Luyện
ngục
CẦU NGUYỆN CHO
NHỮNG NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI
Vấn
đề chúng ta tìm hiểu hôm nay, đó là có những
sự gì xảy ra cho các linh hồn nơi luyện
ngục? Hai chữ luyện ngục mà
thôi cũng đã đủ cho chúng ta thấy đó là
nơi đau khổ, đền bù và thanh luyện. Vào ngày phán xét, chúng ta sẽ thấy mình còn xa cách
với lý tưởng mà Chúa đã ấn định.
Mặc dù linh hồn ra đi trong tình trạng ơn thánh,
nhưng còn biết bao nhiêu những sau lỗi, biết bao
nhiêu những tỳ vết khiến chúng ta phải kêu lên: Lạy Chúa, con không thể nào
trở về cùng Chúa khi chưa xóa bỏ hết những
hoen ố của biết bao nhiêu lần vấp phạm.
Có lẽ ngay trong lúc này,
chúng ta cũng cảm thấy: Chưa bao giờ tôi đã
lên tới đỉnh trọn lành, chưa bao giờ tôi
được thỏa mãn với chính bản thân mình?
Làm sao chúng ta
có thể hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa trong cuộc sống
hiện tại như Đức Kitô ngày xưa? Thì đây, luyện ngục sẽ là nơi
để chúng ta kết thúc những công trình còn dang dở.
Lửa thanh luyện càng bừng cháy để thiêu
đốt những bụi bậm, những rác
rưởi, những cặn bã, thì hình ảnh Chúa càng
rực sáng trong tâm hồn chúng ta. Và khi hình
ảnh ấy đã trở nên chói lòa, rực rỡ và huy
hoàng, thì luyện ngục sẽ chấm dứt và chúng ta
sẽ được bước vào niềm hạnh phúc
thiên đàng.
Nếu quan niệm như
thế, chúng ta sẽ cảm thấy nông cạn và hời
hợt khi cho rằng: Hình phạt luyện ngục thì không
xứng đáng với lòng nhân từ và thương xót
của Chúa. Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta
một cách nhưng không, mà chẳng cần phải
đều bù thanh luyện chi cả.
Nếu suy
nghĩ một chút, chúng ta sẽ thấy không thể nào
chấp nhận được quan niệm ấy, bởi
vì nó đi ngược lại với sự thánh thiện
và công thẳng tuyệt đối của Chúa.
Thánh vịnh 118 đã
bảo: Thiên Chúa thật công bằng và phán quyết của
Ngài thật ngay thẳng.
Chính Chúa Giêsu cũng đã
xác quyết: Ngươi sẽ không ra khỏi đó cho
đến khi trả xong đồng xu cuối cùng.
Lòng
thương xót và sự công bằng của Thiên Chúa
thoạt xem ra như tương phản lẫn nhau,
nhưng lại vô cùng hòa hợp với nhau qua tín
điều về luyện ngục.
Thực
vậy, trong khi sự công bằng đòi phải
đền bù và thanh luyện, thì lòng thương xót lại
đưa ra những phương tiện, những cách
thức giúp đỡ để được rút ngắn
thời gian đau khổ. Từ đó, chúng ta
thấy được hai khía cạnh của luyện
ngục, đó là đau khổ và an
ủi. Bởi vì hình phạt ở luyện
ngục cũng giống như hình phạt ở hỏa
ngục, nhưng chỉ khác một điều, đó là
ở luyện ngục thì chỉ tạm thời, còn ở
hỏa ngục thì vĩnh viễn. Và hình
phạt đau khổ nhất chính là phải xa lìa Thiên Chúa
vào giữa lúc chúng ta nhận biết Ngài là ai và đang
cố gắng tiến đến với Ngài. Tuy nhiên, không phải chỉ có thế.
Mặc dù là
một nơi đau khổ và thanh luyện, nhưng
luyện ngục không phải là hỏa ngục, trái lại
luyện ngục chính là lối dẫn vào thiên đàng.
Những linh
hồn nơi luyện ngục chắc chắn không
phải rơi vào tay ma quỉ, nhưng sẽ
được nghỉ yên trong Chúa. Ơn
cứu rỗi của họ đã được bảo
đảm và họ sẽ không bị kết án. Đó
là khía cảnh đầy vui mừng và an
ủi của luyện ngục.
Vậy
luyện ngục là gì?
Tôi xin thưa: Luyện
ngục là hỏa ngục, nhưng ở đó có niềm
vui.
Hay nói một các khác:
Luyện ngục là thiên đàng, nhưng ở đó có
đau khổ.
Họ
đau khổ vì hiện tại còn đang phải tạm
thời xa cách Chúa. Nhưng đồng
thời họ vui mừng vì một ngày kia sẽ
được nhìn ngắm tôn nhan Chúa, mặt đối
mặt.
Niềm tin vào luyện
ngục sẽ đem lại một sự an
ủi và khích lệ, khiến chúng ta không bao giờ phải
tuyệt vọng. Thế nhưng tín điều này còn là
một lời cảnh cáo gửi đến mổi
người chúng ta đang sống trong cuộc sống này:
Đừng bình thản trong tội lỗi.
Đồng thời
cũng là một thôi thúc: Đừng thất vọng
trước những sai lỗi vấp phạm của mình.
Sau cùng, hãy thêm lời
cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục,
bởi vì như sách Macabêô đã xác quyết:
Cầu
nguyện cho những người đã chết để
họ được giải thoát khỏi mọi tội
lỗi là một việc làm thánh thiện và có giá trị
cứu rỗi.
|