Sẵn sàng
Bài
Tin Mừng là một dụ ngôn của Chúa Giêsu, Chúa đã
dùng một hình ảnh quen thuộc về cưới xin của
quê hương Ngài để dạy chúng ta một bài học,
là phải luôn luôn sẵn sàng chờ đợi ngày Chúa
đến. Trong một đám cưới, nhân vật chính
là cô dâu và chú rể. Nhưng trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu lại
đặt trọng tâm về phía các cô phù dâu, bởi vì chàng
rể ở đây là Chúa Giêsu, mười trinh nữ phù dâu
là toàn thể nhân loại.
Dụ ngôn này trước hết nói đến tất
cả mọi người phải sẵn sàng chờ đợi
ngày tận thế, ngày Chúa tái giáng để
phán xét toàn thể nhân loại, ngày nào Chúa trở lại thì
không ai biết được, chỉ cần nhớ rằng
ngày đó rất bất ngờ. Đàng khác, dụ ngôn này cũng
muốn nhắc tới ngày chết của mỗi người,
ngày ấy cũng rất bất ngờ, không ai biết
trước được. Đời con người
đã ngắn ngủi, lại có thể chết bất cứ
lúc nào, cho nên đòi hỏi mỗi người phải cẩn
thận và sẵn sàng.
Việc chờ đợi sẵn sàng có tính cách bản
thân cá nhân mỗi người, không ai làm thay ai được. Sự sẵn sàng này phải có luôn, kéo dài mãi chứ
không phải chỉ trong một thời gian nào thôi, vì Chúa
đến bất ưng, Chúa có thể gọi chúng ta ra khỏi
đời này bất cứ lúc nào. Cho nên, như mười
trinh nữ, sửa soạn có đèn mà thôi, đèn cháy mà thôi
cũng chưa đủ, còn phải dự trữ dầu.
Cũng vậy, có đạo, có đức tin mà thôi chưa
đủ mà còn phải có sự nghiệp đức tin và
công phúc nữa.
Dụ
ngôn cho chúng ta thấy, trong mười cô phù dâu, có năm cô
khôn ngoan và năm cô khờ dại. Đó là hình ảnh
tượng trưng cho hai nhóm tín hữu khác nhau: một
nhóm những người khôn ngoan và một nhóm những
người khờ dại. Khôn ngoan hay khờ dại là
căn cứ vào cách sống của họ có biết sẵn
sàng hay không? Có sự nghiệp đức tin và công phúc hay
không? Năm cô phù dâu khờ dại không chuẩn bị
đủ dầu, đến giờ chót đi vay mượn
và bị từ chối, có nghĩa là ơn cứu rỗi của
mỗi người là tự mình sắm sửa lấy cho
mình. Mỗi người phải có sự nghiệp đức
tin riêng. Sự cứu rỗi là của riêng mỗi người,
không vay mượn được. Chúng ta không thể
nhường lại cho ai khác và cũng không ai có thể
nhường lại cho chúng ta được. Đàng khác,
chúng ta cũng đừng cho rằng: chỉ cần sắm
sửa một ít dầu vào phút chót là được. Trái lại,
phải sắm sửa cả đời và suốt đời.
Sự nghiệp đức tin phải sắm sửa hằng
ngày cho đến chết, vì không ai biết mình chết khi
nào, đừng bao giờ nghĩ rằng mình còn lâu mới
chết, vì sự chết không kiêng nể ai và cũng chẳng
báo trước cho ai cả.
Vì
thế, bổn phận của chúng ta là phải luôn sẵn
sàng, lúc nào cũng chuẩn bị trước cho mình một
sự nghiệp nước trời theo gương nhân vật
trong câu chuyện sau: Bá tước Henri đơ Bavie,
người sau này trở thành hoàng đế nước
Đức, và Giáo Hội đã phong thánh cho ngài. Ngài thường
cầu nguyện bên mộ thánh Uôngang. Một hôm thánh Uôngang
hiện ra với ngài và chỉ cho ngài một dòng chữ viết
trên mộ: “Sau sáu…” chỉ có hai chữ đó thôi, rồi
thánh nhân biến đi. Henry suy nghĩ mãi, không hiểu “sau
sáu…” nghĩa là gì? Ngài nghĩ rằng có lẽ Chúa muốn
cho ngài biết sau sáu ngày nữa mình sẽ chết chăng?
Ngài liền dọn mình chết cách nghiêm túc. Nhưng sau sáu
ngày vẫn không có sự gì xảy ra. Ngài cho rằng: sau sáu
tuần chăng? Ngài lại dọn mình chết trong sáu tuần.
Sáu tuần lại qua đi vô sự. Ngài lại nghĩ sau
sáu tháng chăng? Sáu tháng lại qua đi. Ngài lại nghĩ
sau sáu năm chăng? Ngài kiên trì sống tốt lành, làm thật
nhiều việc đạo đức. Sau sáu năm ngài
được chọn làm hoàng đế. Dầu vậy, ngài
vẫn không thay đổi cách sống, luôn chuẩn bị
sẵn sàng chết. Vì thế, ngài đã trở thành một
hoàng đế gương mẫu và hơn nữa là một
vị thánh.
Chúa
Giêsu ân cần nhắn nhủ chúng ta: hãy khôn ngoan như
năm cô trinh nữ đem đèn và trữ cả dầu.
Chúng ta phải có đèn, đèn muốn hữu dụng phải
có dầu, dầu đốt mãi cũng phải hết, do
đó, chúng ta phải trữ dầu, trữ càng nhiều
càng tốt. Dầu đây là đời sống thiện hảo
của mình, loại dầu này nếu có trữ lượng
phong phú, việc phòng ngừa và cẩn thận của chúng
ta mới thành hiện thực. Dụ ngôn mười cô
trinh nữ, chúng ta thấy cả khôn và cả dại đều
ngủ, đâu phải chỉ có những cô dại mới
ngủ, nhưng cái làm cho mười cô trở thành khôn dại
khác nhau ở chỗ biết chuẩn bị sẵn sàng.
Năm khô khôn đã ngủ nhưng ngủ trong sự sẵn
sàng, còn năm cô dại đã ngủ trong một thái độ
chểnh mảng, việc đâu hay đó, nhưng đến
khi “hay” được thì đã quá muộn.
Chúng
ta hãy nhớ: một ngày nào đó cuộc đời chúng ta
sẽ chấm dứt, chúng ta không biết ngày đó là ngày
nào, nên chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng,
chúng ta phải lo tính cho linh hồn mình, phải luôn sẵn
sàng tối đa bằng cách luôn sống tốt lành. Bởi
vì chỉ có những ai biết sống như thế mới
bảo đảm được hạnh phúc đời
đời.
|