Đức
Giêsu tẩy uế Đền Thờ
1. Lời nguyện mở
đầu
Lạy
Thiên Chúa của sức mạnh và lòng thương xót,
Xin
hãy che chở chúng con khỏi mọi nguy biến.
Xin
ban cho chúng con sự tự do tinh thần,
sức
khỏe trong tâm trí và cơ thể để làm công việc
của Chúa trên thế gian.
Chúng
con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa,
Đấng
hằng sống và hiển trị cùng với Chúa Cha và Chúa
Thánh Thần,
Một
Thiên Chúa, đến muôn thuở muôn đời. Amen.
2. Suy Niệm
-
Bối cảnh:
Đoạn Tin Mừng của chúng ta có một giáo
huấn rõ ràng và không thể nhầm lẫn của Chúa Giêsu
trong Đền Thờ.
Trước đây, ông Gioan Tẩy Giả đã
được chứng kiến Chúa Giêsu nói rằng
Người là Đấng Mêssia (1:29); các môn đệ
đầu tiên, dựa trên biểu lộ của Gioan
Tẩy Giả, đã công nhận Người là Chiên Thiên
Chúa, Đấng Thiên Sai đích thực: để mở đầu cho
một lễ Vượt Qua mới và một giao
ước mới, để mang đến sự giải
thoát cho nhân loại (Ga 1:35-51); tại Cana, Chúa Giêsu ban phép
lạ đầu tiên để cho thấy vinh quang của
Người (Ga 2:1-12): vinh quang
sẽ được nhìn thấy, sự vinh quang có thể
được dự liệu trước; do đó, tự
nó biểu lộ. Đó là vinh
quang của Chúa Cha hiện diện trong con người
của Đức Giêsu và tự biểu lộ tại lúc
khởi đầu hoạt động của
Người, bằng cách này, dự đoán “giờ” của
Người đã đến (17:1).
Vinh quang của Chúa được thể hiện
bằng cách nào? Thiên Chúa khôi
phục lại mối quan hệ mới với nhân
loại cách nhưng không; Người kết hợp
mật thiết với loài người và ban cho họ có
khả năng yêu thương như Ngài yêu thương,
qua Chúa Thánh Thần, Đấng thanh tẩy tâm hồn loài
người và làm cho loài người trở thành con Thiên
Chúa. Tuy nhiên, thật là cần
thiết để nhận thức được rằng
tình yêu Thiên Chúa không thay đổi, được thể
hiện trong Đức Giêsu, tương ứng với
đức tin, với lòng gắn bó riêng.
-
Chúa Giêsu và Đền Thờ: Giờ đây Chúa Giêsu đang
ở tại Giêrusalem, trong Đền Thờ ứng
nghiệm lời tiên Malakhi (Ml 3:1-3), Người công bố
mình là Đấng Cứu Thế.
Sự có mặt như thế của Chúa Giêsu thì
đã tạo ra sự căng thẳng hơn cả
những giáo lý của Người.
Bây giờ, người đọc hiểu rằng làm
thế nào mà các cuộc tranh chấp lớn với
người Do Thái luôn luôn xảy ra trong Đền Thờ;
ở nơi này, Chúa Giêsu đã nói lên lời tố giác
đáng kể của mình; nhiệm vụ của
Người là xua đuổi người ta ra khỏi
Đền Thờ (2:15; 10:4).
Trong trường hợp cuối cùng, Chúa Giêsu bị
kết án bởi vì Người bị coi như là mối
nguy hiểm cho Đền Thờ và cho người Do
Thái. Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem
vào dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái: đây là dịp Người
biểu lộ công khai và mặc khải cho tất cả
mọi người rằng chính Người là Đấng
Cứu Thế. Trong dịp
lễ, thành Giêrusalem đầy những khách hành
hương đến từ tất cả các miền và do
đó các hành động của Người sẽ có tác
dụng lớn trong toàn cõi Paléstine.
Khi đến Giêrusalem, Chúa lập tức
được nhìn thấy trong Đền Thờ, nơi
có một số người bán bò, cừu, và bồ câu và những
người đổi tiền ngồi ở đó. Cuộc chạm trán trong
Đền Thờ không phải với những
người tìm kiếm Thiên Chúa mà với những kẻ
buôn thần bán thánh: số
tiền trả để mở một sạp bán hàng
phải được nạp cho thày thượng
tế. Chúa Giêsu dùng cơ
hội này (Lễ Vượt Qua) tại nơi này
(Đền Thờ) để ban cho một phép lạ. Người lấy dây roi, một
dụng cụ biểu tượng của Đấng
Mêssia, Đấng trừng phạt những tệ nạn
và hành động tội lỗi, và Người xua
đuổi tất cả mọi người ra khỏi
Đền Thờ, cùng với chiên cũng như bò. Điều đáng ghi nhận là
hành động của Người đối với
những kẻ bán chim bồ câu (câu 15). Chim bồ câu là động
vật được dùng cho của lễ toàn thiêu tạ
tội (Lv 9:14-17), là
phương tiện hy sinh đền tội và thanh tẩy
(Lv 12:8; 15:14,29),
đặc biệt là nếu người dâng của lễ
là người nghèo (Lv 5:7; 14:22,30 và các câu
tiếp theo). Những
người bán chim bồ câu, có thể xem như là, đã
buôn bán sự hòa giải với Thiên Chúa bằng tiền
bạc.
-
Nhà của Cha Ta. Câu
nói muốn chỉ ra rằng Chúa Giêsu trong hành động
của mình cư xử như một Người Con. Chúa
đại diện cho Chúa Cha trên thế gian. Họ đã biến nơi
thờ phượng Thiên Chúa thành nơi mua bán đổi
chác. Đền Thờ không còn
là nơi để gặp gỡ Thiên Chúa, mà là một cái
chợ nơi mà sự hiện diện của tiền
bạc đang làm chủ.
Việc thờ phượng đã trở thánh cái
cớ để trục lợi.
Chúa Giêsu công kích vào cơ quan đầu não của
người Do Thái là đền thờ: biểu tượng của dân
chúng và của sự chọn lựa. Người tố cáo rằng
Đền Thờ đã bị tước bỏ nhiệm
vụ lịch sử của nó:
là dấu chỉ nhà của Thiên Chúa ở giữa dân
của Người. Phản
ứng đầu tiên về hành động của Chúa
Giêsu đến từ các môn đệ là những
người liên đới đến Thánh Vịnh
69:10: “Sự nhiệt thành vì
nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi”.
Phản ứng thứ hai đến từ các
thượng tế là những kẻ lợi dụng danh
nghĩa của những người buôn bán trong Đền
Thờ: “Ông hãy tỏ cho chúng
tôi thấy dấu gì là ông có quyền làm như vậy?"
(câu 18). Họ đòi hỏi
Người tỏ ra một dấu chỉ; Người
cho họ biết đó là cái chết của
Người: "Các ông cứ
phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta
sẽ dựng lại" (câu 19).
Chúa Giêsu là Đền Thờ bảo đảm sự
hiện diện của Thiên Chúa trên thế gian, sự
hiện diện tình yêu của Chúa; cái chết trên cây
thập giá sẽ làm cho Người là Đền Thờ
duy nhất và khẳng định của Thiên Chúa. Đền Thờ được
tạo ra bởi bàn tay loài người đang bị
mục nát; Đức Giêsu sẽ thay thế cho Đền
Thờ ấy, bởi vì bây giờ Người là sự
hiện hữu của Thiên Chúa trên thế gian này; Chúa Cha
hiện diện trong Người.
3. Một vài câu
hỏi cá nhân
·
Bạn có hiểu rằng dấu
hiệu tình yêu của Thiên Chúa dành cho bạn không còn là
Đền Thờ nữa mà là một Người: Đức Giêsu bị đóng
đinh không?
·
Bạn có biết rằng dấu
hiệu này được trao cho riêng bạn để mang
lại sự giải thoát dứt khoát của bạn không?
4. Lời Nguyện
Kết
Thiên
Chúa là nơi ta ẩn náu, là sức mạnh của ta.
Người
luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi ta phải ngặt nghèo.
Nên
dầu cho địa cầu chuyển động, núi
đồi có sập xuống biển sâu, ta cũng
chẳng sợ gì. (Tv 46,1-2)
|