Cung
hiến Thánh Đường Latêranô – Lm Hồ Thông
Đại thánh đường
La-tê-ra-nô được gọi “là Mẹ và là Đầu
của mọi nhà thờ trên thế giới”, bởi vì
đây là Đền Thờ đầu tiên được
chính quyền hợp pháp công nhận trên đế quốc
Rô-ma và cũng là nhà thờ chánh tòa của địa
phận Rô-ma, nơi có ngai tòa Đức Giáo Hoàng.
Lễ Cung Hiến Thánh
Đường La-tê-ra-nô được ghi nhận vào
thế kỷ XI. Thánh đường này đã bị tàn
phá, đoạn được tái thiết, được
Đức Thánh Cha Benoit XIII vào năm 1726 cung hiến
một cách long trọng và được xác định
mừng lễ vào ngày 9 tháng 11.
Nhưng Giáo Hội không cử
hành một hoài niệm, cho dù quan trọng đến
mấy đi nữa. Khi tưởng niệm lễ Cung
Hiến Thánh Đường La-tê-ra-nô, Giáo Hội muốn
nhấn mạnh sự hiệp nhất của toàn thể
Giáo Hội. Giáo Hội liên kết vào ngày lễ cung hiến
nầy tất cả mọi thánh đường là Nhà Thiên
Chúa và là nơi cầu nguyện. Hơn thế nữa, Giáo
Hội cử hành Đền Thờ còn cao quý hơn
nhiều, đó là Giáo Hội và tất cả thành viên
của mình là những viên đá sống động.
Thử hỏi có đền thờ nào, dù lớn lao
đến mầy đi nữa cũng do bàn tay con
người xây dựng nên, làm thế nào có thể so sánh
với đền thờ là con người được
Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh
của Ngài? “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là
Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa
ngự trong anh em sao?” (1Cr 3: 16).
Ed
47, 1-2, 8-9, 12
Bài Đọc I trích từ sách
Ê-dê-ki-en. Đây là sứ điệp của ngôn sứ
lưu đày ở Ba-by-lon gởi đến cho toàn thể
dân Thiên Chúa. Trong thị kiến, ông đã miêu tả
Đền Thờ lýý tưởng sẽ thay thế
Đền Thờ của vua Sa-lô-mon bị đạo quân
Ba-by-lon tàn phá. Ông thấy dòng nước không bao giờ
cạn tuôn trào từ bên phải Đền Thờ. Dòng
nước thần diệu nầy chảy đến
đâu sức sống dâng trào đến đó.
1Cr
3, 9-11, 16-17
Trong thư thứ nhất
gởi tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô sánh ví cộng
đồng Ki-tô hữu với Nhà Thiên Chúa mà nền móng là
Đức Giê-su Ki-tô. Ngôi nhà nầy được xây
dựng bằng cuộc sống của những
người Kitô hữu, những viên đá sống
động. Mỗi người Kitô hữu cũng là
Đền Thờ Thiên Chúa, nơi Chúa Thánh Thần cư
ngụ.
Ga
2, 13-22
Tin Mừng Gioan thuật lại
sự kiện Đức Giê-su đuổi những
người buôn bán ra khỏi Đền Thờ. Qua đó,
Đức Giê-su muốn cho hiểu rằng Đền
Thờ đích thật sẽ là thân thể phục sinh
của Ngài.
BÀI
ĐỌC I (Ed 47: 1-2, 8-9, 12)
Trước tiên, sứ
điệp của ngôn sứ Ê-dê-ki-en là sứ điệp
của một vị ngôn sứ lưu đày. Sau khi
Na-bu-cô-đô-nô-so, vua Ba-by-lon, đánh chiếm kinh thành Giê-ru-sa-lem
vào năm 598 trước Công Nguyên, tư tế Ê-dê-ki-en là
một trong số đoàn người đầu tiên
bị phát lưu đến Ba-by-lon. Chính từ một ngôi
làng Tel-Aviv nhở bé bên bờ sông Cơ-va bên Ba-by-lon, nơi
ông sống và qua đời có lẽ vào năm 571 tCN, mà
vị ngôn sứ ngỏ lời với toàn thể
đồng bào của ông. Để tưởng nhớ ông,
vị ngôn sứ tiên báo sự phục sinh của dân
Ít-ra-en, người ta lấy tên Tel-Aviv đặt cho
một thành phố hiện nay.
Sứ điệp của ngôn
sứ Ê-dê-ki-en cũng là sứ điệp của một
tư tế. Đã là tư tế trước khi Thiên Chúa
gọi ông làm ngôn sứ của Ngài, ông có một tâm hồn tư
tế, ưu tư về tính thánh thiện của phụng
tự và tôn kính những định chế tôn giáo. Ông tiên
báo Đền Thờ Giê-ru-sa-lem sẽ bị phá hủy
thành bình địa. Trong lưu đày, ông biết rằng
sấm ngôn của ông đã được ứng
nghiệm, nhưng trong thị kiến, ông nhìn thấy
một Đền Thờ Mới và miêu tả Đền
Thờ này cách tỉ mỉ.
Sứ điệp của
Ê-dê-ki-en cũng là sứ điệp của một nhà
thị kiến, vì thế, chứa đựng biết bao
những cuộc xuất thần. Bản văn được
trích dẫn hôm nay kết thúc với việc mô tả
Đền Thờ lý tưởng sẽ thay thế
đền thờ Giê-ru-sa-lem bị phá hủy. Thị
kiến của vị ngôn sứ trộn lẫn thực
tại địa lýý với biểu tượng
vườn địa đàng, nhưng mặc khải
một ýnghĩa mới.
1. Thực tại địa lý.
Dòng nước chảy
đến đâu đem lại màu xanh tươi cho đôi
bờ sông đến đó: đủ loại cây trái
mọc lên, cành lá sum sê, đơm bông kết trái quanh
năm. Có thể thị kiến nầy diễn tả
thực tại địa lýý miền Pa-lét-tin. Dòng suối
Xê-đơ-ron, khi chảy đến chân đền
thờ, nước dâng cao nhờ hợp lưu với dòng
suối Ghi-bon (dòng suối nầy cung cấp nguồn
nước chính cho thành thánh Giê-ru-sa-lem và hồ Si-lô-ê) và
một con sông nhánh Ain Rogel. Nhờ yếu tố thiên nhiên
nầy, vua Giô-si-gia (716-687 tCN) đã xây dựng hệ
thống dẫn nước vào thành thánh Giê-ru-sa-lem. Cũng
có thể Ê-dê-ki-en đã mượn hình ảnh mà ông
thấy ở Ba-by-lon những hệ thống dẫn thủy
nhập điền, nhờ đó đất khô cằn
trở thành những cánh đồng màu mỡ xanh
tươi.
2. Biểu tượng
vườn địa đàng.
Nhưng thị kiến của
ngôn sứ Ê-dê-ki-en trước hết là biểu
tượng vườn địa đàng như
được miêu tả trong St 2, theo đó có bốn dòng sông
chảy bao quanh để nuôi dưỡng cây trái xanh
tươi, biểu tượng sự phú túc tâm linh,
đặc quyền của con người trước khi
phạm tội.
Đền Thờ tương lai
mà ngôn sứ Ê-dê-ki-en miêu tả là dấu chỉ của
việc Đức Chúa sẽ trở về và ngự
trị giữa dân Ngài tại Giê-ru-sa-lem. Dân Ngài sẽ tìm lại
sự thánh thiện và phong nhiêu tâm linh, được
biểu tượng bởi dòng nước trào dâng từ
thánh điện, nghĩa là Đức Chúa sẽ rộng
lòng tha thứ cho dân và ban cho họ muôn vàn ân sủng.
Đức Giê-su sẽ hiện
tại hóa sứ điệp nầy vào chính mình. Vào ngày
bế mạc tuần lễ Lều, ngày người ta dâng
hy lễ cầu xin mưa thuận gió hòa tại Đền
Thờ Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su cất tiếng kêu
mời: “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy
đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng
Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước
hằng sống.” Đức Giê-su muốn nói về
Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh
nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa
nhận được Thần Khí, vì Đức Giê-su
chưa được tôn vinh” (Ga 7:
37-38).
Nước biểu tượng
sự sống thần linh chạy xuyên suốt Cựu
Ước. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en diễn tả sứ điệp
của mình theo lối nói ngoa ngữ báo trước thể
loại văn chương khải huyền. Quả
thật, kiểu nói nầy tái xuất hiện trong các sách
khải huyền Do thái (sách Kha-nốc), cũng như trong
sách Khải Huyền của thánh Gioan: “Rồi thiên thần
chỉ cho tôi thấy một con sông có nước
trường sinh, sáng chói như pha lê, chảy ra từ ngai
của Thiên Chúa và của Con Chiên. Ở giữa quảng
trường của thành, giữa hai nhánh sông, có cây Sự Sống
sinh trái mười lần, mỗi tháng một lần; lá
cây dùng thuốc chữa lành các dân ngoại” (Kh 22: 2).
3. Bên phải Đền Thờ:
Ngôn sứ Ê-dê-ki-en cũng nói
về thần dược và thánh thánh Giê-ru-sa-len trên
trời. Ngôn sứ xác định nước tuôn trào
từ bên phải Đền Thờ. Bên phải là biểu
tượng phía mặt trời mọc, phía ánh sáng và sự
sống. Thật là ý nghĩa biết bao khi nghệ
thuật Kitô giáo trong suốt nhiều thế kỷ trình bày
Đức Giê-su trên thập giá mang lấy ở bên cạnh
sườn phải của Ngài vết thương bị
lưỡi đồng đâm thâu, từ đó máu và
nước phun vọt ra, dấu chỉ bí tích Thánh Tẩy
và bí tích Thánh Thể phát sinh sự sống đời
đời.
4. Đền Thờ.
Vào Ngày lễ Cung Hiến
Đền Thờ, phụng vụ mời gọi chúng ta suy
niệm về Đền Thờ. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en là
một tư tế, ông không thể quan niệm một tôn
giáo của Đức Chúa mà không có một nơi
được thánh hiến để dân Ngài có thể cùng
nhau quy tụ lại để phụng sự Thiên Chúa
của mình cho thật xứng hợp. Nói cách khác, với
tư cách là một tư tế, ngôn sứ không thể nào
quan niệm rằng cuộc sống đạo mà không có Đền
Thờ được. Tuy nhiên, trong cảnh lưu đày,
dân Ít-ra-en không có Đền Thờ, vì thế họ không
thể dâng lên Thiên Chúa của mình những lời khẩn
nguyện và những hy lễ. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en thực
sự là một trong số những người sống
trong cảnh ngộ nầy. Trong những cơn xuất
thần của mình, ông thấy vinh quang Thiên Chúa rời
bỏ Đền Thờ Giê-ru-sa-lem (11:
32-33) đến bên bờ sông Cơ-va, nơi ông cùng
với dân chúng đang sống cảnh lưu đày (1: 1).
Lúc đó, vị ngôn sứ thoáng thấy hình thức
phụng tự tinh thần. Đức Chúa đích thân hiện
diện ở giữa dân Ngài, vì thế, ở đâu dân Ngài
hiện diện ở đó Thiên Chúa đồng hiện
diện với dân Ngài. Ngài đồng hiện diện
giữa dân Ngài để cùng chia sẻ cảnh lưu
đày khổ cực với dân Ngài. Dân Ngài thực sự
là Đền Thờ của Thiên Chúa (ch. 37-38).
BÀI
ĐỌC II (1Cr 3: 9b-11, 16-17)
Thánh Phao-lô đã thành lập Giáo
Đoàn Cô-rin-tô vào những năm 50-52. Thánh nhân đã
sống 18 tháng trong thành phố nầy. Sau ngài, các vị
loan báo Tin Mừng khác đến tiếp nối công
việc của thánh nhân.
Dân Cô-rin-tô, vốn ham mê tranh
luận, thích những bài diễn thuyết lời hay ý
đẹp. Vì thế, cộng đoàn Kitô hữu Cô-rin-tô
cũng chia bè kết nhóm, mỗi nhóm ngưỡng mộ
một nhà giảng thuyết: nhóm theo phe thánh Phao-lô, nhóm theo
phe ông A-pô-lô, một nhà giảng thuyết có tài hùng biện,
và nhóm trưng dẫn thánh Phê-rô. Thánh Phao-lô cực lực
lên án thái độ chia bè kết nhóm nầy, bởi vì, chúng
biến cộng đoàn Kitô hữu thành những
trường phái khôn ngoan của các bậc hiền nhân
Hy-lạp. Trong đoạn thư trích dẫn hôm nay, thánh
Phao-lô bày tỏ những lời khiển trách và những
lời khuyên nhủ như phần kết luận. Như
thói quen của mình, thánh nhân đưa ra cuộc tranh
luận và định nghĩa cộng đoàn Ki-tô hữu
là gì.
1. Nhà Thiên Chúa.
Cộng đoàn Ki-tô hữu là Nhà
Thiên Chúa. Dù các nhà loan báo Tin Mừng tiếp nối nhau
để xây dựng toà nhà này là ai đi nữa, nền
móng không ai khác chính Đức Giê-su Ki-tô. Nếu thánh Phao-lô
đã đặt viên đá đầu tiên, thì mỗi nhà loan
báo Tin Mừng khác lần lượt góp phần vào việc
xây dựng công trình nầy theo cách thức của mình. Thánh
nhân tự xem mình có trách nhiệm gìn giữ nền tảng
vững chắc của tòa nhà cũng như nếp sống
đạo hạnh của những người tiếp
nối sứ mạng của ngài. Dù ám chỉ đến
những bè phái của các Kitô hữu Cô-rin-tô, nhưng
những lời khuyên này có giá trị đối với
tất cả các cộng đoàn Kitô hữu ở khắp
nơi và muôn thế hệ. Những lời khuyên của
thánh Phao-lô thường hằng bảy tỏ nỗi
bận lòng của thánh nhân về đức chính trực
của những người loan báo Tin Mừng. Trong thư
thứ nhất của mình, thánh Phê-rô cũng sử dụng
cùng một hình ảnh: “Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như
những viên đá sống động mà xây nên ngôi
Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa
đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những
lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ
Đức Giê-su Kitô” (1P 2: 5).
2. Đền Thờ Thiên Chúa.
“Nào anh em chẳng biết
rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh
Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?”. Chúng ta lưu ý
rằng ở đây thánh Phao-lô không dùng từ “hieron” theo
nghĩa đơn thuần “nơi thánh”, nhưng từ
“naos” theo nghĩa “nơi cực thánh” của Đền
Thờ, chúng ta có thể dịch “thánh điện” hay “cung
thánh”. Cộng đoàn Kitô hữu đích thật là nơi
cực thánh vì Thiên Chúa ngự giữa dân Ngài và mỗi
người Ki-tô hữu là “nơi cực thánh”, nơi Chúa
Thánh Thần cư ngụ trong chúng ta.
Khái niệm “đền thánh tinh
thần” thật ra có cội nguồn ở Cựu
Ước, đặc biệt từ thời lưu đày
Ba-by-lon. Những người bị phát lưu đã kinh qua
một tôn giáo trơ trụi, không Đền Thờ, không
hy lễ, một tôn giáo nội tâm. Vào lúc đó, ngôn sứ
Ê-dê-ki-en đã phác họa ý tưởng theo đó
Đền Thờ đích thật của người tín
hữu là chính Đức Chúa (Bài Đọc I).
Ngôn sứ Giê-rê-mi-a,
đương thời với ngôn sứ E-dê-ki-en, đã
loan báo rằng sẽ đến một ngày Luật của
Thiên Chúa sẽ không còn ghi khắc trên bia đá nhưng trong
lòng của mỗi người, đó sẽ là dấu
chỉ Giao Ước Mới (Gr 31: 31-33). Ngay trước
thời Đức Ki-tô, phái Ét-xê-nô đã đoạn
tuyệt với Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, không thừa
nhận hy lễ và chuyên tâm vào đời sống cộng
đoàn. Đối với họ, đền thờ
đích thật đó là cộng đoàn Kum-ran trên bờ
Biển Chết.
Sau cùng, không phải Đức
Giê-su đã công bố rằng đền thờ đích
thật chính là “thân thể Ngài” trong đoạn Tin Mừng
Gioan hôm nay sao? Đó là Đền Thờ tinh thần mà thánh
Phao-lô xác định. Vả lại ý tưởng này không xa
lắm với khái niệm Giáo Hội là thân thể của
Đức Ki-tô, mà thánh nhân sẽ khai triển sau nầy.
Đó là đời sống thánh thiện của cộng
đoàn Ki-tô hữu, vừa bao gồm toàn thể vừa
mỗi một thành viên, ở đó Thánh Thần cư
ngụ. Việc dẫn nhập những bè phái vào trong
cộng đoàn Ki-tô hữu không gì khác hơn là hành
động phá hoại Đền Thờ Thiên Chúa và là hành
động tự hủy, vì “Đền Thờ nầy
chính là anh em”. Thánh Phao-lô mạnh mẻ cảnh báo các Kitô
hữu Cô-rin-tô bị phân năm xẻ bảy nầy.
TIN
MỪNG (Ga 2:
13-25)
Sự kiện Đức Giê-su
đuổi những người buôn bán ra khỏi
Đền Thờ được cả bốn Tin Mừng
tường thuật. Ba Tin Mừng Nhất Lãm đặt
sự kiện nầy vào tiền cảnh của biến
cố Tử Nạn, vì thế, biến cố nầy
được xem như giọt nước làm tràn ly
phẩn nộ của giai cấp lãnh đạo Do thái giáo;
trong khi thánh Gioan đặt sự kiện này vào đầu
sứ vụ công khái của Đức Giê-su, ngay sau
tiệc cưới Ca-na và sau thời gian lưu lại ít
ngày ở Ca-phác-na-um.
Phần mở đầu của
câu chuyện nầy xác định khung cảnh và
địa điểm: “Gần đến lễ
Vượt Qua của người Do thái”. Trong Tin Mừng
Gioan, diễn ngữ nầy được lập đi
lập lại đến ba lần (2:
13; 6: 4; 11: 5) xác định ba lần Đức Giê-su
lên Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua, phù hợp
với hai năm rưỡi đời sống công khai
của Ngài.
Phản ứng của
Đức Giê-su thật khác thường. Ngài lấy dây
bện làm roi mà xua đuổi những người buôn bán,
lật nhào bàn ghế, đổ tung tất cả tiền
bạc của họ và giải thích hành động của
mình: “Đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”.
Phải chăng qua hành động của mình, Đức
Giê-su muốn nói rằng Ngài đến để phục
hưng tôn giáo Ít-ra-en qua việc thanh tẩy Đền
Thờ mà chẳng bao lâu sau sẽ bị phá hủy?
Để hiểu trọn vẹn ýý nghĩa của sựu
kiện quá đặc biệt nầy, trước hết
phải đặt nó vào khung cảnh ngoại tại,
đoạn vào khung cảnh tôn giáo, tức khung cảnh
của lễ Vượt Qua, và sau cùng vào văn mạch
của Tin Mừng Gioan.
1. Khung cảnh bên ngoài.
Đền Thờ tọa lạc
trên một khuôn viên rộng lớn được bao quanh
bởi những hàng hiên. Khi bước qua những dãy hàng
hiên, người ta vào trong tiền sảnh được
gọi “tiền sảnh dân ngoại”, vì lương dân
được phép đến đây để cầu
nguyện với Thiên Chúa của dân Do thái. Tiếng Hy
lạp: “hieron”, được sử dụng ở đây
phải được hiểu là “nơi thánh” hay “thánh
địa” chứ không phải “naos” (nơi cực thánh)
ở bên trong Đền Thờ. Tiếp đó, phạm vi
thánh, nơi được dành riêng cho dân Do thái,
được phân chia thành những tiền đình riêng
biệt, tiền đình dành cho nữ giới và tiền
đình dành cho nam giới, và cuối cùng tiền đình dành
cho các tư tế.
Chính ở nơi “tiền
sảnh dân ngoại” mà những người buôn bán súc
vật dùng cho các hy lễ. Công việc buôn bán rất
thịnh đạt. Có nhiều lý do để nghĩ
rằng những vị tư tế cao cấp –
đứng đầu là thượng tế - đã
hưởng nhiều lợi nhuận ở đây.
Những người đổi tiền cũng ở trên
tiền sảnh nầy đáp ứng nhu cầu mộ
đạo của các tín hữu, vì người Do thái không
được phép dâng hiến cho Đền Thờ
những hiện kim được xem đồng tiền
“ô uế” do có đúc hình vị hoàng đế hay vị
thần ngoại giáo nào đó (Mt 22: 15-21). Những
người đổi tiền hưởng huê hồng.
Phải nhận ra rằng sự hiện diện của
những người buôn bán súc vật và những
người đổi tiền đáp ứng nhu cầu
cần thiết của khách hành hương từ xa lên
Đền Thờ Giê-ru-sa-lem dâng hy lễ hay cúng tiền
bạc cho Đẻn Thờ, đặc biệt vào
những ngày đại lễ.
2. Khung cảnh lễ Vượt
Qua.
Khung cảnh lễ Vượt
Qua đem lại cho sự kiện nầy ý nghĩa sâu xa.
Đức Giê-su đuổi những người buôn bán súc
vật ra khỏi khuôn viên Đền Thờ, vì đây là
thánh địa được dành riêng cho cầu
nguyện. Nhưng hơn nữa, Ngài xua đuổi
những súc vật dành cho các hy lễ, vì chính Ngài sẽ là
“Con Chiên” sát tế, lễ tế đích thật của
lễ Vượt Qua, lễ tế duy nhất nầy
từ nay sẽ thay thế tất cả lễ tế khác.
Như vậy, kiểu nói: “Gần đến lễ
Vượt Qua của người Do thái” cũng ngụ ý
rằng còn có một lễ Vượt Qua khác nữa,
lễ Vượt Qua của người Ki-tô hữu mà con
chiên bị sát tế là Đức Giê-su. Sau cùng, Đức
Giê-su thanh tẩy “tiền sảnh dân ngoại”, vì từ nay
Ngài đã phá hủy mọi hàng rào ngăn cách giữa Do thái
và dân ngoại. Dân ngoại cũng được mời
gọi dự phần vào cùng ơn cứu độ như
dân Ít-ra-en.
3. Văn mạch của Tin
Mừng Gioan.
Khi đặt biến cố
nầy vào thời kỳ đầu sứ vụ công khai
của Đức Giê-su, thánh kýý để lộ những ý
định của mình: ông muốn dẫn đưa
người đọc vào trong mầu nhiệm của
Đức Giê-su: Đấng mà thánh Gioan Tẩy Giả
giới thiệu là Đấng Mê-si-a, Đấng ấy
ở Giê-ru-sa-lem hành xử như Con Thiên Chúa trong mối
quan hệ mật thiết chưa từng có.
Trước hết, ở
tiệc cưới Ca-na, Đức Giê-su đã ban
rượu mới, tiên báo rượu sẽ là máu của
Ngài. Ở Giê-ru-sa-lem, đáp lại việc người Do
thái đòi hỏi dấu lạ, Đức Giê-su loan báo
một đền thờ mới sẽ là thân thể
của Ngài: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ
nầy đi; nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”, ám
chỉ đến cuộc Tử Nạn và Phục Sinh
của Ngài. Trong ba Tin Mừng nhất lãm, lời tuyên
bố nầy của Đức Giê-su được các
người làm chứng gian lập lại trong phiên toà
của Thượng Hội Đồng, nhưng
được sửa đổi với ác tâm, thay vì: “Các
ông cứ phá hủy đền thờ nầy đi” thì
lại: “Tôi có thể phá hủy…” (Mc 14: 58).
Ngoài ra, thánh Gioan chủ ý
đặt lời nầy trên môi miệng của chính
Đức Giê-su: “Nội ba ngày, tôi sẽ xây lại”
để chỉ biến cố Phục Sinh của Ngài,
như sau nầy Ngài tiên báo về cuộc Tử Nạn và
Phục Sinh của Ngài: “Mạng sống của tôi, không ai
lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh
mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền
lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh
lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được”
(Ga 10: 18).
Hơn nữa, trong cùng một câu
chuyện, thánh Gioan có ý sử dụng từ “hieron” với
nghĩa “nơi thánh” để chỉ Đền Thờ
Giê-ru-sa-lem, nhưng dành riêng từ“naos” với nghĩa “thánh
điện” hay “cung thánh”, tức là nơi cực thánh
nhất của Đền Thờ, để nói về Thân
Thể của Ngài. Sau khi Đức Giê-su sống lại,
các môn đệ nhớ lại những lời mà
Đức Giê-su đã nói vào dịp nầy: “Họ tin vào
Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đã nói”.
Tình tiết Đức Giê-su
đuổi những người buôn bán ra khỏi
Đền Thờ “gần đến lễ Vượt Qua
của người Do thái” theo Tin Mừng Gioan chất
chứa biết bao ý nghĩa.
|