Lòng biết và thảo kính đối với tổ tiên
(CHẾT CHÓC VÀ THƯƠNG NHỚ)
(Bài giảng của Lm. Giuse Đỗ Đức Trí)
Kính thưa quý OBACE, bầu không khí của những ngày
cuối năm dường như làm cho con người
vội vã tất bật hơn, ai cũng vội vàng và tranh
thủ thời gian để hoàn tất kế hoạch
của một năm. Có lẽ cũng vì mải chạy
theo dòng thời gian và công việc, khiến cho nhiều
người đã quên cả sự hiện diện của
người bên cạnh, quên cả người thân đang
ở trong cùng một mái nhà. Trong không khí vội vàng ấy,
thì Giáo Hội đã dành cả một tháng cuối năm
để nhắc cho người tin hữu nhớ
rằng: dù mỗi người có vất vả bon chen
đến đâu thì cũng phải nhớ đến chung
cuộc đời mình, và cái chết là điểm hẹn
chung của mỗi người. Cũng trong tâm tình ấy,
Giáo hội nhắc cho mọi người nhớ
đến và cầu nguyện cho các bậc tổ tiên ông
bà, cha mẹ, người thân, những người đã
ra đi trước chúng ta và đã đang an nghỉ trên
mảnh đất này, đồng thời biết quý
trọng, biết ơn và thảo hiếu với những
bậc sinh thành những người đang còn sống.
Tất cả chúng ta sẽ phải chết, đó là
sự thật không thể thay đổi, thế nhưng
điều quan trọng là chúng ta sẽ chết như
thế nào và sau cánh cửa sư chết, điều gì
sẽ đến với chúng ta, niềm vui sướng
hạnh phúc, hay đau khổ hối hận đời
đời, điều đó sẽ tùy thuộc ở
nơi mỗi người biết sống hôm nay như
thế nào. Tất cả sẽ phải chết, vì đó là
thân phận của con người có sinh thì có tử, không
ai có thể trốn tránh được. Cái chết nó
vốn là tiến trình tự nhiên, nhưng từ khi con
người phạm tội, cái chết nó còn mang một ý
nghĩa khác, nó trở thành hình phạt cho con người,
chính vì thế, cái chết nó trở nên kinh khủng cho con
người. Vì sợ hãi, nên con người tìm cách tránh né
nó, không dám đương đầu đối diện
với nó, và vì thế nhiều người còn tìm cách
lẩn trốn nó bằng một cuộc sống ồn ào
náo nhiệt, một cuộc sống bận rộn với
công việc và quay cuồng với tiền bạc của
cải, và khi cái chết đến khiến họ tiếc
nuối và sợ hãi.
Mọi người đều phải chết, nhưng
điều quan trọng là mỗi người sẽ
chết như thế nào và điều gì sẽ đến
với chúng ta sau cái chết? Cứ nhìn vào những nấm
mồ của những người an nghỉ, chúng ta có
thể thấy, nhiều người khi sinh thời họ
đã từng là những con người nổi tiếng,
ngang dọc khắp nơi, và bây giờ cũng chỉ có
một nấm mồ, điều đó chẳng còn ý
nghĩa gì, điều quan trọng là tình trạng hiện
nay của họ ra sao, họ đang ở nơi nào? Nhìn
như thế để mỗi người có dịp
kịp thời điều chỉnh lại nếp sống
của bản thân, chúng ta chỉ có thể bước vào
nhà của Chúa nếu từ bây giờ chúng ta yêu mến Chúa
và chọn Chúa. Chúng ta sẽ phải để lại
tất cả ở trần gian và ra đi với hai bàn tay
trắng, vì chúng ta không mang gì vào trần gian, thì chúng ta
cũng sẽ không thể đem theo bất cứ thứ
gì ra khỏi thế gian. Chỉ một thứ tài sản
duy nhất chúng ta có thể mang theo đó là tình yêu
đối với Chúa và tình thương của chúng ta
đối với anh em, và chỉ có một thứ hành lý
duy nhất là các việc lành việc tốt, việc bác ái
và hy sinh.
Mỗi lần ra đất thánh này không chỉ nhắc
cho chúng ta về cái chết, mà còn dịp nhắc cho chúng ta
biết cách sống, phải sống thế nào cho trọn
đạo làm người và đạo làm con đối
với ông bà tổ tiên. Đứng bên nấm mồ
của người thân, sẽ không chỉ có những
giọt nước mắt thương nhớ, mà còn có
những giọt nước mắt của sự hối
hận muộn màng vì đã sống vô tình hay phũ phàng
với người đã khuất.
Ngày hôm nay trong xã hội mọi sự đều tăng
giá, chỉ có đạo đức làm người là
giảm giá và mất giá trầm trọng, con người
đối xử với nhau càng ngày càng như dã thú, tình
cảm gia đình anh em ruột thịt cũng bị coi
như hàng hóa, đạo làm con đối với cha mẹ
cũng bị tính toán, bao nhiêu cảnh đối xử
tệ bạc với mẹ cha đang diễn ra từng
ngày xung quanh chúng ta. Có nhưng người đã không
tiếc lời chửi mắng cha mẹ, coi cha mẹ không
bằng một đứa ôsin trong gia đình, không chỉ
chửi bới, nhiều kẻ còn đánh đập
nhục mạ những đấng đã dày công sinh thành
dưỡng dục mình, người ta có thể bỏ ra
bạc triệu cho những bữa nhậu với bạn
bè, nhưng cha mẹ lại không được một
lời hỏi thăm, một tấm bánh. Đám tang tổ
chức cho lớn, xây mộ cho to cho đắt tiền,
việc làm đó không phài là báo hiếu, không phải là lòng
biết ơn, mà nó chỉ còn là giả hình, là phô
trương che mắt thiên hạ.
Thảo hiếu biết ơn tổ tiên và các bậc
sinh thành không chỉ là bổn phận của đạo làm
con, mà còn là một đòi buộc của Đạo Chúa:
Thứ bốn thảo kính cha mẹ. Giới răn này
đòi buộc chúng ta phải hết lòng yêu mên, kính
trọng, và biết ơn đối với cha mẹ
của mình và cả cha mẹ vợ cha mẹ chồng
của mình, khi các ngài còn sống và cả khi các ngài đã
qua đời; Vì chính cha mẹ là những đấng
đã cộng tác với Thiên Chúa để sinh ra chúng ta,
nuôi cho chúng ta khôn lớn với biết bao vất vả
gian nan, bao hy sinh, bao mồ hôi nước mắt. Cha mẹ
chính là những người đã hy sinh cả cuộc
đời để nuôi chúng ta khôn lớn và dạy chúng ta
nên người, vì thế chúng ta mắc nợ các ngài món
nợ sư sống và món nợ của tình yêu
thương. Hãy kính trọng các Ngài, thông cảm an ủi
khi các ngài tuổi cao sức yếu, đừng nặng
lời, đừng khiến các ngài tủi thân, hãy chịu
đựng và chăm sóc các ngài, như ngày xưa các ngài
cũng đã từng phải chịu đựng và chăm
sóc cho chúng ta. Hãy lo lắng cho phần thiêng liêng của cha
mẹ bằng việc giúp các ngài được lãnh
nhận các bí tích và ơn Chúa để nâng đỡ cho
tuổi già của các ngài, hãy làm tất cả những gì
tốt nhất cho cha mẹ khi các ngài còn sống, vì khi cha
mẹ mất đi, sẽ mãi mãi không bao giờ tìm lại
được.
Không chỉ biết ơn khi cha mẹ còn sống, mà còn
phải biết ơn cha mẹ khi các ngài đã qua
đời, bằng việc đọc kinh cầu
nguyện, bằng việc hy sinh hãm mình, dâng lễ cầu
nguyện cho các ngài, nhắc nhở cho con cháu biết ơn
các bậc tổ tiên. Hãy nhớ đến cha mẹ
chồng cha mẹ vợ bằng việc chu toàn việc
hiếu thảo hương khói, giỗ chạp trong gia
đình, đừng để mang tiếng, những
người có đạo là những người vô ơn
bất hiếu với tổ tiên.
Hãy biết ơn và thảo hiếu với tổ tiên
bằng việc giữ lấy nề nếp gia phong
của gia đình, thực hiện và làm phát triển tài
sản tinh thần mà cha ông đã để lại cho con
cháu qua việc giáo dục con cái nên người, qua việc
giữ gìn đạo đức gia phong của gia tộc,
bảo vệ danh dự của tổ tiên, đừng
để cho đồng tiền cho sự nghèo đói làm
cho chúng ta trở nên bần tiện nhỏ nhen. Đừng
quên giáo dục con cái biết sống hiếu thảo
đối với ông bà cha mẹ, bằng chính gường
sáng của mình qua việc tôn kính thào hiếu với ông bà,
vì sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ
đấy; chúng ta gieo giống nào thì sẽ gặt quả
ấy, chúng ta vạch mực đến đâu, thì con cái
chúng ta sẽ đi đến đó. Vì thế không có bài
học nào sâu đâm và lay động cho bằng bài học
bằng gương sáng của cha mẹ.
Điều răn thứ bốn của Thiên Chúa
đồng thời cũng đòi buộc bổn phận
của cha mẹ đối với con cái, trước
hết là bổ phận giáo dục, nuôi dưỡng. Hãy
giáo dục dạy dổ cho con cái sống đúng với
đạo làm người làm con Chúa, sống đúng
với phẩm giá con người. Đừng quá chú trong
đến việc học hành văn hóa mà bỏ qua
hoặc coi nhẹ việc giáo dục đức tin cho con
cái, và xây dựng nếp sống đạo đức cho
cả gia đình. Cha mẹ hãy tạo nên một bầu khí
đạo đức và cầu nguyện cho gia đình, và
trở thành gương sánh cho con cái trong việc cầu
nguyện và các việc đạo đức. Hãy tập cho
con cái yêu mến và hăng say làm việc tông đồ trong
giáo xứ theo lứa tuổi của mình, vì khi còn nhỏ,
các em có thói quen và tinh thần tông đồ, thì sau này các em
sẽ trở thành người tín hữu nhiệt thành. Hãy
làm cho gia đình mình mỗi ngày trở nên ấm cúng
thuận hòa qua các giờ kinh sáng tối mỗi ngày, qua các
bữa cơm chung đầm ấm. hãy
cố gắng làm cho bữa cơm gia đình thật sư
là lúc mọi người được tràn ngập
niềm vui và sự chia sẻ, đừng biến bữa
cơm trở thành tòa án để kết tội nhau.
Nhưng người cha, hãy thực sự là cột
trụ trong đời sống của gia đình, là
điểm tựa cho vợ con và cả nhà. Các
người mẹ hãy dùng đời sống đạo
đức và sự đảm đang của một
phụ nữ làm cho gia đình thêm ấm cúng, hãy cùng nhau làm
cho căn nhà cùa mình rộn rã tiếng cười,
đừng biến gia đình mình trở thành căn nhà
trọ sáng đi tối về. Các người làm con hãy góp
phần mình làm vơi đi sự nhọc nhằn của
cha mẹ bằng việc sống ngoan ngoãn vâng lời và
chịu khó học tập và làm việc. Mỗi
người hãy sống thế nào để khi ngườui
tân có mất đi, mình sẽ không phải hối hận vì
đã chưa làm được gì cho họ. Amen
|