Đền thờ tâm hồn – Lm. Giuse Nguyễn
Hữu An
Kỷ niệm ngày cung hiến
Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy
nghĩ về đền thờ đích thực, là chính thân
thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi
thố tất cả quyền năng cứu độ nhân
loại. Cũng chính nơi đền
thờ này sự thờ phượng đích thực
mới được dâng lên Thiên Chúa.
1.
Giới thiệu Đền Thờ Latêranô
Vương cung Thánh
Đường Thánh Gioan Latêranô là một trong những thánh
đường đầu tiên được xây cất
sau những cuộc bách đạo ban đầu. Thánh đường được Hoàng
Đế Constantinô xây và được ĐTC Sylvester thánh
hiến năm 324. Thánh Đường
này tiếp tục là Nhà Thờ Chánh Tòa của Giám Mục
Rôma, Đức Thánh Cha. Thánh Đường này
được gọi là ‘Mater Ecclesiae Romae Urbis et Orbis’,
Mẹ của tất cả các thánh đường ở
Rôma và trên thế giới.
Năm 313, sau khi ra chiếu
chỉ ở Milano cho Giáo hội được tự do
hành đạo, Hoàng Đế Constantine cho xây đền
thờ ở Laterano trong thời gian 313-318 để dâng
kính Chúa Cứu Thế. Thời Đức Giáo Hoàng Gregorio I
(590-604) đền thờ được dâng kính cả
Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Gioan Tông Đồ. ĐGH
Lucio II đã ấn định tên đền thờ như
hiện nay, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano, năm
1144.Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ
thứ 14, đền thờ này là trung tâm của giáo
hội Roma, trụ sở và biểu tượng của
Đức Giáo Hoàng.
Như các đền thờ khác,
Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano nhiều lần
bị tàn phá, hỏa hoạn, hoang tàn sau hơn 73 năm
vắng chủ khi giáo triều dời về Avignon, Pháp,
đươc xây lại như ngày nay thời ĐGH Sisto V
(1585-1590).
Thánh
đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có
tượng 12 Thánh Tông Đồ bằng đá cẩm
thạch trắng. Bước vào đền thờ, bên
phải có đàn phong cầm vĩ
đại với hai ngàn ống. Sau tòa giám quản
cóGiếng Rửa Tội (theo truyền
thuyết, chính Hoàng Đế Constantine
được ĐGH Silvestro rửa tội nơi đây).
Ngoài nhà thờ, bên hông trái, có tháp bút cao nhất (47m) và
cổ kính nhất ở Roma bằng đá hoa cương
đỏ của Ai Cập có từ thế kỷ 14
trước Chúa KiTô. Là Mẹ của các nhà thờ và là nhà
thờ chánh tòa của giáo phận Roma, đền thờ
Thánh Gioan ở Laterano nhắc nhở các tín hữu “hồng
ân rửa tội” với tất cả ý nghĩa của
ơn này và mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên
Chúa bằng chính cuộc sống xứng đáng là con cái
Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. (x.BGCN 2008).
2.
Chúa Giêsu thánh tẩy đền thờ
Đối với Do thái giáo,
Lễ Vượt Qua là một đại lễ,
tưởng niệm cuộc vượt qua Biển
Đỏ tiến về Đất Hứa. Lễ Vượt
qua được tổ chức vào ngày 15 tháng Nissan,
tức là tháng 4 dương lịch.
Mọi
người trong đất nước Palestin đều
về Giêrusalem dự lễ. Cả những
người tản mác khắp thế giới không bao
giờ quên tôn giáo, tổ tiên cũng về dự
đại lễ quan trọng nhất này.
Dầu sống ở xứ nào,
người Do thái vẫn ước mơ và hy vọng
được dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem
ít nhất là một lần trong đời.
Trong dịp
này Chúa Giêsu cùng đi dự lễ Vượt qua với các
môn đệ.
Thuế
Đền Thờ là một sắc thuế mà mỗi
người Do thái từ 9 tuổi trở lên đều
phải đóng.Tiền thuế là ½ siếc-lơ,
tương đương với 2 ngày công nhật.
Trong việc
giao dịch thương mại, mọi loại tiền
đều co giá trị tại Palestin. Nhưng tiền thuế Đền thờ
phải nộp bằng đồng siếc-lơ Galilê
hoặc siếc-lơ của Đền Thờ.
Khách hành
hương đến Đền Thờ phải
đổi tiền siếc-lơ. Vì vậy trong sân Đền Thờ có nhiều
người làm nghề đổi tiền.Tiền huê
hồng khi đổi là ¼ ngày công cho 1đồng. 4 đồng siếc-lơ thì người
đổi được lợi một ngày công. Do
đó số tiền thuế Đền thờ và lợi
tức đổi tiền thật là lớn.
Điều
khiến Chúa Giêsu nổi giận là khách hành hương
phải chịu những tệ nạn của bọn
đổi tiền bóc lột với giá cắt
cổ.Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi
người ta nhân danh Tôn giáo để trục lợi.
Bên cạnh
bọn đổi tiền còn có một số người
bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm
lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức
tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc
các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy
định các con vật làm của lễ phải lành
lặn không tỳ vết. Có những chức sắc
kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần
khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không
được mua vật ở ngoài Đền thờ.
Khốn nổi, mỗi con vật mua trong
đền thờ đắt gấp 15 lần ở bên
ngoài. Khách hành hương nghèo bị
bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ
vật. Sự bất công này lại càng
tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo.
Chính vì
những điều ấy đã làm Chúa Giêsu bừng
bừng nổi giận. Chúa lấy dây thừng bện
thành roi đánh đuổi tất cả bọn họ cùng
với chiên bò ra khỏi đền thờ;còn
tiền của những người đổi
bạc,Người đổ tung ra,và lật nhào bàn
ghế của họ.
Trong Phúc âm
hiếm khi ta thấy Chúa Giêsu nổi giận. Ngài bình thản đón lấy nụ hôn phản
bội của Giuđa; lặng lẽ trước
những lời cáo gian buộc tội; xin Chúa Cha tha thứ
cho những kẻ đóng đinh mình vì họ không biết
việc họ làm. Chính Chúa Giêsu đã
mời gọi chúng ta học lấy nơi Ngài bài học
hiền lành và khiêm nhường. Vậy mà ở
đây, Chúa đã nỗi giận đùng đùng, lật tung bàn ghế, lấy dây thừng làm roi xua
đuổi tất cả.
Khung cảnh
đền thờ phải là nơi yên tĩnh, thánh thiêng. Thế mà nay lại ồn ào huyên náo, mua bán
đổi chác, tranh giành, cãi cọ, đôi co như là
một cái chợ buôn bán sầm uất. "Đem
tất cả những thứ này ra khỏi đây,đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn
bán" (Ga 2,16). "Nhà của Ta là nhà cầu nguyện,còn các ngươi làm thành hang trộm
cướp" ( Mt 21,12-13).Chúa Giêsu thất vọng
biết bao trong tiếng than thở ấy."Nơi buôn bán", "Hang trộm
cướp", Đền thờ nơi tôn nghiêm thờ
phượng Đức Chúa, nay lại quá bất kính, quá
bát nháo khiến Chúa Giêsu phải đau lòng. Lời ngôn
sứ Giêrêmia quở trách dân Do thái xưa đã nên ứng
nghiệm ( x Gr 7,11).
Thế là Chúa
Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền
thờ vì Ngài yêu mến Đền thờ.
"Vì nhiệt tâm lo việc Nhà
Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 69,10).Lòng nhiệt thành với Đền
thờ sẽ dẫn Đức Giêsu đến chỗ
bị người đời bách hại (x Ga 15,5).
3.
Tại sao Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ?
] Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì nhà Thiên Chúa
đã bị xúc phạm.
Trong sân
đền thờ có thờ phượng mà không có lòng tôn
kính.Thờ phượng mà không có lòng tôn kính là việc
bất xứng.Đó là việc thờ phượng hình
thức chiếu lệ. Trong sân Đền thờ
người ta cãi vả về giá cả,tiếng
ồn ào huyên náo tạo thành một cái chợ chứ không
phải là Đền thờ.
] Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ để
chứng minh rằng việc dâng thú vật làm lễ tế
không còn thích đáng nữa.
Các ngôn sứ đã loan báo:
“Đức Chúa phán, ngần ấy hy lễ của các
ngươi đối với Ta nào có nghĩa lý gì? Lễ
toàn thiêu chiên cừu,mỡ bê mập, Ta
chán ngấy. Máu chiên dê Ta chẳng thèm.”
(Is 1,11). "Chúa chẳng ưa thích gì
tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu,
Ngài cũng không chấp nhận" (Tv 50,16).
Thái độ
thanh tẩy Đền thờ của Chúa Giêsu chứng
tỏ Chúa đòi hỏi lòng thành kính.Lễ vật
đẹp lòng Thiên Chúa là tấm lòng chân thành.
] Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì
"Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện"
Đền thờ là nơi Thánh,
là chốn Thiên Chúa hiện diện tiếp nhận
phụng tự của người dâng lễ và thông ban cho
họ sự sống và các ân huệ
của Người.
Các chức sắc Đền
thờ,các con buôn người Do thái
đã biến Đền thờ thành nơi huyên náo, nổi
loạn. Tiếng bò rống, tiếng chiên kêu,
tiếng rao hàng, lời qua tiếng lại mặc cả,
cãi cọ mua bán làm cho khách hành hương không thể
cầu nguyện được.
4.
Xây dựng đền thờ tâm hồn.
Chúa Giêsu đã
thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem. Chúa muốn chúng ta thanh tẩy Đền thờ
tâm hồn mình.
Đền thờ tâm hồn không
xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các
thứ kim loại, bằng những
loại gỗ quý giá. Đền thờ tâm
hồn được xây bằng các bí tích, các việc lành
thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa.
Trong
Đức Kitô, chúng ta đã trở nên đền thờ
sống động và đã được cung hiến ngày
lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô minh định: “Anh em
là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa
ngự trong đền thờ ấy”. Đó là một
hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho
mỗi tín hữu qua Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích
ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là
đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ đền
thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và
đồ sộ như đền thờ Latêranô đi
chăng nữa thì một ngày kia, cũng
sẽ tiêu tan. Không có đền thờ nào
đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã
46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào
chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền
thờ, nhưng Người lại nói rằng: sẽ có
ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người Do
thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá
Đền thờ này đi,trong 3 ngày Ta
sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ
đến cái chết và sự phục sinh của
Người. Đền thờ ở
đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi
người Kitô hữu là một viên đá sống
động xây dựng nên đền thờ ấy.
Thân thể phục sinh của Chúa là đền thờ
mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa
cách đích thực, trong tinh thần và trong chân lý. Chỉ có
Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta
mới là đền thờ vững bền.
Kỷ niệm ngày cung hiến
Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy
nghĩ về đền thờ đích thực, là chính thân
thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi
thố tất cả quyền năng cứu độ nhân
loại. Cũng chính nơi đền
thờ này sự thờ phượng đích thực
mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả
thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức
Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian
duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2
Tm 2:5; Dt 9:15; 12:24). Tất cả mọi
giá trị và ý nghĩa của vương cung thánh
đường Latêranô cũng như mọi thánh
đường khác đều phải bắt nguồn
từ đền thờ này. Thật
vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài
nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.”
(1Cr 3,11). Máu và nước
từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy
như giòng sông. “Sông này chảy
đến đâu, thì ở đó có sự sống.”
(Ed 47,9). Người
được phúc đón nhận sự sống đó là
Kitô hữu. Vì họ là “thân thể
Đức Kitô.” (2 Cr 12, 27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ
của Thiên Chúa.” (1 Cr 3,16).
Lạy
Chúa Giêsu Kitô,
Chúa
đã đuổi những người buôn bán ra khỏi
đền thờ vì họ đã đem đền thờ
biến thành nơi buôn bán, đổi chác;
Xin
Chúa xua đuổi nhưng thói hư tật xấu ra
khỏi tâm hồn chúng con, để tâm hồn chúng con
xứng đáng là đền thờ sống động
của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Amen.
|