Nén bạc
Báo Văn Học số 196 tháng 8 năm 2002,
trong mục Tin Văn của Thế Quân, ca ngợi ông Gene
Smith 65 tuổi, “Một người mê sách: kẻ cứu
tinh của một nền văn học”. Nhờ mê sách mà
ông cứu vớt nền văn học của Tây Tạng.
Ký giả Barbara Stewart của báo New York Times đã gọi ông
già Smith là người cứu tinh của nền văn
học Tây Tạng. Ông Smith đang sở hữu một kho
tàng văn chương Tây Tạng mà ông sưu tập
được từ 37 năm nay. Theo ước tính, ông
hiện có khoảng 12 ngàn tác phẩm văn chương
Phật giáo và văn chương chịu ảnh
hưởng Phật giáo của Tây Tạng. Những
học giả Mỹ đánh giá công trình sưu tập
văn chương của ông là công trình to lớn nhất
ở phương Tây và có thể lớn nhất thế
giới.
Thế nhưng sự nghiệp này đã
được bắt đầu rất đơn
giản. Lý do đưa ông đến việc nghiên cứu
văn chương Tây Tạng là hồi chiến tranh
Việt Nam xảy ra, ông xoay sở để
được hoãn dịch bằng cách học một trong
những ngôn ngữ khó học là tiếng Tây Tạng. Sau
đó, ông đã học triết lý và quan điểm về
thế giới của Phật giáo Tây Tạng với
lạt ma Deshung. Lạt ma Deshung là một
người mê sách. Và nỗi đam mê ấy truyền
sang Smith khiến ông trở thành một người mê sách
luôn. Sau 5 năm học tiếng Tây Tạng, ông du hành qua An Độ để sưu tầm sách.
Mặc dù văn chương Tây Tạng
đã có lịch sử cả 1000 năm với một
khối lượng đồ sộ những tác phẩm
văn chương, nhưng vẫn là một nền văn
minh ẩn giấu, không mấy ai biết đến
nền văn minh này. Trên thế giới không đâu có tác
phẩm của Tây Tạng kể cả những thư viện lớn nhất thế
giới. Lý do là vì người Tây Tạng không biết in
sách. Sách được hoàn thành bằng cách chép tay hoặc khắc trên những bản
gỗ, và lưu giữ trong các tu viện hoặc nhà riêng. Đã thế mỗi một trong 4 tông phái Phật
giáo Tây Tạng lại có một nền văn chương
riêng biệt. Chẳng ai phân loại hay có một danh
sách đầy đủ. Sau khi Trung Quốc xâm lăng, sách bị phân tán khắp nơi,
cuốn còn, cuốn mất. Hơn nữa sách
được mang ra ngoại quốc thường do
những người tỵ nạn Tây Tạng vượt
ngọn núi Hy Mã Lạp Sơn mang sang An Độ. Tìm
hỏi cho ra người mang sách đã là việc khó,
lại còn phải biết sách nào quan trọng trong các tông
phái chính đòi hỏi phải có kiến thức và sự
nghiên cứu kỹ lưỡng.
Để khắc phục những khó
khăn trên, ông Smith phải dốc toàn tâm lực làm
việc liên tục, tra cứu, tham khảo với các
vị lạt ma, gửi các chuyên viên đến các nơi xa
xăm ở An Độ cũng như Nepal để
săn lùng sách. Trong quá trình làm việc như
thế kiến thức của ông Smith trở nên phong phú phi
thường. Ông trở thành giám đốc lưu
động của văn phòng thư
viện đặt tại New Delhi, Indonesia và Cairo. Hiện nay ông đang dự định
chuyển chỗ ở về New York với cơ quan
văn hoá “Rubin Cultural Trust” hứa sẽ cung cấp
đủ chỗ để chứa thêm một số sách
hiện đang tồn trữ và hàng trăm cuốn sách
mới khác vừa được tìm thấy gần đây
mà người ta tưởng rằng đã bị phá
hủy. Nói rằng Gene Smith là người cứu tinh
của cả một nền văn học, quả không có
gì quá đáng!
Sự tiêu cực và
bi quan đã bóp méo hình ảnh của Thiên Chúa trở nên
một ông chủ hung ác. Đây là thái
độ của người đầy tớ thứ ba.
Một người cha sắp sửa lên
đường đi làm ăn xa, trao cho hai người con
tiền bạc để xây cho ông hai căn nhà.
Người con đầu tiên đã dùng tất cả
số tiền được trao phó xây cho cha một ngôi
nhà tuyệt đẹp, sang trọng. Còn
người con thứ hai nhìn thấy đây là một
cơ hội để kiếm tiền riêng cho mình, hắn
dùng những vật liệu xây cất rẻ tiền, và xây
cho cha một ngôi nhà rất tầm thường. Khi
người cha trở về, để làm quà
thưởng cho các con, ông nói “Để trả công cho các
con, cha cho mỗi con chính căn nhà mà các con đã xây cho cha,
hãy đưa gia đình các con vào ở trong căn nhà
đó”.
Sự ích kỷ và
lười biếng của người đầy tớ
thứ ba đã làm cho anh có cái nhìn tiêu cực và bi quan về
thiện ý của chủ rồi dẫn tới hành
động chôn giấu nén bạc dưới đất.
Thiên Chúa chúng ta
tờ phượng là một Thiên Chúa của sự
sống, đầy yêu thương. Nói
đến sự sống là nói đến sự sinh
trưởng, phát sinh hoa trái. Vì chính Ngài là Đấng
Tạo Hoá đã dựng nên vũ trụ và phán: “Đất
phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang
hạt giống, và cây trên mặt đất có trái tuỳ
theo loại:, Ngài cũng phán ngay với
con người rằng: “Hãy sinh sôi nẩy nở…” Do đó
không tăng trưởng là dấu hiệu của sự hủy
diệt, sự chết. Không phát sinh hoa
trái là đi ngược lại thánh ý của Thiên Chúa và gây tai hại cho chính bản thân mình.
Chú giải về
đoạn Tin Mừng hôm nay, William Barclay đã viết:
“Thiên Chúa không muốn những con người phi
thường làm những việc phi thường, nhưng
Ngài rất muốn những con người bình
thường làm những việc bình thường một
cách phi thường”.
Chúa Giêsu sẽ
trở lại để hỏi chúng ta về những nén
bạc, tài năng, ơn lành đã được Thiên Chúa
trao ban. Chúng ta sẽ bị xếp vào loại
người đầy tớ nào?
|