Dọn đường
Trong truyền
thống Zen của Đông phương có ghi lại
một câu chuyện sau đây của một ông giáo
sư đại học đến gặp vị thiền sư để xin lời chỉ dạy: Thưa thầy, xin dạy con phải làm gì để
có một đời sống hạnh phúc. Con đã học Thánh Kinh, con đã học hỏi với những bậc đại sư, nhưng con chưa tìm thấy câu trả lời,
xin thầy làm ơn chỉ
dạy cho con biết cách nào đây?
Nghe xong
câu hỏi, vị thiền sư rót nước
trà mời khách. Ngài rót
trà đầy tách của khách, rồi tràn cả ra
ngoài, nhưng ngài vẫn cứ rót thêm
mãi, tới nỗi nước trà chảy xuống bàn, rồi từ bàn chảy xuống sàn nhà. Ông giáo
sư nhìn thấy thế, không thể kềm hãm mình
được nữa,
bèn nói lớn:
“Ngưng đi! Ngưng đi! Đầy quá rồi! Không còn chỗ…
tràn cả ra nhà”.
“Giống như
cái tách trà này!”Vị thiền sư nói. Ông đã
đổ đầy
những suy nghĩ và ý kiến của ông vào rồi.
Làm thế nào tôi có
thể chỉ cho ông cách
nào được nữa, trừ phi ông phải làm trống rỗng cái tách của ông trước đã.
Trong Thánh
Kinh, sa
mạc là nơi để gặp Thiên Chúa. Đi vào
trong sa
mạc là phải bỏ lại tất cả mọi thứ mà ta
thường tùy thuộc trong đời: nghề nghiệp, liên hệ, tiện nghi, ý muốn và ngay cả
những cơ chế tôn giáo.
Thiên Chúa chẳng làm gì được cho ta nếu
ta không hoàn toàn tùy
thuộc và tin tưởng vào Ngài. Sa mạc
biểu tượng
cho sự từ bỏ bản thân, ý riêng, làm trống
vắng con tim mình để Thiên Chúa hoàn
toàn ngự trị. Đó là lý do tại
sao khi xưa
Gioan tẩy giả xuất hiện trong hoang địa và rao giảng
phép rửa sám hối để
chuẩn bị cho Chúa Giêsu
đến: “Hãy dọn đường Chúa đến, hãy sửa đường
Chúa cho ngay thẳng”.
Phúc âm
hôm nay nói về con người và những việc làm của Gioan tẩy giả chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến. Theo William Barclay, một
trong những lý do làm cho
công việc mục vụ của Gioan có hiệu quả
mạnh mẽ, dân chúng lũ lượt kéo đến nghe giảng và xin ơn
tha tội qua phép rửa, là vì Gioan
rất khiêm tốn. Gioan đã sống hy sinh từ
bỏ chính bản thân mình như một
người nô lệ của Thiên Chúa qua đời sống trong hoang địa,
trang phục đơn sơ, ăn uống kiêng cữ giản tiện: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang
đến sau tôi, tôi không
đáng cúi xuống cởi quai dép cho
Người”.
“Sự
phán quyết của Gioan cho chính mình
là Gioan không xứng đáng làm bổn
phận của một người nô lệ. Những
chiếc dép da thuộc đơn sơ
được cột
vào bàn chân
bằng những sợi dây. Mặt đường gồ ghề. Vào mùa khô bụi
bặm,
sang mùa mưa dính đầy bùn. Tháo những đôi
dép ra khỏi
chân là công
việc và bổn phận của người đầy tớ. Gioan đã không đòi
hỏi điều gì cho chính
mình nhưng mọi sự dành cho Đức
Kitô. Rõ ràng là sự
tự quên mình, sự nhượng bộ, sự tự bôi xóa chính
mình, sự thua thiệt hoàn toàn trong
lời ngài rao giảng đã thúc đẩy
dân chúng phải lắng nghe”.
Chúa Giêsu
Kitô cũng đã chết trên thập giá theo
ý Chúa Cha. Ngài hoàn toàn không
làm sự gì theo
ý riêng mình. Qua thập giá,
Ngài tự hư vô hóa
bản thân mình để thánh ý của Chúa Cha được thể hiện. Đó là con đường tu đức Ngài dạy chúng ta phải theo.
Chúng ta
không có quyền bắt Chúa phải trở lại theo thời
khắc như ý ta. Khi nào Chúa đến đó là quyền của Chúa. Ngay chính Chúa
Giêsu cũng không biết ngày ấy: “Còn về ngày
và giờ đó thì không
ai biết được, ngay cả các thiên
sứ trên trời hay cả người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi”. Nhưng
điều kiện Chúa đòi chúng
ta là phải
chuẩn bị sẵn sàng. Một trái tim luôn
sẵn sàng là trái tim
thực thi thánh ý của Thiên Chúa.
Nếu ta không dọn
chỗ trống cho Ngài, làm
sao Ngài đến được? Thánh
Gioan tẩy giả đã đến để dọn đường cho Thiên Chúa,
không phải bằng cách xây dựng một cơ chế tôn giáo,
một lề lối làm việc
hay một phương
hướng hoạt
động truyền
giáo theo ý ngài, nhưng bằng việc sửa soạn trái tim và
tâm hồn của tất cả những ai muốn đón
nhận Thiên Chúa.
|