Khiêm nhường
Chúng ta
có thể xác quyết: Khiêm nhường
là con đường
bảo đảm nhất dẫn chúng ta tới
quê hương Nước Trời.
Thực vậy,
tội của ông bà nguyên
tổ là gì, nếu không
phải là sự kiêu căng,
muốn trở nên bằng Thiên Chúa, từ
chối không chịu để cho Ngài hướng
dẫn, bằng cách giơ tay
ngắt trái cấm mà ăn.
Tội của
Lucifer, vị thần
mang ánh sáng, là gì,
nếu không phải là tính
kiêu ngạo, không muốn phục tùng Thiên Chúa nữa.
Từ đó,
chúng ta thấy mình chỉ có thể
gặt hái được những thành quả tốt đẹp, nếu biết trở nên như
trẻ nhỏ, phó thác vào
bàn tay quan
phòng của Thiên Chúa, người
cha đầy yêu thương và giàu lòng thương
xót.
Dưới mắt
Thiên Chúa, chúng ta thấy
dường như có một sự
đảo lộn giá trị: Ai tự nâng mình
lên cao thì
sẽ bị hạ xuống thấp, và trái lại ai hạ mình
xuống thấp thì sẽ được
nâng lên cao, bởi vì chính Chúa
Giêsu đã phán: Ai muốn làm lớn thì
phải trở thành kẻ rốt hết và làm đầy
tớ phục vụ cho mọi
người…Ai trở
nên giống trẻ nhỏ, thì sẽ là
người lớn nhất trong Nước Trời…
Để nuôi
đám đông dân chúng trong
hoang địa, Chúa Giêsu đã
không làm cho manna từ trời rơi xuống, nhưng Ngài đã dùng
năm chiếc bánh và hai
con cá của một em nhỏ.
Và trong cuộc sống, Ngài đã sử dụng những phương tiện tầm thường nhất. Thực vậy, để thiết lập Giáo Hội, Ngài đã không
chọn lựa những tiến sĩ luật và những nhà thông thái,
trái lại, Ngài đã kêu
gọi những con người đơn sơ và
dốt nát.
Tại phòng tiệc ly, mặc dù
luôn ý thức quyền năng của mình, thế nhưng Ngài đã quì
xuống rửa chân cho các
môn đệ, để dạy cho các ông
bài học khiêm nhường và phục vụ.
Trong công
cuộc cứu độ nhân loại, Ngài đã không sử
dụng tới uy quyền của một vị Thiên Chúa, nhưng đã cúi đầu
chấp nhận thập giá, như lời thánh Phaolô đã
diễn tả: Ngài đã vâng
lời cho đến chết và chết trên
thập giá.
Ngài cũng
muốn chúng ta noi gương
bắt chước Ngài: các con hãy
học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm
nhường trong lòng.
Đoạn Tin Mừng hôm nay đưa ra hai khuôn mặt,
đó là khuôn mặt của một bậc thầy, một tiến sĩ luật và khuôn mặt
của một người tôi tớ, một người hèn mọn.
Kẻ kiêu căng luôn đặt mình làm trung
tâm của vũ trụ, muốn người khác phải trọng kính và coi mình
như một vị thủ lãnh. Chính vì thế, kẻ kiêu căng
không hề biết vâng lời và yêu
thương. Họ sẽ
không bao giờ được thỏa mãn, trái lại lúc nào cũng
ghen tức vì hấy người
khác được thành công. Một kẻ như vậy thì làm
sao có thể
gặp được
Thiên Chúa.
Trong khi đó, người
khiêm nhường biết từ bỏ mọi sự, ngay cả bản thân cùng với
địa vị và danh dự. Họ
biết nhận định đúng về con người của mình, đồng thời họ biết quên mình đi
để mưu cầu lợi ích cho những
người chung quanh. Chính vì thế,
họ được
dành cho nhiều tình cảm tốt đẹp và được
chính Thiên Chúa đón nhận,
vì tâm hồn
họ trống rỗng, không có những vướng mắc và níu kéo.
Kytô giáo
của chúng ta không thể
thiếu vắng sự khiêm nhường, như lời thánh Bernađô đã xác quyết: Lời rao giảng
quan trọng nhất của Đức Kitô chính là sự
khiêm nhường.
Và thánh
Phanxicô Assie cũng nói: Thiên Chúa thấy
tôi tội lỗi hơn hết mọi người, nên Ngài đã chọn
tôi để làm những công việc trọng đại.
Còn thánh
Phanxicô Xaviê thì bảo: Trên dấu chân của Đức Kitô, chúng ta chỉ
thực sự được nâng lên, một khi đã thực
sự hạ xuống.
Để kết
luận, chúng ta cùng nhau
ghi nhớ tư tưởng sau dây của
ông Gandhi: Nếu chúng ta nghĩ
rằng mình là một cái
gì đó, thi chúng ta
đã đặt một hàng rào để ngăn cách với Thiên Chúa, còn nếu
chúng ta nghĩ rằng mình chẳng là gì cả,
thì chúng ta sẽ trở
nên một với Ngài.
|