Sự mê
ngủ
Trong
bài Tin Mừng hôm nay, đến bốn lần Đức
Giêsu hối thúc các môn đệ “Hãy tỉnh thức”.
Lời kêu gọi “Hãy tỉnh thức” này cũng có ý
nghĩa cả đối với chúng ta. Đây là một
lời kêu gọi rất phù hợp khi mở đầu
năm phụng vụ mới.
Người
ta nói rằng mỗi năm, những con chim sẻ
đều quay trở lại tổ vào đúng thời
điểm. Bằng mọi cách, chúng phải kết thúc
chuyến bay tại cùng một địa điểm.
Điều này nói gì với chúng ta về những con chim
sẻ? Chúng là những tạo vật sống theo thói quen.
Thói quen đóng một vai trò lớn trong cuộc sống
của chúng ta. Ngoại trừ những đứa trẻ
còn rất nhỏ, tất cả chúng ta đều là
những tạo vật sống theo thói quen ở mức
độ lớn. Người ta nói rằng chúng ta sống
nửa phần sau của cuộc đời mình tuỳ
theo những thói quen đãđược hình thành từ
nửa phần đầu cuộc đời. Điều
đó sẽ đem lại dễ chịu cho người
đã hình thành được những thói quen tốt.
Nhưng sẽ gây rắc rối cho người nào đã
nhiễm phải những thói quen xấu.
Thói
quen có khía cạnh tích cực. Sự lập đi lập
lại là điều cần thiết. Đây là một công
việc cực nhọc đều đều và là một
kỷ luật nghiêm khắc, nhưng có thể đem
lại kết quả. Các vận động viên đã
chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng sự lập
đi lập lại có thể tạo ra những thành
quả. Chỉ bằng cách đó, người ta mới làm
chủ được một kỹ năng. Từ đó,
chúng ta có thể đạt được những hành
động hoàn hảo nhất, mà không cần phải
cố gắng gì cả, bởi vì qua hàng loạt thói quen
đã được khắc sâu, chúng trở thành một
bản chất thứ hai đối với chúng ta.
Những
thói quen có thể thông truyền và duy trì sức sống. Thói
quen và công việc hằng ngày có thể giúp chúng ta tiếp
tục tiến tới, và vượt qua được
những thời điểm khó khăn, khi mà cả
những thói quen hằng ngày nhỏ bé nhất đều
trở nên có ý nghĩa.
Nelson
Mandela cho chúng ta một ví dụ về điều này. Khi
viết về thời gian ở tù, ông nói “Để
tồn tại được ở trong tù, người ta
phải triển khai những cách thức để
đạt được sự thoả mãn trong cuộc
sống hằng ngày. Người ta vẫn có thể
cảm thấy dễ chịu bằng cách giặt giũ
quần áo, quét hành lang…”
Nhưng
thói quen cũng có khía cạnh tiêu cực. Cuộc sống có
rất nhiều sự lập đi lập lại,
đặc biệt trong công việc. Khi làm cùng những công
việc đó hết ngày này sang ngày khác, chúng ta dễ đi
vào lối mòn, để rồi cuối cùng, chúng ta
thường chỉ làm việc theo thói quen mà thôi.
Điều này đưa đến hậu quả là chúng
ta có thể làm việc mà không ý thức, theo một cách
thức vô tình, không cần suy nghĩ gì cả. Trong
những công việc này, người ta không hề thực
sự có tâm hồn hoặc cảm giác. Tình trạng này
thật đáng buồn và huỷ hoại tâm hồn.
Thói
quen có thể là một nhân tố gây u mê, làm lu mờ các giác
quan, đặc biệt là đối với thị giác và
thính giác. Thói quen có thể đưa chúng ta đi vào
giấc ngủ mê, để rồi chúng ta không còn sống
động nữa, mà chỉ biết hành động theo
thói quen mà thôi.
Ngoài
ra, thói quen có thể mang tính ích kỷ, rất khó bẻ gẫy,
đặc biệt là đối với những thói quen
xấu. Chúng ta vẫn có thể quen thuộc đối
với bất cứ thứ gì, ngay cả đối
với các bức tường của nhà tù. Ban đầu,
bạn ghét chúng, thế rồi bạn quen thuộc với
chúng, và sau đó, bạn lệ thuộc vào chúng.
Nếu
bạn đặt một con ếch vào một nồi
nước nóng, thì nó sẽ nhảy ngay ra ngoài. Nhưng
nếu bạn đặt một con ếch vào một
nồi nước lạnh, rồi từ từ đun sôi
lên, thì nó sẽ chỉ ngồi yên ở đó. Hệ
thần kinh của nó quá sơ đẳng, nên cần
một cú xốc nẩy đột ngột, thì nó mới
nhận ra rằng mình đang gặp nguy hiểm.
Có
lẽ đó là mục đích của Mùa vọng, khi
đưa ra một lời mời gọi tỉnh thức,
cung cấp cho chúng ta một cơ hội bắt
đầu lại. Chúng ta có thể dễ dàng trở thành
những Kitô hữu chỉ theo thói quen. Chúng ta có thể
chỉ sinh hoạt, tham gia vào các lễ nghi phụng vụ,
nhưng đã bị mất đi tất cả nét
tươi mát và ý nghĩa. Chúng ta không còn biết lắng
nghe Tin mừng nữa.
Mùa
vọng kêu gọi chúng ta tỉnh thức, để rũ
bỏ lớp bụi của công việc hằng ngày và thói
quen, và một lần nữa, để cho Đức Kitô
sống động trong đời sống của chúng ta.
|