Hãy giữ đôi
mắt của các bạn luôn mở rộng.
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’ –
Charles E. Miller)
Chúa Giêsu rất thích
những đám cưới, Người đã thực
hiện phép lạ đầu tiên ở Cana,
Người đã vui thích ám chỉ đến những
bữa tiệc đám cưới như biểu hiệu
của thiên đàng. Một trong những biếm
hoạ về đám cưới thế tục là cô dâu
đã đến trễ và để cho mọi
người phải chờ đợi cô ta tại nhà thờ,
nhưng trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, chú rể là
người đến trễ. Có
một số điều buồn cười trong việc
này, khi chúng ta thấy chú rể được giới
thiệu đây chính là Chúa Giêsu. Chú rể
đã đến trễ làm cho một nửa số cô phù
dâu làm hết dầu của họ và chìm vào giấc
ngủ. Chúng ta không biết họ suy nghĩ những
gì, nhưng có vẻ là họ đã mất hết kiên
nhẫn đối với chú rể, họ là những
kẻ ngu đần. Những cô phù dâu
khác thì không chỉ tỉnh thức mà họ còn mang theo đủ dầu cung cấp cho họ. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng họ
sẵn lòng chờ đợi chú rể bao lâu như chú
rể muốn, họ là người khôn ngoan.
Bài Phúc Âm này giống
như bao dụ ngôn khác là một bài Phúc Âm phức tạp
trong chính ý nghĩa của nó. Khi chúng ta tiến gần tới
cuối năm phụng vụ, sẽ kết thúc trong hai
tuần tới, giải thích theo
phụng vụ thì bài Phúc Âm là tận cùng của thời
gian khi Đức Kitô sẽ đến một lần
nữa trong vinh quang. Ngày đó không ai biết.
Mọi thế hệ khôn ngoan của Kitô giáo, thánh Phaolô
đã viết trong thư gởi tín
hữu thành Thessalonica, đã giới thiệu một sự
chờ đợi cuộc trở lại của Chúa Giêsu
cách kiên nhẫn. Chính chúng ta trong mọi Thánh Lễ
tuyên xưng sau kinh Lạy Cha rằng, chúng ta chờ
đợi trong niềm hy vọng vui mừng “việc
đến của Đấng cứu độ chúng ta là
Đức Giêsu Kitô”.
Ngay trước khi
rước lễ chúng ta nghe vị linh mục tuyên bố:
“Phúc cho những ai được gọi đến dự
tiệc bữa tối với Người”. Điều
này không phải ám chỉ tới bữa tiệc ly trong quá
khứ nhưng là bữa tiệc trên trời trong
tương lai. Trích dẫn này
được lấy trong sách Khải huyền
đoạn 19 câu 9. Thánh Gioan trong một
thị kiến đã thấy một đám cưới cao
cả trên thiên đàng. Một thiên thần đã nói
với ngài: “Hãy viết những điều này: phúc cho
những ai được mời đến dự
tiệc Chiên Thiên Chúa”. Hãy chờ đợi
cách kiên nhẫn bữa tối này, đó là sự khôn ngoan.
Chúng ta được gọi là những
người khôn ngoan trong khi chờ đợi việc
ngự đến của Chúa. Bởi vì
sự tận cùng của thời gian không còn bao xa. Có lẽ là đúng, có lẽ là không. Nếu Người không đến sớm, Thiên
Chúa sẽ đến trong giờ chết của chúng ta.
Đó là một khoảnh khắc nhìn
hướng về phía trước với một niềm
hy vọng vui mừng. Từ quan điểm của
một con người và là điều khó để theo, tự nhiên chúng ta sợ sự chết
và bám lấy cái sống và không giống như những cô
phù dâu, chúng ta không vội vàng trong việc đợi
chờ Chúa đến. “Thiên đàng có thể
chờ đợi”, đó có thể là tâm tình của chúng ta.
Chúng ta hãy chú ý tới điểm này của Phúc Âm đó là:
chờ đợi, tỉnh thức sẵn sàng gặp Chúa
khi nào Ngài đến.
Giáo Hội trong sách
phụng vụ các giờ kinh đã khẩn nài chúng ta hãy
sửa soạn cho cái chết vào mỗi đêm trước
khi chúng ta đi ngủ. Và ngủ là một
biểu tượng của sự chết. Như khi
chúng ta đi ngủ, Giáo Hội đề nghị rằng
chúng ta nên có tâm tình Chúa Giêsu khi Người sắp chết:
“Lạy Cha con phó linh hồn con trong tay
Cha”.
Sự hiệp
lễ là một sửa soạn cho sự chết. Một người
Công Giáo khi sắp chết được chuẩn bị và
hướng dẫn để lãnh nhận sự
rước lễ như “của ăn đàng”, là thực
phẩm cho một hành trình từ đời này đến
đời sau. Ngay cả khi chúng ta lãnh
nhận Thánh Thể qua việc hiệp lễ trong Thánh
Lễ chúng ta hãy để tâm nghĩ đến sự
chết, nhưng luôn luôn tin vào sự sống lại từ
cõi chết của chúng ta. Khi đứng
để lãnh nhận Thánh Thể đó là một dấu
hiệu của đức tin. Hành vi
đạo đức đó là “hãy
giữ đôi mắt các bạn mở rộng vì các bạn
không biết ngày nào, giờ nào”.
|