Đóng kịch
Tất
cả chúng ta đều tỏ vẻ khó chịu và dứt
khoát không chấp nhận lối sống giả hình,
giả dối của người nào đó, Chúa Giêsu
cũng thế thôi. Ngài thường phàn nàn và khiển trách
tính cách giả hình, giả dối của những
người Pharisêu và kinh sư, đồng thời Ngài
cũng khuyến cáo dân chúng: hãy đề phòng và cảnh
giác đối với những người ấy, cụ
thể như bài Tin Mừng hôm nay.
Chúng
ta thấy Chúa Giêsu phân biệt quyền giáo huấn và
những người thi hành quyền đó. Ngài nhìn nhận
các người Pharisêu và kinh sư có quyền giáo huấn,
vì họ là những người được chính
thức trao phó nhiệm vụ dạy bảo dân chúng, do
đó khi họ thi hành nhiệm vụ là họ nhân danh Chúa,
nên phải nghe và giữ những gì họ dạy bảo. Nhưng
tại sao Chúa lại nói đừng bắt chước hay
noi theo những việc làm của họ? Phải chăng
họ đã làm những việc bất chính? Không, Chúa nhìn
nhận họ có làm nhiều việc thật, bình
thường thì đó là những việc tốt đáng
được ca tụng, nhưng đối với Chúa
thì chẳng nghĩa lý gì, vì thái độ giả hìng,
giả dối của họ. Lòng đạo đức
của họ chỉ có tính cách giả dối, một
thứ đạo đức chỉ có cái vỏ bên ngoài.
Mỉa
mai hơn nữa, đáng trách hơn nữa, họ là
những người có thẩm quyền giải thích
luật, họ nhấn mạnh luật lệ từng
chữ, từng tiếng và họ khắt khe đòi hỏi
mọi người phải tuân giữ, nhưng chính họ
thì lại không áp dụng cho chính mình. Như thế, họ
nói mà không làm, hoặc tệ hơn nữa, họ nói
một đàng làm một nẻo, như thánh Phaolô nói:
“Ngươi giáo dục kẻ khác mà không giáo dục mình. Ngươi
hãnh diện về lề luật mà chính ngươi lại
lỗi luật”, nghĩa là ngôn ngữ và hành vi của
họ mâu thuẫn nhau, lý thuyết và thực hành của
họ bất nhất. Họ rao truyền lời Chúa,
nhưng thực ra họ lạm dụng uy tín làm thầy và
địa vị làm thủ lãnh của họ. Cho nên, trong
con người họ như có hai phương diện, hai
nếp sống: một nếp sống giả hình trong
bổn phận; còn với chính mình lại buông xuôi, buông
thả. Cuộc sống nước đôi như vậy
thật là phiền phức: cái đúng trở thành cái sai, và
cái sai mới là đúng.
Đó
là lý do tại sao Chúa Giêsu có thái độ nghiêm khắc,
đến nỗi Chúa khiển trách họ nặng lời. Ngài
không bao giờ có thể chấp nhận được cái
thói giả hình và thái độ kiêu căng tự phụ
của họ. Chính lối sống đạo như
vậy đã chuốc lấy cho họ những lời
khiển trách, có thể nói là gay gắt nhất phát ra
từ miệng Chúa Giêsu. Chúa đã vạch trần bộ
mặt giả hình và cách sống đóng kịch bôi bác
của họ, và Chúa dạy chúng ta đừng sống
như thế. Hãy sống thành thực, nói và làm đi
đôi với nhau và trước sau như một.
Chúng
ta hãy lặng tâm suy nghĩ: những người Pharisêu
không còn, nhưng lối sống của Pharisêu chưa
hết, vẫn còn nơi chúng ta. Nhìn vào xã hội, nhìn vào
đời sống thực tế, chúng ta thấy: sự
giả hình, giả dối đã thành ra như thông lệ,
từ lãnh vực tình yêu đến lãnh vực văn hoá,
kinh tế, tôn giáo, chính trị, người ta vẫn thường
dùng cái bên ngoài mà lừa đảo nhau. Tính giả hình,
giả dối ai mà không ghét, thế nhưng người ta
lại thường đồng ý rằng: muốn
được kẻ khác kính nể, cần phải
giăng một bức màn dầy giữa tư
tưởng và cái lưỡi, giữa tâm trạng bên trong
và cách cư xử bên ngoài.
Thậm
chí có người còn nói một cách trơ trẽn, trắng
trợn rằng: ai muốn thành công thì đừng bao
giờ duy trì một thái độ trước mặt
cũng như sau lưng. Đừng bao giờ nên nói ra
ngoài miệng như mình đang nghĩ trong bụng, dẫu
trong bụng có muốn tru di tam tộc người ta đi
nữa, bên ngoài cũng phải làm ra vẻ ngọt ngào. Vì
vậy mà trong xã hội không thiếu gì những
người: “Bề ngoài thơn thớt nói cười. Mà
trong nham hiểm giết người không gươm”. Thành
ra, để phân biệt được ai là chính trực,
ai là giả hình, ai là người trung nghĩa, ai là kẻ
lừa thầy phản bạn thật là khó. Chúng ta
thấy có những người đóng kịch rất tài
tình: bên ngoài coi lương thiện, đạo hạnh,
tử tế mà thực sự bên trong là tay độc ác ghê
tởm vô cùng, có những người tỏ ra đàng hoàng
dưới ánh nắng, nhưng trong bóng râm tỏ ra lưu
manh đáng sợ.
Chúng
ta hãy suy nghĩ: đời sống của chúng ta có gì là
giả hình hoặc đóng kịch không? Chúng ta hãy nhớ:
chúng ta có thể sống đóng kịch, che đậy,
giấu giếm người này người khác, nhưng
chúng ta có thể sống mãi như thế không? Không đâu,
chắc chắn sẽ có ngày “cháy nhà ra mặt chuột”. Giả
như chúng ta có sống được mãi như thế
suốt đời, không ai biết chăng nữa, nhưng
chúng ta có thể qua mắt được Thiên Chúa không? Chắc
chắn là không. Được lòng người đời
hay được người đời ca tụng,
nhưng không được lòng Chúa, không được
Chúa ghi công thì cũng như không, chẳng có giá trị gì. Đó
là điều chúng ta cần suy nghĩ và tự nhủ mình
khi làm bất cứ điều gì, kể cả những
việc đạo đức.
|