Đền
thờ mới
Theo tập
tục của người Do Thái, thì những khách hành
hương trở về đền thờ vào những
dịp lễ lớn, thường phải dâng lễ
vật và nộp thuế. Lễ vật có thể là chiên
bò, cũng có thể là bồ câu tuỳ theo
khả năng tài chánh của mình. Lễ
vật có thể từ xa đem tới, nhưng để
cho tiện, người ta đã tổ chức việc buôn
bán các giống vật này ngay tại khuôn viên đền
thờ. Mặt khác, người ta không thể dùng
loại tiền của nhà nước đang lưu hành
để mua các lễ vật hay để nộp thuế
vì sợ ô uế, cho nên phải đổi ra những
đồng tiền của đền thờ. Do đó
việc buôn bán và đổi tiền ở đây đã
trở thành một thứ dịch vụ phục vụ cho
việc tế lễ.
Trước
cảnh tượng ồn ào và huyên náo ấy Chúa Giêsu
đã hành động và hành động của Ngài đã làm
cho người Do Thái hết sức kinh ngạc. Thực vậy, Ngài đã đánh đuổi
những người buôn bán bò chiên, bồ câu và những
người ngồi đổi tiền. Không phải chỉ bằng những lời quát
mắng mà bằng cả roi vọt. Ngài
săn đuổi cả người lẫn vật ra
khỏi đền thờ, lật đổ bàn ghế
của những kẻ đổi tiền. Và Ngài
đã xác định cho thấy ý nghĩa của việc
Ngài đã làm: Hãy mang khỏi nơi đây những vật
này. Đừng biến nhà Cha thành một cái
chợ. Đồng thời Ngài cũng còn muốn nói
lên rằng: Kiểu tế lễ của người Do Thái
đã lỗi thời, đã mất hết ý nghĩa, và
đã biến dạng thành một việc buôn bán để
trục lợi. Như vậy thì đền
thờ chỉ còn là một cái chợ không hơn không kém.
Tình tạng này không thể được
tiếp tục.
Người
Do Thái có lẽ đã hiểu được dụng ý sâu xa
của Chúa Giêsu, cho nên họ đã đòi Chúa Giêsu phải
cung cấp cho họ một dấu chứng tỏ Ngài có
quyền làm như vậy. Và Chúa Giêsu đã đưa ra
một dấu chứng hoàn toàn mới lạ, mà
người Do Thái không bao giờ ngờ tới, Ngài đã
xác quyết: Đền thờ chính là thân xác của Ngài. Câu
trả lời của Ngài chỉ có thể hiểu
được dưới ánh sáng của sự chết và
sống lại.
Thực vậy, được
chứng kiến việc Chúa Giêsu chịu chết và
sống lại, các tông đồ mới có thể xác
quyết được rằng: Khi nói đến một
đền thờ bị phá huỷ và được xây
dựng lại ba ngày sau đó, Chúa Giêsu muốn ám chỉ
đến chính thân xác của Ngài. Qua câu trả lời, Chúa
Giêsu cho chúng ta thấy việc tế lễ theo
kiểu cũ đã qua và với sự hiện diện
của Ngài, thì đã bắt đầu một giai
đoạn mới trong việc tôn thờ Thiên Chúa.
Đền thờ là nơi con người thờ
phượng Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng
là nơi Thiên Chúa hiện diện giữa con người. Một sự hiện diện tạo hạnh phúc
và cứu độ. Trong niềm tin
của các tông đồ, chính Đức Kitô sống
lại đã thể hiện đầy đủ ý
nghĩa của đền thờ. Ngài chính là sự hiện
diện của Thiên Chúa giữa con người. Đồng thời cũng là trung tâm thờ
phượng trong tinh thần và chân lý. Bởi
đó, mỗi người chúng ta cũng cần phải
kiểm điểm lại quan niệm về đạo
cũng như cách thức sống đạo của chúng
ta. Để xem chúng ta đã thực sự đi
đúng con đường mà Chúa muốn chúng ta bước
đi hay chưa. Con đường dẫn chúng ta tới
ơn cứu độ và tới niềm hạnh phúc
Nước Trời.
|