Chúa Giêsu
là vua
Vào năm
1925, Đức Thánh
Cha Piô XI đã thiết lập lễ Đức Kitô vua, mục
đích là để xác định vai trò và chỗ
đứng đặc
biệt của Chúa Giêsu trong
đời sống riêng tư của
mỗi người,
cũng như trong sinh hoạt
của cộng đồng Giáo hội. Trong một vài phút ngắn ngủi này, chúng ta cùng
nhau tìm hiểu về tước hiệu cao cả này.
Trước hết
là trong Cựu
Ước.
Với những thánh vịnh, vua Đavít đã cho chúng
ta thấy Đức
Kitô chính là vua, một vị vua hòa
bình sẽ đến để cai trị trong
yêu thương:
-
Ta sẽ
đặt một vị vua ở Sion, trên núi thánh
của Ta.
Trong khi đó,
tiên tri Isaia lại giới thiệu với chúng ta một vị vua đầy
quyền năng:
-
Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai
báu Đavít tổ phụ Ngài, Ngài sẽ
cai trị đời đời trong nhà Giacóp
và triều đại Ngài sẽ không bao giờ cùng.
Tiếp đến
là trong Tân
Ước.
Qua
Tin Mừng, chúng ta thấy được nơi Đức Kitô hình ảnh
ánh sáng của Thiên Chúa, Ngài là một
vị vua vinh hiển, điều khiển cả vũ trụ. Và trong
ngày sau hết, Ngài sẽ đến trên mây trời
để phán xét kẻ sống
và kẻ chết.
Chính Đức
Kitô, trong những giây phút cuối cùng, đối diện với cái chết, Ngài vẫn xác quyết trước mặt Philạô:
-
Phải, tôi
là vua.
Chính vì
thế, bản án của
Ngài đã được ghi:
-
Giêsu Nagiarét, vua dân Do Thái.
Thế
nhưng, tước hiệu Kitô vua nổi bật hơn
cả trong bầu khí phụng vụ. Đúng thế, chúng
ta có thể nói: Tất cả niên lịch phụng vụ
đều xoay quanh chủ đề này.
Thực
vậy, trong Mùa Vọng, chúng ta mong đợi một
vị vua sẽ đến. Với lễ Giáng sinh, chúng ta
không chỉ mừng kính một hài nhi bé nhỏ nơi máng
cỏ Bêlem, mà còn mừng kính một vị vua hòa bình. Nhất
là với lễ Hiển linh, chúng ta nhìn thấy vị vua
ấy xuất hiện và tỏ lộ vinh quang cho muôn dân mà
đại diện là ba nhà đạo sĩ Phương
Đông. Và chúng ta có thể tóm kết tinh thần của mùa
giáng sinh, đó là Đức Kitô đến để
thiết lập một vương quốc của ánh sáng
và tình thương.
Bước
vào mùa phục sinh, Giáo hội không phải chỉ dừng
lại ở những đau khổ của Đức Kitô,
nhưng qua những đau khổ ấy, Giáo hội còn nhìn
thấy cả chiến thắng vinh quang của Ngài. Trong
ngày lễ lá, chúng ta tưởng nhớ biến cố Chúa
Giêsu vào thành Giêrusalem, một cách long trọng như một
vị vua và chúng ta không ngừng tung hô:
-
Chúc tụng
Đấng nhân danh Chúa mà đến, hoan hô Chúa trên các
tầng trời.
Tiếp
đến, ngày thứ sáu tuần thánh, ngày u buồn
nhất của năm phụng vụ, chúng ta thấy Giáo
hội đã nhìn thập giá như ngai tòa, như lá cờ
của một vị vua đang tiến lên, như
bước khởi đầu cho vương quốc
của Chúa, như lời Ngài đã phán:
-
Ngày nào Ta bị treo lên
khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi sự đến
cùng Ta.
Rồi
trong ngày lễ Phục sinh và lên trời, chúng ta mừng kính
cuộc khải hoàn của Đức Kitô, để
rồi từ đó Ngài vĩnh viễn thiết lập
vương quốc và trở thành vua của cả vũ
trụ.
Tóm
lại, niên lịch phụng vụ luôn nhìn ngắm
Đức Kitô như một vị vua. Đó cũng là
điều mà toàn thể thế giới Công giáo ngày hôm nay
tuyên xưng.
Thế
nhưng tuyên xưng mà thôi chưa đủ, chúng ta còn
phải sống điều chúng ta đã tuyên xưng,
nghĩa là, chúng ta phải trung thành với Chúa bằng cách
khử trừ tội lỗi, bằng sống một
đời sống đạo đức và thánh thiện,
bác ái và yêu thương, nhờ đó góp phần làm cho
vương quốc của Đức Kitô được
mở rộng trên trần gian này.
|