Nói và làm
Qua
đoạn Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nghiêm khắc
kết án bọn biệt phái và luật sĩ là những
người lãnh đạo tôn giáo trong dân Do Thái. Thế
nhưng, biết đâu những lời kết án nghiêm
khắc ấy cũng được gửi đến cho
mỗi người chúng ta, bởi vì những khuyết
điểm của họ cũng là những khuyết
điểm của mọi người ở mọi nơi
và trong mọi lúc.
Nhìn
lại khuôn mặt của bọn biệt phái và luật
sĩ, chúng ta không khỏi giật mình bởi vì bản thân
chúng ta cũng có những đường nét nào đó
giống như họ. Vậy đâu là những khuyết
điểm chính yếu bọn biệt phái và luật sĩ
đã mắc phải để rồi đã bị Chúa
Giêsu chỉ trích và phê bình một cách gắt gao?
Khuyết
điểm thứ nhất, đó là họ nói mà không làm. Có
một khoảng cách vừa sâu lại vừa rộng
giữa những điều họ giảng dạy với
những điều họ thực hành trong đời
sống cá nhân. Chúa Giêsu đã diễn tả thật chính xác
về họ như sau:
Họ
nói mà không làm. Họ nói thì nhiều mà làm chẳng
được bao nhiêu. Tệ hơn nữa, họ nói
một đàng nhưng làm quàng một nẻo, họ làm
ngược lại những gì họ đã nói và đã
giảng theo kiểu:
- Khẩu phật tâm xà.
- Miệng nam mô, bụng
bồ dao găm.
Và
như vậy, điều quan trọng đối với
chúng ta là phải thống nhất đời sống,
để việc chúng ta làm ăn khớp với lời
chúng ta nói và dạy. Lời nói phải biểu lộ
những gì ấp ủ trong cõi lòng, chứ không phải
chỉ là sự vận dụng khéo léo những ngôn từ
hoa mỹ để thu hút và lôi cuốn người khác
như người ta vốn thường bảo:
- Khéo mồm mép, khỏe
tay chân.
Trong
nghi lễ phong chức Linh mục, Đức Giám mục
đã khuyên các tân chức như sau:
-
Khi suy gẫm Lời
Chúa, các con hãy chú tâm tin điều chúng con đọc. Dạy
điều các con tin và làm điều các con dạy.
Mong
rằng chúng ta cũng sẽ thực hiện
được như vậy.
Bọn
biệt phái nói mà không làm, nhưng lại bắt
người khác phải làm. Chúa Giêsu đã dùng một hình
ảnh sống động để diễn tả về
khuyết điểm này:
-
Họ chất những
gánh nặng lên vai người khác, còn chính bản thân
họ thì lại không muốn đụng ngón tay lay thử.
Thái
độ này ngày nay chúng ta gọi một cách khôi hài là giám
đốc, giám xúi chứ không phải là giám làm, giám
nhận lấy trách nhiệm của mình.
Như
vậy ở đây chúng ta lại thấy xuất hiện
một khoảng cách giữa điều chúng ta làm với
điều chúng ta buộc người khác phải làm. Chúng
ta khoan dung với bản thân, nhưng lại hết
sức nghiệt ngã với người khác. Dường
như chúng ta đòi hỏi người khác là để
khỏa lấp sự yếu đuối của bản
thân.
Khuyết
điểm thứ hai, đó là tính háo danh và tự mãn. Họ
làm mọi việc cốt để được
người ta thấy. Như vậy cái đích nhắm
của mọi hành động đó là tiếng khen, uy tín và
danh dự cá nhân. Tất cả đều qui về cái tôi
của mình, đều nhằm lôi kéo sự chú ý của
người khác. Thậm chí cả những hành vi
đạo đức cũng biến thành một thứ
son phấn để trang điểm cho bộ mặt
giả hình của chúng ta.
Thiên
Chúa bị bỏ rơi khi các việc đạo
đức của chúng ta được khua chiêng gióng
trống, nặng phần trình diễn, khiến
người ta chỉ thấy được bản thân
chúng ta mà không thấy được chính Thiên Chúa.
Với
một vài nét chấm phá đơn sơ, Chúa Giêsu đã cho
chúng ta thấy rõ bộ mặt giả hình của bọn
Biệt phái và luật sĩ. Biết đâu, đó cũng
là bộ mặt giả hình của mỗi người chúng
ta.
Chính
vì thế, chúng ta hãy cầu xin để mỗi
người chúng ta luôn sống trung thực với bản
thân, với người khác và với Thiên Chúa. Tư
tưởng thì đi đôi với lời nói. Còn lời
nói thì lại đi đôi với việc làm. Cả ba lãnh
vực tư tưởng, lời nói và việc làm của
chúng ta đều không quanh co, không uẩn khúc, nhưng trong
suốt như pha lê.
|