nhường lại cho mình đó. Sau khi giữ được nước mặn không thể tràn và thấm vào ruộng được. Ông cũng không làm ruộng liền, Vì ông là kỹ sư Canh Nông nên Ông biết đất còn chưn phèn. Với lại Ông chọn nuôi cá là chánh. Nên trong đất ông cho đào sáu khẩu đìa mà sau nầy ba đặt tên là: Đìa Mà Ca, đìa Bảy Công, đìa Ngã Tư, đìa Rau Ngổ, đìa Lá và đìa Bàu Sấu, với chín cái ao, rất to lớn, cùng với hằng chục con kênh, ngang dọc trong đất. Chỉ vài ba năm thôi cây cối trên các bờ bao ngạn, bờ đìa, bờ ao và trên bờ những con kênh đua nhau mọc lên như rừng. Rồi thú rừng cũng như chim muông và chuột gom về trú ngụ, chúng coi đấy như giang sơn riêng biệt của chúng.

Đến năm 1915 ông thấy trong đất đã hết phèn. Đồng thời, sau vài năm nuôi cá đồng ông nhận thấy rằng nếu nuôi cá mà ruộng bỏ hoang như thế nầy, thì cỏ năng, cỏ lác, cỏ long tượng hay bồn bồn hoặc lau sậy mọc dầy bịt, cá khó mà phát triển nhanh chóng được, chi bằng phát cỏ làm ruộng. Ruộng được trống trải. Cá thoải máy bơi lội. Lại lúa cho bóng mát làm cá lớn nhanh hơn. Nên đầu năm đó ông cho tuần khạo, lên tận Sóc Trăng mới mộ đủ người. Năm đó Ông làm trên hai trăm mẫu. Tức là trên hai ngàn công ruộng. Cả trăm người xuống ở và phát cấy cho ông. Sau khi ruộng lúa được cấy vài ba tháng, vì là đất mới khai phá, Đất còn quá nhiều phân, nên ruộng lúa tươi tốt vô cùng. Ai nhìn đám ruộng đều khen ngợi và liệt vào ruộng nhứt. Mà ruộng nhứt thời đó hằng năm thu hoạch mỗi công hai mươi giạ là thấp.

“Nhưng khi lúa tượng đòng đòng thôi thì mấy chục bầy khỉ, có đến cả ngàn con không biết từ đâu đến, tước xé đòng đòng để ăn. Rồi lúa cũng trổ nhưng xơ xác tiêu điều. Đến khi lúa ngặm sửa và cong trái me là lúc có nhiều mưa phùn gió chướng chuột không nơi trú ẩn, cắn lúa làm tổ để tránh mưa trốn gió và sẵn lúa đang ngậm sửa chúng cắn ăn luôn. Không những thế chúng còn cắn tha kéo về trong tổ để dành ăn lâu dài nữa. Đến khi lúa chín thì không còn gì, chỉ còn một ít lại bị những bầy chim trích hằng ngàn con đến cắn ăn cũng như những bầy két còn đông hơn nữa đến mót sạch, đến không còn gì để mà mót mà lượm.

“Kể từ đó mọi người nhìn vào gương ông. Ông là kỹ sư Canh Nông, trưởng ty Điền Địa đã khai thác trên hai trăm mẫu ruộng mà không gặt được bông lúa nào thì ai dám xuống nơi nầy mà khuẩn đất làm ruộng riêng rẻ nữa.

“Mãi đến năm, năm đó ba nhớ kỹ lắm, năm 1934, vì ba má mới xuống vùng nầy được hai năm thôi. Hai năm rồi những lần lên nhà thờ chánh Cà Mau họp, ba đều gặp năm cha vì lúc đó vùng Cà Mau nầy có năm cha thôi. Lần họp kỳ đó lại có thêm một người đàn ông lạ đến tham dự nữa. Ông cũng gần sáu mươi, còn khoẻ mạnh và trông điềm đạm, nhưng cỡi mở lắm. Khi khai mạc buổi họp, cha Bề Trên có giới thiệu. Ông là ông Biện Nhà Thờ Chủ Chí mới thành lập, trong một Ấp mới do cha Diệp vừa khẩn hoang. Trong buổi họp đó, cũng như những buổi họp thường năm, cha Bề Trên phân phối các cha từng hai cha đến từng nhà Thờ lo việc Đạo trong dịp lễ Giáng Sinh. Sau đó cha Bề Trên lại mời Ông biện nhà thờ Chủ Chí kể lại việc thành lập xóm Đạo cũng như việc cha Diệp khẩn hoang lập ấp cho tất cả các cha cùng nghe.”   

“Sau khi được giới thiệu. Ông Biện (cũng là ông nội của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn bây giờ), đứng lên tự giới thiệu về mình và từ từ nói như sau”:

PHẦN 2                  

KHẨN HOANG LẬP ẤP
 
“Trên hai năm rồi,  khi chánh phủ có mở Cúp khai phá rừng. Anh em chúng con chuyển qua nghề rừng. Sau khi cấy xong, anh em chúng con rủ nhau xuống Cúp đốn cột về bán. Chúng con canh cứ mỗi chiều Thứ Bảy thì đến nhà thờ Tắc Sậy nghỉ. Sáng Chúa Nhựt dự lễ rồi mới lui ghe đi rừng. Chúng con vào rừng đốn cột đầy tất cả năm ghe rồi cũng canh về sao cho kịp chiều Thứ Bẩy thì đến nhà thờ Tắc Sậy nghỉ.

“Những lần ghé dự Lễ như vậy anh em chúng con thường được cha Diệp mời lên nhà Xứ thăm hỏi ân cần.

“Năm rồi sau khi chào hỏi, con có nói với cha:

“Thưa cha anh em chúng con ghé thăm cha lần nầy rồi không biết đến bao giờ mới đến thăm cha lần nữa.’

“Sao vậy các con?’ cha hỏi.

“Thưa cha là như thế nầy. Chúng con chở cột về bán. Gặt hái xong chúng con sẽ trả đất lại cho chủ đất, rồi đem gia đình về đây sống luôn. Chúng con chọn nghề đi rừng đốn cột là chính. Nếu chúng con ở trên xứ chúng con thì mỗi tháng chỉ đi rừng có hai lần thôi, còn xuống đây, thì mỗi tháng, theo anh em ở đây nói, họ đi được đến bốn chuyến lận.

“Các con định ở đâu chưa?’

“Anh em chúng con trong những chuyến đi đốn cây rừng có quen vài anh em ở gần nhà thờ chánh Cà Mau. Các anh đó rủ xuống cất nhà dọc theo kinh xáng mà ở. Các anh đó nói rằng chúng con cứ xuống theo bờ kinh xáng mà chọn đất. Đất cách nhà thờ Cà Mau chừng bốn năm cây số thì còn muôn trùng. Mỗi người chúng con chọn một trăm thước bờ kinh xáng làm mặt tiền. Hai bên đấp hai bờ ranh mỗi bờ hai trăm thước và bờ hậu một trăm thước. Như vậy mỗi gia đình có được miếng đất hai mẩu, mà chỉ tốn công đấp năm trăm thước bờ bao ngạn thôi. Những anh đó còn nói thêm nếu có người nào muốn chiếm đất bên cạnh mình, phải dặn họ chừa cho mình trêm một trăm thước, để sau một vài năm mình sẽ còn đất mà lấn rộng ra. Mà khi xuống ở gần như vậy thì đi nhà thờ cũng gần nhà thờ chánh. Và vấn đề chánh là nước nôi không cần lo. Gần xóm nhà thờ thì ghe đổi nước thiếu gì, lại thú rừng và chim muôn đến cắn phá lúa cũng ít.’

“Cha lại hỏi:

“Các con sẽ đấp năm trăm thước bờ bao ngạn, và các con sẽ có miếng đất hai mẩu phải không?’

“Dạ đúng như vậy thưa cha.’

“Các con đã quyết định về đây sống. Nếu tin ở cha các con về quê, rủ thêm càng nhiều gia đình xuống đây càng tốt. Cha đã chọn đất rồi. Các con cũng đấp năm trăm thước bờ bao ngạn thôi. Nhưng các con sẽ có đến hai mươi mẩu đất chứ không phải hai mẩu, như các con dự định đâu.’

“Đêm đó, ở nói chuyện với cha rất lâu. Sáng hôm sau dự lễ xong, trước khi anh em chúng con lui ghe cha còn ân cần căn dặn:

“Các con về rủ thêm nhiều người đi. Đầu năm chúng ta bắt đầu khai phá liền. Ở đây cha cũng có trên hai mươi gia đình rồi. Thêm các con xuống nữa, ngày đầu năm chúng ta khởi công liền.’

“Trên đường về, mặc dù mọi người chúng con ai cũng tin ở cha, nhưng không ai có thể trả lời được thắc mắc là bằng cách nào mà chỉ đấp có năm trăm thước bờ bao ngạn thôi mà mỗi người sẽ có được đến hai mươi mẩu đất như lời cha nói.

“Trong thời gian bán cột, gặt lúa thóc, và trả đất lại cho chủ, các con cũng có rủ rất nhiều người, nhưng không có bao nhiêu người nghe theo các con.Vì không ai tin rằng chỉ có đào và đấp năm trăm thước bờ bao ngạn mà được đến hai mươi mẩu. Nhiều người khi thấy các con trả đất lại cho chủ, cũng có lòng tin rằng cha Diệp có thể làm được. Nghĩa là cũng tin là các con cũng có thể có hai mươi mẩu đất. Nhưng họ nghĩ rằng hai mươi mẩu đó chỉ để nuôi cá thôi. Chứ đất Cà Mau mà làm ruộng cách biệt xa những xóm nhà, từ xưa tới giờ, có ai gặt được bông lúa nào đâu. Nên tuy chúng con đã rủ rất nhiều gia đình, nhưng đến ngày lên đường, chỉ có thêm sáu gia đình cùng đi.

“Tất cả mười một gia đình cùng lúa thóc chở xuống nhà thờ Tắc Sậy đúng như dự định.

“Anh em chúng con đến trình cha. Cha mừng lắm, cha nói cha có hai mươi sáu gia đình rồi. Cha cần mười bốn gia đình nữa.

“Con nói, ‘Chúng con chỉ có mười một gia đình thôi thưa cha.’

“Sau đó cha lấy danh sách. Cha xem trong gia đình nào có con lớn đã lập gia đình cha cho tách hộ riêng. Như gia đình con, con trai lớn đã có vợ và một con, cha tách ra riêng thành hai. Rồi nhóm mười một gia đình chúng con trở thành mười bốn gia đình trên danh sách.

“Sáng đầu năm, sau khi dự lễ đầu năm xong, gần bốn mươi chủ gia đình đó theo cha đi nhận đất. ”

“Tất cả anh em chúng con lên sáu chiếc xuồng, chèo theo xuồng cha. Đi chừng hai giờ sau thì dừng lại. Mọi người lên bờ ở đấy, cỏ năng cỏ lác mọc um tùm. Xa xa nhiều đám bồn bồn cao lớn vượt hẵn lên, khoe những bông hoa vừa mới trổ đỏ rực cánh đồng. Nhìn cây cỏ chung quanh ai ai cũng trầm trồ khen ngợi và vui mừng khôn cùng. cha gọi tất mọi người quây quần lại dọn thức ăn. cha làm phép thức ăn và sau đó cùng ăn. Ðây là lần đầu tiên cha nói về đất của chúng con.

“‘Đây là đất của các con, gồm hai xóm. Chỗ chúng ta ngồi ăn đây sẽ cất một nhà thờ, nên xóm nầy gọi là xóm nhà thờ.’ Cha chỉ bên kia sông rồi nói tiếp, ‘Đối diện bên kia sông chúng con sẽ cất trường học nên gọi là xóm trường học. Hôm nay mình ra đây để biết đất của hai xóm.  Mình đo và phóng ranh bờ bao ngạn. Như cha đã nói mỗi gia đình đấp năm trăm thước bờ. Hôm nay mình đo mỗi bên hai mươi phần. Tối về mình bắt thăm trúng phần nào thì ngày mai các con sẽ làm phần đó. Chuyện đấp bờ bao ngạn là tối quan trọng vì chúng ta phải làm cho xong trước Tháng Năm. Nhưng trường học và Nhà Thờ càng quan trọng hơn. Nên mỗi tuần các con đào mương đấp bờ bao ngạn sáu ngày thôi. Còn ngày Chúa Nhựt các con lo cất trường học trước. Mùa nầy khô, mỗi chiều Chúa Nhựt cha xuống đây trông các con làm việc sau đó làm Lễ ngoài trời cũng được. Còn các em nhỏ không thể nào ngồi học ngoài trời nắng như thế nầy.’

“Rồi cha dẫn tất cả vào sâu vô trong khoảng chừng một trăm thước. Nơi đó cha có cho người cấm sẵn một cây trúc cao bảy tám thước. Trên ngọn có tấm vải đỏ để ở xa có thể nhìn thấy được. Tất cả mọi người gom lại xong, cha nói:

“‘Từ đây chúng ta đo thẳng xuống hai ngàn thước. Đo thẳng lên hai ngàn thước nữa. Như vậy bờ mặt tiền là bốn ngàn thước. Do tám người đào. Bây giờ các con đo, cứ năm trăm thước là cắm một cây cọc làm dấu, từ một đến tám. Sau đó hai đầu ranh bờ các con đo thẳng góc vô trong mỗi đầu là một ngàn thước. Cũng mỗi năm trăm thước lại cắm một cây cọc. Như vậy là bốn người nữa. Sau cùng là mặt hậu cũng bốn ngàn thước, cũng chia cho tám ngưòi. Như vậy các con sẽ có miếng đất hình chữ nhật chiều dài là bốn ngàn thước, chiều ngang là một ngàn thước. Khi đấp bờ bao ngạn xong. Miếng đất dài bốn ngàn thước các con chia cho hai mươi người. Mỗi gia đình sẽ có miếng đất riêng của mình. Ngang là hai trăm thước sâu là một ngàn thước. Như vậy mỗi gia đình chúng con sẽ có miếng đất là hai mươi mẩu. Còn về bờ ranh đất của các con, các con chỉ đào mương ranh ngang một thước và sâu một lớp dá thôi.’

“‘Bây giờ các con ở lại đây một nửa số người. Còn phân nửa số người theo cha qua bên kia sông và cũng làm như bên nầy. khi nào xong chúng ta gom lại về. Tối nay về bắt thăm, rồi kể từ ngày mai chúng ta sẽ bắt đầu khởi công. Đây là những cuộn dây cha đã đo sẵn mỗi cuộn là một trăm thước. Các con cứ kéo thẳng là một trăm thước. Tốp nào ở đây lấy năm cuộn đi.Tốp nào theo cha cũng lấy năm cuộn.’

"Mười mấy hai mươi người ở bên này, còn lại tất cả theo cha qua bên kia sông. Đi vào sâu bên trong chừng một trăm thước, đến cái cây cha làm dấu sẵn. Cũng tấm vải đỏ tận cùng. Tới nơi mọi người bắt tay vào việc ngay không cần cha chỉ dẫn nữa.

“Rồi mấy người dọn đường đi trước  một người cầm cuộn dây nhợ, một đầu đã buộc vào gốc cây trúc làm chuẩn mà kéo đi. Một vài người đứng lại điều khiển ra dấu. Đầu trên làm thể nào đầu dưới cũng y như vậy.  Xong bờ mặt tiền, hai đầu bờ cũng cắm hai cọc cao có treo tấm vải và đo thẳng vào trong. Cứ mỗi năm trăm thước lại đóng một cây cọc và đánh số.

“Mặt trời gần lặn tất cả mới đo, đóng cọc, phân chia ra từng phần năm trăm thước xong. Tất cả tập họp lại để ra về. Đến lúc nầy mọi người mới biết. Mỗi người chỉ đào đấp năm trăm thước bờ bao ngạn thôi mà lại được đến hai mươi mẩu. Ai nấy đều trông cho mau đến tối để bắt thăm xem mình sẽ ở trong toán nào và đào ở đâu.

“Khi về đến nhà thờ Tắc Sậy, anh em chúng con nhìn thấy có hai chiếc ghe tam bản mới rất lớn và khẳm mẹp đã đậu sẵn. Khi đến gần mới biết là hai ghe chở nước.

“Tối đó khi họp lại chia toán cha nói, ‘Các con thích ở gần nhau cứ chia làm hai toán đi. Mỗi toán là mười chín người, cha sẽ thêm một người sau.’

“Con nói toán con đã có mười bốn gia đình, cha cho thêm năm gia đình nào nữa vào cũng được. Cha hỏi những gia đình nào muốn nhập vào toán nầy. Lập tức có năm, sáu gia đình đưa tay tình nguyện. Cha chọn năm gia đình. Họ thích toán con vì toán con có chuẩn bị từ lâu, lại gia đình nào cũng có cả ghe lúa đem theo.

“Rồi cha viết hai chữ A, B. Cha nói A là xóm nhà Thờ còn B là xóm trường học. Cha xếp lại và biểu anh em chúng con bầu trưởng xóm. Anh em chúng con nói chưa được trong lúc nầy vì chưa ai biết ai. Cha cũng đồng ý. Rồi cha nói cha tạm chọn con trông coi cả hai xóm. Trước khi ra về cha nói, ‘Con cho hai toán bắt thăm, xem toán nào sẽ ở bên Nhà Thờ cũng như xóm nào sẽ ở bên trường học. Rồi sau đó mỗi toán sẽ tự bắt thăm xem mình sẽ đào đấp bờ bao ngạn ở đoạn nào. Trong bốn mươi gia đình đến khai phá đất, cha nhận thấy có hai gia đình khốn khổ nhất. Vì đó là những gia đình mẹ góa con côi. Bà mẹ nào cũng trên bốn mươi tuổi và năm sáu đứa con. Có những đứa nhỏ thì chỉ vài ba tuổi, còn những đứa lớn chỉ mới mười lăm, mười sáu tuổi thôi. Nên cha giúp riêng cho họ bằng cách cha bảo lãnh cho họ, mỗi người được đóng một chiếc ghe đi chở nước cũng như mua thực phẩm về buôn bán cho hai xóm luôn. Mỗi chiếc ghe có giá là năm trăm giạ lúa đến mùa mới phải trả. Bốn ngày trước họ đã lên Cái Côn mở lổ lù cho nước đầy ghe rồi đón
g lại, chở về đây đậu. Ngày mai họ cùng các con vào xóm mới thành lập. Các con cứ đến ghe nước mà đổi nước.’

“Chúa Nhựt tuần sau đó cha xuống trông coi công việc cũng như cữ hành Thánh Lễ. Cùng đi theo cha có trên chục người. Họ là những nông dân sau khi gặt xong không có gì để làm, nghe cha có khẩn hoang lập ấp nên rủ nhau xuống để đào kinh đấp bờ mướn.

“Con dẫn cha đi xem công trình anh em đã làm trong tuần và cũng trình bày với cha những việc đang làm. Con vừa đi vừa nói với cha:

“‘Thưa cha bây giờ anh em đang tập trung để hoàn thành nền cũng như sân trường học như cha chỉ dẫn. Con phân chia cho một số anh em đốn lá đem về xé ra phơi. Một số đào và đấp nền trường học. Còn năm anh em chuyên đi rừng của con mà cha đã biết từ lâu thì nhận đốn đủ cây về để cất trường học và Nhà Thờ. Chúng con đã đốn đủ cây cất trường học và Nhà Thờ rồi. Bây giờ một số anh em đang đập vỏ cưa bào để tuần tới dựng lên. Tuần tới cha cho các Sơ xuống dạy là được.’

“Cha chưa tới xóm trường học, chưa thấy gì. Nhưng khi nghe con trình bày như vậy cha có nói là cha không ngờ chúng con xúc tiến việc Đạo cũng như lo cho việc học của các em sốt sắng như vậy.

“Con có thưa với cha là có đến mấy chục gia đình đến đây.  Như anh em chúng con có nghề đi rừng nên chúng con không tự đứng ra đào kinh và đấp bờ. Một người đấp bờ mỗi tuần sáu ngày công. Nếu trả công tương đương là sáu giạ lúa. Còn chúng con đi rừng mỗi tuần một chuyến cột, bán được trên hai mươi giạ. Gần gấp bốn người làm. Con đã cho vợ con về quê tìm những người không có việc gì làm xuống đây làm thế cho chúng con ba bốn tháng cũng không hết việc.  Không những chỉ anh em chúng con, mà còn có thêm hai gia đình chủ ghe đổi nước nữa.

“Cha Diệp nói, ‘Cha cũng biết trước hai gia đình đó không có lực điền.  Nhưng giờ thì mỗi tuần họ đổi được bốn trăm đôi nước tính ra mỗi tuần họ cũng kiếm được hai mươi giạ lúa rồi. Mặc dù họ nợ tiền mua ghe là năm trăm giạ. Trong số những người mới theo cha xuống đây, hai gia đình đổi nước sẽ chỉ cần sáu người đào đất thế họ thôi. Còn tất cả anh em còn lại,  gia đình nào cần cứ chia nhau mướn họ đi. Chúng ta biết năm trăm thước bờ là mười lăm công dài. Muốn đấp bờ bao ngạn đúng tiêu chuẩn bờ: ngang phải bốn thước và cao phải một thước hai. Bờ to lớn và cao như thế thì nước mặn mới không thể tràn vào và thấm qua được. Chúng ta phải đào cái mương bề ngang bốn thước và sâu bốn lớp dá. Mà mỗi một công dài một lớp dá, ngang một thước là một giạ lúa, mà ngang bốn thước là bốn giạ. Sâu bốn lớp dá là nhơn cho bốn nữa như vậy là mười sáu giạ. Mỗi ngươi phải đấp năm trăm thước, gần mười lăm công bờ, tức là phải trả cho công đào bờ gần hai trăm năm mươi giạ, hay phải trả một số tiền tương đương. Nếu một người tự làm lấy phải đào đấp trên tám tháng mới xong lận.’

"Con lại hỏi cha, ‘Thưa cha, con cũng biết vậy nên rất lo. Lo là như thế nầy. Gia đình của nhóm chúng con cũng như hai gia đình mà cha đã giúp có hai chiếc ghe đổi nước thì có công việc ổn định thu nhập gấp ba lần công của một lực điền rồi, thì chắc chắn các con đủ tiền sẽ mướn người đấp xong trước Tháng Năm. Nhưng những gia đình khác thì làm sao tự đào, tự đấp cho xong trước Tháng Năm được thưa cha, vì còn không đến bốn tháng nữa. Mà mướn người đào phụ thì phải trả bằng tiền hay bằng lúa. Họ lấy đâu ra để trả công cho những người đào đất cho mình?’
 
“Cha nói:

“‘Các con khỏi lo chuyện đó, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, sẽ có rất nhiều gia đình xuống đây ở. Họ xuống đây nhận làm chịu cho mình, đến chừng nào mình có lúa mình trả cho họ. Vì xuống đây chỉ cần mỗi một nhân lực chánh của gia đình đào đất từ bây giờ cho đến cuối tháng Tư thôi. Đến mùa gặt họ thu được trên một trăm giạ rồi. Ba mươi ngày phát trong Tháng Bảy, là được ba mươi giạ nữa. Đến tháng Tám thì người vợ cấy ba mươi ngày, cũng được ba mươi giạ. Đến mùa gặt và đập lúa, họ có thể thu cũng trên năm mươi giạ nữa. Như vậy từ giờ tới cuối năm, trong gia đình chỉ cần một nhân lực chính làm việc. Con cái thì được ăn học. Người vợ trong mùa nầy, cũng như người chồng, trong lúc vợ cấy làm việc khác, mà cuối năm có hai trăm giạ lúa thì còn gì bằng nữa con. Ở đây có rất nhiều việc làm nhẹ nhàng, trẻ em cũng có thể làm được, mà kiếm cũng được nhiều tiền đó con. Bây giờ trên đồng ruộng vừa khô, nhưng cây cỏ chưa chết. Vài tháng nữa nắng gắt, cỏ cây khô sẽ chết hết. Nhưng con nên căn dặn mọi người không được đốt đồng để bắt trăn, rắn, chồn hay rùa trong hai khu đất mình đã bao ngạn. Vì mình rất cần tro. Nếu mình đốt sớm, gió thổi tro bay đi hết. Mình đợi sau khi mưa vài đám lớn, gội rửa hết nước phèn và nước mặn bám trong cỏ cây. Rồi chừng đó chúng ta mới đốt đồng. Tro sẽ không có chất mặn và phèn. Và sau khi đốt thì gặp mưa thấm vào đất luôn.’

“Nghe cha nói các con cũng tin, và quả đúng như vậy. Chỉ một tuần sau thôi không biết bao nhiêu gia đình đến che lều dựng trại gần chúng con và xin đến làm công cho chúng con mà không nhận trả công ngay. Họ nhận đào chịu cho chúng con đến chừng nào có huê lợi, tức là đến lúc có lúa hay bán cá đìa mới trả công cho họ cũng được. Rồi bốn mươi gia đình chúng con, bỗng dưng trở thành chủ điền hết. Gia đình nào cũng có ba, bốn gia đình phụ đấp bờ bao ngạn cho mình.

“Chỉ một tháng sau thôi hai xóm đã có trên một trăm gia đình. Nước ngọt bây giờ đã hạn chế, mỗi gia đình một tuần chỉ đổi được có bảy đôi. Nước ngọt chỉ để uống và nấu ăn là chánh, còn tất cả mọi sinh hoạt khác phải dùng nước mặn tức là nước sông hết.

“Hai gia đình trước giờ chuyên lo đổi nước, bây giờ buôn bán thêm tạp hóa luôn. Không những thế họ thu mua tất cả sản phẩm có từ rừng. Mỗi chuyến đi đổi nước họ chở theo hằng trăm lít mật ong. Chim, cò, rắn, trăn, rùa, chồn có khi cả heo rừng đánh bẫy còn sống, hay củ năng, khoai rạng moi móc được từ rừng hoang chưa ai khai phá nhiều vô số kể. Những sản phẩm đó có được là nhờ những em nhỏ mười ba mười bốn tuổi. Chúng chưa đủ sức đào mương quăng đất lên đấp bờ được.Nhưng các em vào rừng giăng bẫy bắt thú rừng và đi ăn ong thì giỏi lắm. Cũng như các bà đi đào khoai rạng và moi củ năng rừng thì các ông không thể nào bì kip. Nhiều khi các em đi ăn ong trúng, tính ra người lớn đào đất cả tuần không bằng các em ăn ong trúng một ngày.  Hai ghe đổi nước chở tất cả sản phẩm đó, đem bỏ mối lại cho chợ. Rồi mua tạp hóa, và sau đó cho nước vào đầy ghe chở về.

“Đến gần cuối Tháng Tư thì hai lô đất đã được đấp bờ bao ngạn xong. Đã đến lúc phân chia đất cho hai mươi gia đình, và lại bắt thăm ai sẽ nhận phần đất nào.

“Cha nói: ‘Theo bờ mặt tiền bờ hậu mà đo, cứ hai trăm thước các con đóng một cây cọc làm dấu. Đó là phần đất một người. Hai đầu cọc đó các con phóng thẳng và đào một con kinh làm ranh đất. Nhưng con kimh đó chỉ đào ngang một thước và một lớp dá sâu thôi. Đất đào kinh các con không được đấp thành bờ mà phải quăng xa ra, rải đều trong ruộng. Bốn ngàn thước mặt tiền và hậu chia đều cho hai mươi người. Mỗi người sẽ có miếng đất hai trăm thước mặt tiền, sâu một ngàn thước. Như vậy là mỗi người sẽ có hai mươi mẩu. Nhưng nhớ chia xong rồi hãy cho bắt thăm nghe các con. Các con nhớ đừng ai đào đìa trong đất mình năm đầu tiên hết. Vài năm nữa rồi tính sau.’

“Đến Tháng Năm thì bốn mươi gia đình đều có được miếng đất như cha đã nói trước. Tất cả đã làm như lời chỉ dẩn của cha. Rồi chúng con chờ đợi hai ba đám mưa thật lớn. Để nước mưa gội rữa sạch hết muối và phèn bám vào cây cỏ rồi mới đốt. Bây giờ tro bụi đã thấm đều trong đất hết rồi. Cha căn dặn cứ mưa xuống chúng con chứa cho đầy ruộng một hai ngày lại mở bọng xổ nước ra. Không những hết nước trên ruộng, trên kinh ranh, mà còn cho khô luôn cả kinh bao ngạn nữa. Những đám mưa đầu mùa, nước mưa hòa tan cùng phèn, cùng muối đã tồn đọng không biết từ bao nhiêu năm trước, đỏ ngầu như nước cổ trầu. Hằng tuần đều dùng nước mưa rửa cho sạch ruộng và xổ nước ra. Nên càng về sau nước càng nhạt màu dần. Nước càng về sau càng không còn đỏ nữa. 

“Trong Tháng Năm và Tháng Sáu nầy, rỗi rảnh chúng con lo cất cho xong Nhà Thờ. Đồng thời, cũng phải lo cho xong nhà cửa.Vì lúc đó là vào mùa mưa, chúng con không thể dự Lễ lúc trời mưa, cũng như sinh sống thường xuyên trong những túp liều tạm bợ như đã sinh sống trong suốt mùa nắng được.

“Đến Tháng Bảy thì bắt đầu phát. Cha nói, “Các con phải phát trong một tháng cho xong hai trăm công đất của mình. Tức là mỗi gia đình cần phải có sáu, bảy người phụ giúp mình ròng rã một tháng. Trong tuần đầu phải phát sâu một công. Phát dọc theo bờ mặt tiền hai bờ ngang cũng như bờ bao hậu. Tuần thứ nhì cũng phát giống y như vậy và lấn sâu vào trong hai công. Còn bao nhiêu đất hai tuần chót cuối Tháng Bảy chúng ta thanh toán hết.’

“Khi phát gần xong đất chúng con lo lắm. Vì hai xóm có đúng tám trăm mẩu. Đến tám ngàn công đất, mà chúng con đã có cọng mạ nào đâu. Chúng con có ai làm đám mạ nào đâu. Vì khi gieo mạ phải gieo từ hồi đầu Tháng Năm. Mà đầu Tháng Năm trên đồng ruộng còn đầy nước mặn và phèn thì đâu có cọng mạ nào sống sót được. Tuy vậy, chúng con không dám hỏi cha.

“Chúa Nhựt cuối Tháng Bảy sau khi dự Lễ xong, tất cả chủ gia đình đều đến tập họp. Cha nói, ‘Đầu tháng nầy các con lên Tắc Sậy đem mạ về cấy. Trong tuần đầu các con chỉ cấy cập theo bờ bao ngạn sâu một công thôi. Giống lúa nầy cũng là lúa mùa nhưng chín sớm một chút. Ăn Lễ Sinh Nhật xong, đầu năm Dương Lịch là chúng ta gặt liền. Cấy ở những công mà các con phát đầu tiên. Còn về chuyện đem mạ về đây thì các con không cần xuồng ghe gì hết. Cha đã nhờ hai chủ quán mua dây chạy thật nhiều rồi. Các con cứ đến mà mua về. Ngày mai các con lên Tắc Sậy gặp cha để cha giới thiệu với những chủ bán mạ để biết ngày nào họ nhổ mạ để mình bè kéo về.’ Cha còn dặn dò thêm, ‘Nước trong ruộng phải xổ khô hết. Vì nếu để nước bốn, năm tất, cọng mạ nhẹ, ruộng lúa nào khi cấy cũng bị nổi ít nhiều. Mà các con có tới hai trăm công lận thì làm sao đi dậm lúa nổi cho hết hai trăm công. Cho nên ruộng khô, khi cấy, đặt cây lúa nằm đâu chúng nằm tại đó mà bám rễ luôn. Khi nào cấy xong hết và lúa bắt đầu tươi tốt thì bắt đầu giữ nước lại.’

“Dân chúng gần vùng Tắc Sậy năm đó biết tin cha có khẩn đất. Nên rất nhiều người có đất ruộng hầu hết đều quyết định gieo mạ để bán. Vì bán được mạ rất có lời.  Một công đất của họ nếu làm ruộng phải phát, cấy, phải chăm sóc, và phải gặt nữa. Nhưng khi cuối mùa chỉ gặt được mười mấy giạ thôi. Ở miệt trên một công mạ trung bình cấy được mười công đất. Còn ở Cà Mau một công mạ có thể cấy được trên hai mươi công đất. Vì ở miệt trên mỗi tầm cấy tám, chín bụi mạ. Như vậy mỗi tầm vuông phải cấy trên bảy mươi bụi mạ. Còn ở Cà Mau mình mỗi tầm cấy có sáu bụi, nên mỗi tầm vuông chỉ cấy có ba mươi sáu bụi thôi. Nên khi nghe tin cha cần mạ, ai cũng gieo mạ, và sau đó đem nhổ bán hết. Ai cũng đến hỏi cha cần giống lúa nào để họ gieo cho đúng. Nếu một công mạ cấy được hai mươi công đất, sau khi gặt, đến tìm người mua mạ mà thu hai mươi giạ lúa đem về. Mạ cấy một công đất được trả bằng một giạ lúa.

“Nhờ cha Diệp chỉ cách, chúng con mới biết. Chúng con xỏ xâu hằng trăm bó mạ thả trôi bè mạ. Bè theo con nước xuôi thả trôi về. Còn khi nước ngược kéo vào bờ cắm sào buộc lại. Chỉ hai con nước xuôi là tới nơi.

“Còn các em nhỏ, trong khi ba các em đi nhổ mạ, má các em đi cấy mướn, thì các em sau khi tan học vào đồng lượm trứng chim. Mùa nầy là mùa chim muôn đẻ trứng. Mỗi ngày các em gom vài chục trứng, cuối tuần giao cho chủ tiệm đem ra chợ bán lại. Hoặc hằng đêm các em đi soi ba khía cũng giao cho chủ tiệm. Vào lúc đó, hai ghe đổi nước không còn chở nước ngọt đem về đổi nữa. Vì mùa nầy nước ngọt đầy sông, đầy ruộng rồi. Cho nên họ chuyển qua thu mua ba khía, muối làm mắm, và mua trứng chim do các em nhỏ soi hay lượm bắt được. Họ đem ra chợ bán, rồi mua tạp hóa mang về. Họ còn nói trước, khi cấy xong cũng vừa hết mùa trứng chim cũng như hết mùa ba khía, thì biểu các em cũng như các chị trong xóm đi nhổ bồn bồn làm dưa bán cho họ. Họ sẽ chở dưa bồn bồn về Cần Thơ giao lại cho nhà vựa. Còn đàn ông có đặt trúm hay giăng câu, nếu có cá, có lươn gì họ cũng đều mua hết.

“Khi lúa đã bén rễ, bắt đầu tưoi tốt, cha chỉ dẫn chúng con mở hết nắp bọng cho nước tràn vào. Khi nước sông rút thì đóng miệng bọng lại không cho nước chảy ra. Để yên một ngày. Mục đích để nước yên như vậy cho phù xa lắng đọng hết xuống ruộng, rồi mới xổ nước cạn khô. Cha giải thích rằng khi nước vào ruộng thì là nước chứa phù xa. Chúng ta để yên một ngày, phù xa lắng xuống. Khi nước được xổ ra, thì đó là nước cùng phèn. Hằng tuần chúng con đều làm nhiều lần giống như lời cha đã chỉ dạy. Chỉ vài tháng thôi cả cánh đồng mấy ngàn công đất trở nên xanh tốt vô cùng. Tháng Mười và Tháng Mười Một là hai tháng nước lũ. Nhưng cha dặn đừng để nước trong ruộng sâu hơn ba tất. Cho dù những ruộng nước có nuôi cá, vào tháng nầy đều đã sâu đến sáu, bảy tất hết.      

“Theo lời của cha, vì đất chúng con là đất mới khai phá nên lớp đất mặt chỉ là bã phân mà thôi. Không phải là đất thịt, nên nếu để nước sâu quá, bụi lúa nhẹ sẽ nhốm nổi rễ lên, lúa sẽ thành lúa chân nôm hết. Nhìn đám ruộng lúa chân nôm không thể phân biệt được với ruộng khác. Nhưng khi lúa chín rất nhiều hạt lép. Cho nên cha căn dặn chúng con, ruộng mới khai phá của chúng con cứ giữ nước cỡ ba tất thôi là tốt.

“Cuối Tháng Mười Một, lúa tượng đòng đòng và hằng trăm bầy khỉ đã gom về định tước, xé đòng đòng để ăn. Hằng ngày các em nhỏ cùng người lớn nếu không có việc gì làm đều dẫn chó đi dọc theo bờ bao ngạn mà rượt đuổi khỉ. Chúng sợ chó, nhưng khi chạy trèo lên mấy cây bần xa xa rồi thì không chạy đi nữa. Những trái bần trái cám gần đấy chúng đã ăn hết sạch. Độ chừng khi thấy chúng quá đói, đợi nữa đêm tất cả những rọ mà cha chỉ cho chúng con làm hai tháng trước, được đem ra đặt gần những góc bần, những bụi cây chúng thường đến. Trong mỗi rọ treo cả buồng chuối chín vàng ươm. Sáng hôm sau những bầy khỉ trên đường tìm đến ruộng lúa. Đang quá đói, thấy những trái chuối chín thơm ngon, liền chun vào rọ ngay. Ăn no chúng tìm đường ra, chun qua ngăn sau. Rồi chúng lại chun qua ngăn sau cùng. Vì rọ có ba ngăn, mỗi ngăn đều có hom. Khỉ chui vào thì được, chớ không bao giờ trở ngược ra được. Mỗi ngăn chứa được trên mười con. Nhiều con khỉ vì quá đói, khi thấy chuối chín, không để ý đồng loại mình đang mắt kẹt trong rọ, không tìm được đường ra. Chúng thấy chuối chín, chỉ biết tìm cách chun vào để ăn cho được. Khi đã ăn no, mới tìm đường ra lại chui vào ngăn sau. Khi ngăn sau chót quá đầy. Chúng ở lại ngăn giữa. Khi ngăn giữa đầy nữa, chúng phải ở lại trong ngăn có buồng chuối.

“Chiều xuống, chúng con đem ra cái chuồng lớn. Chúng con rút nắp chuồng lên. Để ngăn sau cùng của rọ vào, rồi rút nấp rọ lên. Sau đó đuổi tất cả khỉ trong rọ vào chuồng hết rồi bốn người khiêng một chuồng đầy khỉ đem về. Ngày đầu trong số tám mươi cái rọ, có cái bắt được mười mấy con. Ngày đầu đã bắt gần ngàn con khỉ rồi. Cha căn dặn chúng con không nên ăn thịt khỉ. cũng không nên chở chúng ra chợ bán. Cha bảo nhốt chúng vài ngày rồi chở đi thật xa nơi đây, rồi thả. Những em nào thích những con khỉ con nhỏ để lại nuôi cũng được. Nhưng những con khỉ đột đầu đàn nhớ phải giữ lại.

“Ngày sau thì còn ít hơn. Chỉ bắt được trên một trăm con thôi. Vài ngày sau nữa thì còn ít hơn nữa. Có ngày tám mươi cái rọ mà chỉ được năm mười con. Vì chúng đã biết sợ, cho dù rất đói và đang thèm chuối, nhưng chúng cũng chẳng dám chun vào rọ để ăn.

“Lúc nầy lúa đã trổ lác đác. Những con khỉ cầm bầy được giữ lại cũng được mấy chục con. Cha bảo chúng con lấy đệm, hay bao bố cũ, dùng lẹm may, làm thành những cái áo khỉ, cho những con khỉ nầy mặc. Nhưng may hai lớp, bên trong độn cỏ khô thật dầy. Để khi những con khỉ mặc vào sẽ trông chúng lớn gấp đôi hay gấp ba. Đã dầy còn sơn phết xanh đỏ cho dữ dằn thêm lên. Mặc cho nó cái áo xong, cứ bỏ trong bao khiêng ra để sẵn. Thấy có bầy khỉ nào đến gần thì mở miệng bao mà thả nó ra. Khi thấy đồng loại nó liền chạy lại nhập bầy ngay. Những con khỉ kia thấy nó thì hoảng sợ bỏ chạy. Khi bầy khỉ bỏ chạy thì nó càng cố đuổi. Cái áo mà nó mặc cản trở làm nó  không thể nào đuổi bắt kịp. Những bầy khỉ chạy mệt rồi dừng lại nghỉ, nhưng nhìn lại thấy nó đã đuổi đến gần lại hoảng hốt tiếp tục chạy nữa. Cứ tiếp tục như thế, con khỉ được sơn xanh phết đỏ cùng bầy khỉ kia đã chạy đi mất tăm, mất tích. Cứ cách đó, hễ thấy có bầy nào đến là thả một con ra. Vài ngày thì không còn bầy nào tìm đến cắn xé đòng đòng nữa. Khi lúa đã tr
ổ rộ, còn bao nhiêu con cha bảo đem đi thả hết.

“Giữa Tháng Mười Hai lúa đã ngậm sửa và cong trái me. Mùa nầy mưa phùn gió chướng. Lúc nầy thường là lúc chuột cắn phá nhất. Vì lúc nầy đồng ruộng ngập nước hết, chúng hay trèo lên những bụi lúa cắn lúa làm ổ. Rồi sẵn có lúa đang ngậm sửa cắn ăn luôn. Nhưng đồng ruộng của chúng con không có một con nào đến cắn phá. Chúng con đã được cha Diệp giúp lo liệu mọi việc trước từ lâu. Trước hết khi đào mương ranh, cha ngăn không cho chúng con quăng đất lên đấp thành bờ ranh, mà biểu chúng con quăng đất rải đều ra ruộng. Lúc đó không biết tại sao cha biểu chúng con làm như vậy. Giờ mới hiểu nếu đấp thành bờ, có chỗ khô ráo và có cỏ thì sẽ có chuột đến cư trú.

“Cả hai mươi chủ đất chỉ có mỗi một bờ bao ngạn. Khi mưa vừa ngập ruộng tất cả chuột các nơi gom về mỗi một bờ bao ngạn thôi. Những lúc đó mỗi chiều sau khi tan học các em dẫn tất cả chó trong xóm đi bắt chuột đem về ăn. Năm sáu tháng nay, hằng ngày các em đều dẫn chó đi thường xuyên như vậy, thì đâu còn con chuột nào. Mà khi mới đấp thành bờ, cha còn căn dặn hằng tháng phải phát cỏ sạch bờ để không còn chuột nào đến trú ẩn được.

“Mấy hôm rày lúa đã chín. Tuần tới ăn Sinh Nhật xong, đầu năm là gặt. Cha đã chỉ chúng con cách giữ chim. Con nghĩ cả hai cánh đồng trong mùa lúa nầy không hư hao gì. Vì không có con chim nào dám đến gần.

“Nhóm lúa chín đầu tiên nầy, mà tuần tới sẽ được gặt, khi cấy cha biểu chúng con chỉ cấy một công dọc theo bờ bao ngạn thôi. Lúc đó chúng con không biết tại sao cha chỉ chúng con phải làm như vậy. Bây giờ chúng con mới hiểu. Giờ ruộng lúa đã chín chỉ cách bờ không đến bốn mươi thước. Mùa nầy là mùa gió Tết, mỗi trẻ em chỉ cần làm vài con diều, vài con thuẩn to lớn, đủ màu đủ sắc, thả bay lượn trên không thì chim nào còn dám léo hánh đến gần. Còn hai công kế phía trong đã bắt đầu cong trái me. Và tất cả những công đất phía trong còn lại đang trổ rộ hết.

“Khi thợ gặt đang gặt những công dọc bờ bao ngạn, thì cũng là lúc lúa hai công kế bắt đầu chín tới. Họ gặt ở ngoài nầy, nhưng chẳng khác nào họ canh giữ chim cho những công kế bên trong. Và cứ gặt xoay cù như vậy, vừa gặt ở vòng ngoài cũng như vừa canh giữ chim cho bên trong đến hết miếng đất luôn.

“Hôm nay lúa chưa gặt, nhưng với kinh nghiêm mấy chục năm làm ruộng của con, con đoán là tất cả đất của chúng con, mỗi công đều có thể thu hoạch trên mười giạ hết. Sau mùa lúa nầy chúng con người nào cũng có khoảng hai ngàn giạ lúa. Mặc dù chúng con phải thanh toán tất cả các khoản nợ. Chẳng hạn như nợ đấp bờ, nợ công phát, nợ công cấy, công gặt, nợ lúa mạ và nhiều thứ linh tinh khác nữa.Tất cả nợ chúng con phải lo trả cho hết, nhưng cho dù trả hết nợ đi nữa chúng con cũng còn lại cả ngàn giạ và hai mươi mẩu ruộng nhất. Tất cả anh em chúng con luôn luôn nhớ, và mang ơn cha Diệp suốt đời. Hôm nay cha Diệp nhờ con nói dài dòng như vậy là vì cha có việc muốn nhờ đến quý cha, vậy xin cha có gì muốn nói với quý cha, con xin nhường lại. Con xin hết lời.”

Lúc đó cha Diệp mới đứng lên, và từ từ chậm rãi nói:

“Thưa quý cha. Như quý cha đã biết, trên một năm nay, con đã thành lập ấp để thí nghiệm. Về phần đời cũng như về phần Đạo. Tất cả đều thành công tốt đẹp ngoài dự tính của con. Con xin nói phần đời trước.

“Đất Cà Mau nầy từ mấy trăm năm nay không ai muốn đem gia đình xuống đây sinh sống bởi vì hai lý do. Lý do chánh là không có nước ngọt để uống, cũng như không có nước ngọt trên đồng, trên ruộng để mà cày cấy.

“Thứ đến, nếu giữ được nước ngọt trên đồng trên ruộng, đến khi cày cấy xong, lúa tươi tốt, đến lúc lúa trổ và chín đều bị thú rừng cũng như chim muôn đến cắn phá hết. Hôm nay thì hai vấn đề khó khăn nêu trên không còn phải lo nữa. Năm đầu tiên mà kết quả được như vậy, vài năm nữa theo con nghĩ sẽ còn tốt đẹp hơn.

“Về phần Đạo, thôn xóm đầu tiên con thành lập, cũng nhờ có ông Biện đây. Nhóm người của ông đem xuống mười bốn gia đình đều là Công Giáo hết. Nhóm của con hai mươi sáu gia đình nhưng trong đó chỉ có năm gia đình Công Giáo mà thôi.

“Một xóm mới thành lập mà phân nữa dân số là Công Giáo, thì con cháu của những người ngoại đạo đều học chung trường Đạo, mỗi chiều đều đi đọc kinh với các Bà Phước. Chỉ mười tháng được theo các Bà học thôi. Các em đã xin vào Đạo hết. Không cha mẹ nào cản trở các em. Con nghĩ tuần tới cha Bề Trên xuống dự lễ Phục Sinh. Trong dip nầy chắc cha sẽ rữa tội cho rất nhiều em nhỏ và vài người lớn mới học giáo lý xong để được vào Đạo.

“Mà khi các em vào Đạo. Thì mỗi chiều đi đọc kinh các em sẽ rủ mẹ các em đi theo. Vì chỉ có đến Nhà Thờ, các bà mẹ mới được dịp gặp gở đông đủ lối xóm để mà hàn huyên. Con tin rằng không bao lâu rồi mẹ chúng sẽ vào Đạo. Rồi đến lượt ba chúng cũng chỉ là vấn đề thời gian thôi.

“Năm rồi, cho đến tháng nầy con chỉ có hai mươi mấy gia đình thôi. Năm nay, hiện giờ con đã có danh sách trên ba trăm gia đình, tức là có thể lập gần mười ấp rồi. Con xin hai cha phụ con. Mỗi cha phụ con nhận ba ấp, là một trăm hai mươi gia đình. Nếu từ bây giờ đến cuối năm có bao nhiêu gia đình đến xin thêm nữa con sẽ phân chia chung quanh họ Đạo của con cũng như chung quanh ấp con mới khai phá thôi. Phần đến sau con nhận hết.”

Ngưng một chút, ba tôi lại từ từ kể tiếp:

"Cha Công và cha Rớt đều nhận lời. Hai cha còn cho biết là cũng đã có lưu tâm đến việc lập ấp của cha Diệp từ lâu. Cũng như sẽ cố gắng làm cho phát triển chung quanh khu vực mình.

“Cuối năm sau, gần mười thôn ấp, được các cha hướng dẫn cách khai phá. Các cha còn hướng dẫn cách tròng trọt, cách chống chọi thú rừng, cũng như chim muôn đến tàn phá ruộng lúa mà cha Diệp đã làm, đều thành công tốt đẹp hết.

“Rồi những năm sau nữa, hằng năm cứ tăng lên. Số thôn ấp được các cha thành lập mọc lên như nấm mọc buổi sáng sau cơn mưa đêm.

“Đất rừng Cà Mau từ xưa tưởng chừng như vô dụng nay bỗng dưng hữu ít vô cùng. Đất trồng lúa không cần phải có trâu cày, bừa, rồi trục, quá tốn kém. Đất chỉ cần phát rồi cấy thôi. Còn lúa thì lại quá tươi tốt, năm nào cũng trúng mùa hết. Với điều kiện phải đấp bờ bao ngạn kiên cố và vững chắc không để nước mặn thấm và tràn vào được. Ruộng phải trị cho hết phèn.Trị được khỉ đến phá, ngăn ngừa được chim muôn, cũng như tiêu diệt chuột từ lúc đầu mùa như cách của cha Diệp hướng dẫn.

“Vùng Cà Mau lúc trước vốn dĩ hoang vu. Nhưng chỉ sau năm năm thôi, sau khi rừng được chánh phủ Pháp mở Cúp cho khai phá rừng rồi mướn người trồng rừng lại, chánh phủ đã đem hằng ngàn gia đình xuống sống tạm bợ.

“Rồi ba cha Việt lại chỉ dẫn và thành lập hằng trăm thôn ấp. Các gia đình xuống sống để khai phá rừng ăn ong hay bẩy thú hoặc xuống làm biển hòa nhập vào thôn ấp các cha thành lập mà sinh sống. Trong hằng trăm thôn ấp đó, nếu thôn ấp nào may mắn có được số giáo dân trên hai mươi gia đình thôi, thì thôn ấp đó sẽ có một Nhà Thờ và trở thành một họ Đạo. Còn nếu thôn ấp nào có số giáo dân trên mười gia đình, thì thôn ấp đó sẽ có một nhà Nguyện. Cho nên thời đó quận Cà Mau có ba cha Việt mà có đến hai mươi mấy Nhà Thờ, mấy mươi nhà Nguyện. Riêng cha Diệp, Ngài cai quản hết tám nhà thờ trong số đó.

“Chỉ sau mười năm Vùng đất Cà Mau thay đổi hẳn. Từ một vùng hoang sơ, cọp đầy rừng, sấu lội lềnh bềnh đầy sông rạch đã không còn hiện hữu con nào. Vì con người đến ở quá đông, nên nay đã trở nên vùng đất trù phú. Những người cho dù khốn khổ vì nghèo đói khi xưa, chỉ xuống ở trong những ấp của các cha, hay học hỏi và thực hiện theo cách của các cha để khai phá đất riêng mình, ai cũng trở thành trung nông khá giả chỉ sau vài năm ngắn ngủi. Và còn có thể trở thành đại điền chủ như ba, hay ông Sáu Hào, ba của cha Mẫn, cha rữa tội cho vợ con đó. ( bây giờ Ngai đã trở thành Đức Hồng Y ).

"Có thể nói là, lúc đó, hễ ai có chí và siêng năng, cần cù, thời đó xuống Cà Mau nầy, sau vài năm thì dư lúa ngàn rồi. Rồi dùng số lúa ngàn dư đó, tự mình mướn người đào đất đấp bờ bao ngạn thành đất riêng cho mình. Ông Sáu Hào cũng tuổi ba cùng xuống Cà Mau một lượt với ba. Lúc mới xuống ông chỉ được hai mươi mẩu trong khu ấp cha Diệp thành lập thôi. Vài năm sau ông dư lúa ngàn và tự mướn người khẩn thêm mấy trăm mẩu. Ba cũng vậy. Khi ba xuống đây. ba  được ông nội nuôi của con bán chịu trả góp mới được miếng đất bên Hiệp Hòa nhưng chỉ nuôi cá không thôi. Sau ba năm trả hết nợ, ba học cách khai phá đất và làm ruộng của các cha. Ba khẩn thêm miếng đất Bào Sen giáp hậu miếng đất Nhà Thờ Bào Sen nầy. Miếng đất mới trên sáu trăm mẩu. Đầu năm 1940 đất đã hoàn thành và ba đã trả được hết nợ nần.
 
“Những người trước ở Bến Tre theo ba vô đây làm tá điền cho mình. Sau một năm thôi, đã có tiền có lúa dư nên vừa làm tá điền cho mình vừa mướn người khai thác đất cho riêng họ, như bác bảc Bảy Tâm ,bác Tám Chung,  bác Mười Đắc, bác Sáu Pháo, chú Sáu Chác và còn rất nhiều người như vậy nữa, chỉ sau vài năm thôi đã tạo riêng cho mình hằng trăm mẩu đất hết. Bây giờ họ chửi cách mạng râng trời đó, con có nghe không? Con cái họ đều làm lớn cho chánh phủ bây giờ. Nếu không chắc bị ở tù hết.”

“Tại sao vậy ba?” Tôi hỏi.

"Họ chửi, con cũng có nghe đó. Họ nói năm 1945 đã cướp đất họ một lần rồi. Năm 1954 nhờ chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cho tự do làm ăn sinh sống. Họ trở về kiến tạo lại. Bây giờ Độc Lập rồi lại chọn miếng đất của họ trước để làm thí điểm cho Hợp Tác Xã.”    
  
“Thời đó ai siêng năng, và chí thú làm ăn, xuống Cà Mau mà làm theo cách các cha chỉ dẫn, thì chỉ cần năm, mười năm thôi, sẽ trở thành chủ điền trong tay có hằng trăm mẩu. Chứ nếu như chỉ hai mươi mẩu thôi, Vào ở những ấp các Cha khai phá sau một năm là đã có rồi.”  

“Sau khi xảy ra chuyện Đồng Nộc Nạn, những người đến khai phá đất ai cũng muốn mình có được giấy bằng khoán đất, để khỏi bị người khác cướp. Họ không biết trông nhờ vào ai. Làng xã thì chưa có thành lập. Chánh quyền quận thì quá xa. Nên tất cả các việc đó cho dù là người Công Giáo hay các tôn giáo khác, đang khai phá trong những miếng đất các cha hướng dẫn, hay tự đứng ra khai phá cho riêng mình, cũng chạy đến các cha và được các cha hết lòng giúp đỡ.

“Còn tại sao các cha lại giúp họ? Vì các cha, lúc nào cũng vậy, luôn tìm cách cứu giúp những người khốn cùng, cô thế. Các cha một mặt luôn sẵn lòng giúp họ, mặt khác cũng mong có cơ hội gần gũi, tiếp xúc với họ, và nhân đó truyền bá đạo giáo của các cha qua việc làm bác ái. Với mục đích mang Đạo đến để cứu nhân và độ thế. Cho nên tất cả danh sách của các chủ điền đều được các cha thu thập và mang về quận. Không bao lâu sau đó, Quận cho người đến đo đất. Chỉ sau một thời gian ngắn, các cha lên nhận tất cả bằng khoán đất và đem về trao lại chủ điền. Vì thế, đối với họ, các cha là nơi nương tựa duy nhất, và đổi lại, họ xem các cha như những vị lãnh đạo tinh thần.

“Còn tại sao những đơn từ xin bằng khoán chủ quyền đất, được các cha trao cho ty Điền Địa, và được ty Điền Địa, cũng như Chánh Quyền, chấp thuận ngay. Là vì việc đó đúng với Chánh Sách của nhà nước Pháp. Họ đã muốn làm từ lâu. Là đưa dân xuống Cà Mau nhưng đã không thành công hay chỉ gặt hái được thành quả ở mức độ rất thấp. Họ đã mở Cúp cho khai phá rừng, rồi thuê người trồng rừng lại. Nhưng người xuống định cư lâu dài không được bao nhiêu. Nay các cha đã thay thế họ hoàn thành một cách vô cùng hiệu quả, lại có lợi cho họ thì còn gì bằng.

“Những người có bằng khoán chủ quyền đất, bốn năm đầu không phải đóng thuế vì là đất mới khai khẩn. Sau bốn năm, trở thành đất thuộc, mới bắt đầu đóng thuế. Từ đó hằng năm Pháp thâu được một số tiền thuế đất khổng lồ.”

PHẦN 3

THỔ DẬY

“Mùa Thu năm 1945 Việt Minh đã cướp chánh quyền. Tại Cà Mau,  hạ tầng cơ sở được chúng thành lập xong. Nhưng đường lối cai trị, và những tư tưởng mới do cán bộ từ Trung Ương đưa xuống làm dân chúng ngỡ ngàng. Nào là Thế Giới Đại Đồng. Nào là làm ăn Tập Thể. Nào là các Tận Sở Năng, các Thủ Sở Nhu. Có nghĩa là làm theo khả năng nhưng hưởng theo nhu cầu. Rồi chiến dịch ruồng bắt Trí Phú Địa Hào phải đào cho tận gốc, móc cho tận rễ. Rồi còn đấu tranh giai cấp nữa.

“Khi còn ở thời kỳ bị Pháp đô hộ, cho dù hằng năm phải đóng tiền thuế đất. Nhưng dù sau đi nữa hằng năm họ cũng dư được lúa trăm, lúa ngàn. Được làm chủ một miếng đất vài chục mẫu, hay vài trăm mẫu. Họ vừa thoát khỏi cảnh làm tá điền hay làm thuê, làm mướn bao nhiêu năm qua. Bây giờ miếng đất họ vừa khai phá bỗng nhiên trở thành của tập thể. Còn họ phải đi làm tính theo công điểm. Độc lập rồi lại trở thành tay trắng hay sao? Và biết bao nhiêu người đang khai phá đất dở dang. Họ chịu đựng khốn khổ, cùng cực bây giờ là mong sau vài năm sẽ được giống như những người đi trước. Để rồi, giờ này, hy vọng, niềm tin, mộng ước, cũng như tương lai của họ đã sụp đổ hoàn toàn.

“Tất cả trường học mà các cha, cũng như chánh quyền Pháp, thành lập bị đóng cửa hết. Nhiều nơi có giáo viên đến dạy, nhưng không còn được gọi bằng hai tiếng “Thầy,” “Cô” nghe thân ái nữa, mà tất cả đều bị gán cho một danh xưng, mới mẽ, lạ lẫm, nghe chẳng quen tai chút nào: “Cán Bộ Văn Hoá.”

“Điều Răn Thứ Tư mà các Bà Phước thường dạy cho các em lúc mới đến trường học là “Thảo kính cha mẹ.” Bây giờ cha con cùng làm việc chung cơ quan với nhau xưng hô là Đồng Chí. Sao khó nghe quá, không biết ai cao ai thấp. Rồi họ so sánh những sự việc các cha đã từng làm hay chỉ dẫn, hoặc giúp đỡ họ với chánh phủ trước đây, và dĩ nhiên đã không tránh khỏi phải nảy sinh ra những suy nghĩ khó có thể chấp nhận được, với những đường lối mà chánh phủ mới đưa ra.

“Đến cuối năm 1945 và đầu năm 1946 ai ở các vùng thuộc miền Tây đều biết nạn Thổ Dậy. Nó khủng khiếp vô cùng. Nhất là ở trong những tỉnh gần miền cuối nước Việt. Vì ở những vùng đó thường có những Sóc Miên (Thổ) sinh sống cách biệt với xã hội người Việt.

“Mùa Hạ năm 1945 Nhật đảo chánh Pháp. Quân Đội Pháp tan rã. Những ngưòi Khơ-me đi lính cho Pháp trở về nguyên quán mình. Tức là ở trong những sóc ngày trước họ sinh sống.

“Mùa Thu thì Việt Minh lại cướp chánh quyền. Ông Hồ lãnh đạo đất nước ta và đặt tên nước là VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ. Sau gần tám mươi năm bị Pháp cai trị, bây giờ giành được Độc Lập, nên vì lòng yêu nước, mà tất cả Thanh niên, Thanh nữ đều muốn làm một cái gì đó để xây dựng đất nước. Những người ở thôn quê thì lên làng xã, người ở làng xã thì tìm đến quận huyện, còn thanh niên ở quận huyện thì tìm lên tỉnh. Hay lên thành phố hoặc Sài Gòn. Để đóng góp ít nhiều cho đất nước. Vì lòng yêu nước thiết tha, cùng với mộng ước thành lập công danh.

“Lúc đó vùng thôn quê hẻo lánh không còn thanh niên trai trẻ nữa.

“Đến mùa Đông, ông Hồ ra lệnh phải đào cho tận gốc, móc cho tận rễ các thành phần: Trí, Phú, Địa, Hào. Tất cả Trí, Phú, Địa, Hào ở Cà Mau bị bắt tập trung tại hai trại giáo hoá. Mỗi trại có trên ba trăm tù nhân. Đó là những thành phần đã không nhanh chân trốn kịp. Còn những gia đình may mắn hơn: Như gia đình của các ông Hội Đồng Trạch, Hội Đồng Điều, công tử Bạc Liêu, ông Giáo Sự, ông Sáu Hào và gia đình của Bõ con. Còn có hằng ngàn gia đình khác nữa, đã biết trước mà trốn chạy hết. Thật ra đó chính là ở tù đó con à. Ba cũng bị bắt trong đợt đó, và bị kết tội địa chủ.

“Vùng thôn quê vốn dĩ đã không còn thanh niên thiếu nữ trẻ trung. Rồi bây giờ, họ lại bắt đi hết thành phần có chút ít hiểu biết, thành phần có uy tín, cũng như thành phần có ít của cải, trong nhà có mướn vài lực điền. Tất cả đều bị bắt đi trại Giáo Hoá hết. Cho nên vùng thôn quê chỉ còn lại phụ nữ, trẻ con, cùng với những ông già, bà lão thôi.

“Đến cuối năm 1945 và đầu năm1946, nạn Thổ dậy bắt đầu khởi phát và lan tràn khắp cả miền Nam. Người dân miền Nam, nhất là người dân Cà Mau đã hiểu được nó khủng khiếp tới mức nào và nguyên do từ đâu mà ra. Cớ gì hằng mấy trăm năm qua ngưòi Khơ-me, và người Việt chung sống hòa bình với nhau, đến lúc đó mới xảy ra? Mà tại sao nạn Thổ dậy chỉ xảy ra trong vòng hai tháng thôi rồi tắt lịm?”

“Tại sao vậy thưa ba?” Tôi thắc mắc hỏi.

“Vì trong lúc ở thôn quê nhà trống vuờn hoang, thì trong các sóc Miên ngưòi dân chẳng những vẫn sinh hoạt như bình thường, mà lại còn có phần nhộn nhịp hơn nữa. Vì tất cả thanh niên Khơ-me, đâu có ai đi đầu quân, giữ gìn đất nước. Cũng như khi đất nước Độc Lập, có ai ra tham gia để kiến tạo hay xây dựng lại quê hương gì đâu. Cho nên thành phần trai trẻ trong các sóc Miên vẫn đông đúc như xưa. Không những thế, các sóc đó còn có thêm một số đông thanh niên trước đây đi lính cho Pháp, nay quân đội Pháp rã ngũ đều quay trở về quê cũ. Bấy giờ những tên Thổ đó làm ông, làm cha tại địa phương. Chúng tụ tập thanh niên lêu lõng trong sóc ăn nhậu tối ngày. Một thời gian sau, tiền đem về ăn xài đã cạn. Rồi chúng nhìn qua những làng xóm Việt lân cận. Thấy nhiều nhà giàu có trù phú lại vô chủ, hoặc chỉ có mỗi một ông cụ trông coi nhà cửa thôi. Những tên Thổ đó nảy sinh lòng tham, muốn qua cướp của người giàu. Nhưng muốn được nhiều người theo ủng hộ, tôn sùng mình, chúng kêu gọi người Khơ-me nổi dậy, hô hào lấy lại những gì đã mất. Rồi chúng kéo qua những thôn ấp của người Việt, cướp bóc và đốt phá. Chỉ vài chục thanh niên Khơ-me trong một sóc vác phản, cầm mác thôi, cũng đủ sức cướp phá hằng chục thôn ấp một ngày. Chứng kiến sóc nầy đi cướp bóc dễ dàng như vậy, các sóc khác được thể hùa theo. Không bao lâu khắp lục tỉnh Nam Kỳ, ở vùng thôn quê, không nơi nào không có nạn Thổ dậy. Vì trong các thôn xóm của người Việt lúc đó đâu còn nhân lực mà chống trả. Nhưng tuy vậy, nạn Thổ dậy chỉ tồn tại không đến hai tháng thì đã tắt rụi, con biết không tại sao không?

“Tại vì sau khi Pháp trở lại Sài Gòn thì Việt Minh dạt ra ngoại ô hết, và một số trở về các tỉnh. Đầu năm 1946 Pháp đã lấn chiếm hết các tỉnh thành thì Việt Minh phải rút về các quận. Rồi Pháp lại lấn chiếm các quận. Thì Việt Minh lại rút về các làng xã và các thôn ấp khi xưa của mình. Không những chỉ các thanh niên nam nữ ngày xưa đã từng ở trong thôn ấp trở về thôi, mà bây giờ còn có Du Kích, có Dân Quân ở tỉnh thành về trú ngụ nữa. Các anh em Dân Quân cũng như Du Kích muốn ra đánh Pháp lắm, nhưng chưa dám vì với gươm giáo, hay tầm vông vạt nhọn thì làm sao chống trả với súng máy được. Lại chưa có lệnh trên nên các anh em không dám ra quân, phải bảo tồn lực lượng. Anh em đã được học vài khoá quân sự nên ngồi không chẳng yên, lại nghe nạn Thổ dậy giết chóc người Việt nên phải trả thù rửa hận.

“Nạn Thổ dậy khủng khiếp lắm. Chúng cướp bóc, chém giết rất nhiều người Việt. Nó xảy ra và kéo dài đến hằng tháng, gieo rắt biết bao nhiêu kinh hoàng cho người dân Việt mình.”

Kể đến đây ba tôi dừng lại. Ông yên lặng hồi lâu rồi buồn buồn nói tiếp:

“Còn khi Dân Quân và Du Kích Việt Minh trả thù lại, hay đi rửa hận thì chỉ xảy ra trong vòng một đêm thôi. Như ở quận Đầm Dơi mình, nửa đêm Dân Quân và Du Kích ập vào các sóc Miên. Họ bắt tất cả thanh niên trai trẻ người Khơ-me, trói thúc ké bỏ trên những chiếc ghe chèo đến những vùng hoang vắng, họ mở lỗ lù cho nước tràn vào ghe. Ghe chìm. Tất cả đều chết hết.

“Lúc đó ba mới được thả ra từ trại Giáo Hoá. Hằng ngày ba đi tìm vớt hằng chục xác người trôi sông. Xác nào cũng bị trói thúc ké, dây buộc phía sau. Nghe ở đâu có ngưòi chết trôi, là ba tìm đến. Ba kéo về chôn cất giúp họ. Ba làm theo những gì Chúa dạy. Trong Kinh Thánh có câu ‘Chôn xác kẻ chết.’

“Nhưng mà lạ lắm con. Khi Thổ dậy những thôn ấp nào ở Cà Mau mà có nhà Thờ, hay có một ông cha thì những người Thổ không bao giờ đến cướp phá hết. Vì các cha đã từng đến các sóc mà giúp họ. Cũng có thể vì lòng bác ái của các cha đã làm dân sóc cảm mến sao đó? Nên những xóm Đạo, chúng tránh xa, không đến cướp phá.

“Dân chúng các nơi biết như vậy nên gom về các xóm Đạo rất đông, và tất cả đều được bằng an hết.

“Tất cả dân chúng ở thôn quê vùng Cà Mau đều nghĩ rằng ngày xưa vì nghèo đói, họ mới đến đây. Rồi nhờ cách khai phá đất hoang mà các cha chỉ dạy cho họ, họ mới có được đời sống ấm no. Rồi đến khi đất nước Độc Lập, Tự Do thì chẳng những đã mất hết mà lại còn bị tù tội nữa. Rồi Tây trở lại. Rồi nạn Thổ dậy cướp phá và chém giết. Nơi nào có các cha, hoặc chỉ có Nhà Thờ thôi, là nơi đó được bằng an. Cho nên tất cả dân chúng Cà Mau đã xem các cha như những vị lãnh đạo tinh thần và chỉ có các cha và những nơi có Nhà Thờ mới là nơi đem lại bằng an hạnh phúc cho họ.

“Do đó Việt Minh Cộng Sản nhận thấy còn các cha và còn các Nhà Thờ ở Cà Mau thì cho dù họ đã nắm được chánh quyền trong tay, hay cho dù họ đang cai trị dân chúng, nhưng chủ nghĩa Cộng Sản của họ khó mà thấm vào lòng dân được. Thế nên, chúng đã manh nha tiêu diệt các cha và tìm cách tàn phá tất cả các Nhà Thờ ở Cà Mau cũng chính là vì nguyên nhân đó.”

“Vậy còn bốn Bà Phước và hai Nữ Tu tại sao họ cũng không tha vậy ba?” Tôi hỏi.

“Các cha thì lo khẩn hoang lập ấp, giúp cho dân chúng có được đời sống tốt đẹp hơn. Các cha đã sống gần người dân và cũng giống như họ thôi. Trước khi đến những ấp mới khai phá vì chưa đến mùa khô, dân chúng đến gần các Nhà Thờ chờ đợi. Nhiều khi các cha thấy dân chúng thiếu thốn, các cha mở kho thóc của Nhà Chung cho người xay giã rồi phát không cho họ.

“Các cha ở gần gũi một bên, giúp đỡ làm họ cảm mến. Đó là cách truyền Đạo của các cha, qua việc làm bác ái. Chứ các cha không nói gì về Đạo với họ. Còn nói về Đạo, hay dạy Đạo, tức là dạy Giáo Lý, chính là việc của các Bà.

“Khi một thôn ấp bắt đầu thành hình, việc đầu tiên các cha lo là cất lên một trường học. Bằng lá thôi. Cây cột, và lá lợp nhà thì vùng Cà Mau có rất nhiều. Tất cả trẻ em đều được đến trường học. Lớp học có một Bà Phước đến dạy. Các Bà chỉ dạy các em từ trình độ không biết gì hết, đến lớp Ba thôi. Riêng một số em lớn và có trình độ lớp Nhì, lớp Nhứt thì được các Bà chọn dạy riêng để có thể trở thành thầy cô giáo, thay thế các Bà sau nầy. Nghĩa là các Bà ở nơi đó chỉ vỏn vẹn chừng một năm thôi. Dạy các em nhỏ trình độ sơ học, và đào tạo một vài giáo viên. Khi có một vài giáo viên đứng lớp được, thì những tân giáo viên đó sẽ thay thế các Bà. Nhiều khi số giáo viên còn thừa dư thì theo các Bà đi nơi khác.

“Những tân giáo viên khi mới dạy, thường thì không có lương. Nhưng một thời gian sau, thì các gia đình có con em đến trường đóng góp một ít. Không bao lâu các cha lấy danh sách các thầy dạy lên trình Quận. Một thời gian được đồng hóa và được trở thành giáo viên chính thức của Quận. Các cha giúp và làm tất cả mọi thủ tục.

“Về chương trình dạy học, các Bà không dạy theo chương trình nào cả. Các Bà dạy Giáo Lý, Đức Dục, Trí Dục là chánh, mục đích chính là giúp các em biết đọc, biết viết và làm toán. Các em đến trường học, cho dù có Đạo hay không, sau một năm thì Giáo Lý kinh sách đều thành thuộc hết. Vì nơi nào có các Bà đến dạy, các em mỗi chiều đều đi đọc kinh, dù nơi đó có cha hay không. Nhiều em sau một thời gian đến trường học lại xin cha mẹ cho vào Đạo luôn.

“Các Dì được các em yêu quý thì chuyện ảnh hưởng đến người lớn không khó. Cho nên trong mười năm thôi đạo Công Giáo tại Cà Mau phát triển không ngừng.

“Chúng nhận thấy các cha và các Bà Phước được dân chúng Cà Mau quá kính trọng và yêu mến. Việc làm, cũng như tiếng nói, của các vị có ảnh hưởng rất lớn đối với dân chúng. Các vị chẳng khác nào những người lãnh đạo thiêng liêng nhưng đồng thời lại rất gần gũi với mọi người. Không một chủ nghĩa, hay một chế độ nào có thể thay thế được. Cho nên chúng phải tiêu diệt tất cả các cha và các Nữ Tu, cũng như đập phá, san bằng tất cả nhà Thờ. Để xóa đi tất cả, cũng như cố làm cho dân chúng khiếp sợ, để chúng dễ đàn áp và cai trị. Cũng giống như bây giờ vậy, chúng cũng đang áp đặt biện pháp này trên khắp cả nước đó con.

“Đó là những gì đã xảy ra ở miền Cà Mau thời đó, mà bây giờ chúng lập lại thôi con.

“Thôi quá khuya rồi, mình đi ngủ đi con.”   

Viết theo lời kể của Ba tôi vào khoản tháng 04 năm 1978 để hồi tưởng một thời tốt                                                                                                     

đẹp đã qua đi, không biết đến bao giờ mới được nhìn thấy lại.

Vancouver, Mùa Đông 2012
NGÔ THIÊN HIỆP
 
   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thánh Giáo Hoàng Damasus I (305? - 384) (12/10/2014)
Chúa Vẫn Hiện Hữu, Và Giúp Con Người Bằng Các Thánh. (12/10/2014)
Chân Phước Honoratus Kosminski (1829 - 1916) (12/10/2014)
Thánh Ambrôsiô (12/9/2014)
Thánh Juan Diego (1474-1548) 9/12 (12/9/2014)
Tin/Bài cùng ngày
Những Nhân Chứng Sống Về Cuộc Tữ Đạo Của Cha Phan Xi Cô Trương Bưu Diệp Tập 4 Tiếp (12/7/2014)
Những Nhân Chứng Sống Về Cuộc Tử Đạo Của Cha Phan Xi Cô Trương Bưu Diệp (tập 4) (12/7/2014)
Cuộc Tử Đạo Của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp Và Phép Lạ Đầu Tiên Của Ngài (tập 2) (12/7/2014)
Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp Và Cuộc Tử Đạo Các Tu Sĩ Xứ Đạo Cà Mau ( Tập 1) (12/7/2014)
Tin/Bài khác
Về Chuyến Tông Du Thứ Vi Của Đtc Phanxicô Ở Phi Luật Tân Và Sri Lanka 12-19/1/2015 (12/6/2014)
Thánh Nicholas (c. 350?) (12/6/2014)
Thánh Sabas (s. 439) Ngày 5 Tháng 12 (12/5/2014)
Thánh Gioan Ở Damascus (676?-749) (12/4/2014)
Thánh Phanxicô Xaviê (1506-1552) (12/3/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768