"Ngừng lại!"
Để làm
cho mọi người chú ý, một nhà giảng
thuyết thường
hay bày ra nhiều kiểu cách có tính
khôi hài trong khi ông
giảng. Một lần kia,
khi bắt đầu đọc kinh Lạy Cha, ông đọc to hai chữ đầu
"Lạy Cha" rồi
bất ngờ ông la to "Ngừng lại". Ngay lập tức
ông vào bài
giảng của ông. Điều ông làm đó gây cho
dân chúng cảm thấy xấu hổ khi họ đọc
tiếp kinh Lạy Cha, vì họ không hiểu ý nghĩa của nó.
Trong đoạn
Phúc Âm hôm
nay cũng có đoạn mà chúng ta không
nên để cho nó thoáng
qua khi nghe, nhưng chúng ta phải tìm
hiểu thâm sâu về ý nghĩa của nó. Câu Phúc
Âm đó như sau: "Ngươi phải yêu mến Thiên
Chúa ngươi."
Chúng ta hãy ngừng
tại đây để suy nghĩ. Giới luật này
có ý ám chỉ
về điều gì? Làm thế nào để chúng ta có thể
bày tỏ lòng chúng ta
yêu mến Thiên Chúa? Chúng ta đối thoại với Chúa qua việc chúng ta cầu
nguyện. Chúng ta tôn thờ Chúa
hiện diện nơi mỗi người chúng ta và chúng
ta cám tạ
Chúa vì Ngài
thương yêu chúng ta. Chúng ta cám
tạ Chúa vì Ngài ban sự
sống cho chúng ta và
tất cả mọi sự mà chúng ta
đang hưởng dùng tại cõi đời này. Chúng ta
cảm tạ Chúa vì qua Chúa
Giêsu chúng ta biết được
rằng Chúa không bao giờ
bỏ rơi chúng ta và
còn ban nhiều ơn lành cho
chúng ta khi chúng ta
còn sống. Chúng ta có thể
nói" Cám tạ Chúa, Cám tạ Chúa"
triệu triệu lần nhưng chúng ta vẫn
chưa hiểu ý nghĩ của nó ám chỉ
về điều gì thì có
ích gì cho
chúng ta.
Giới luật
mến Chúa mà chúng ta
không thể hiểu thấu được vì chúng ta còn
hay lỗi phạm đến giới luật "yêu mến kẻ khác." Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa
Giêsu được hỏi "Giới luật nào cao trọng nhất?" Ngài dùng
một câu trong Cựu Ứơc để trả lời cho chúng ta.
Thứ nhất, "Ngươi
phải yêu mến Thiên Chúa ngươi," thứ hai, "Ngươi phải yêu thương kẻ khác như
chính mình ngươi." Chúa Giêsu
muốn chúng ta phải hiểu
cao sâu hơn
nữa về giới luật tình yêu trong
mọi khía cạnh. Giới luật yêu
mến Chúa và yêu mến
kẻ khác không thể nào tách rời
nhau được.
Chúng ta không thể
nói chúng ta yêu mến
Thiên Chúa nhưng đồng thời lại ghét anh em
mình.
Chúa Giêsu
phán: "Ta ban cho các ngươi giới luật mới... Hãy yêu mến kẻ khác như
Thầy đã yêu thương các con. Nếu các con yêu thương nhau, mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ
Thầy" (Jn 14:34-35).
Chúng ta
hãy bày tỏ
lòng yêu mến Chúa tha thiết của chúng ta qua việc chúng ta yêu
thương tha nhân. Nếu sự quan tâm của chúng
ta nơi tha nhân quá
nông cạn thì việc chúng ta yêu
mến Chúa cũng nông cạn như vậy. Việc đến nhà
thờ chỉ có ý nghĩa khi chúng ta
thay đổi lối nhìn của chúng ta đối với tha nhân.
Một nhóm
linh mục tu sĩ đã
mời một nhà quảng cáo thật nổi tiếng đến để hướng dẫn họ biết làm cách nào
để cho cộng đoàn của họ được tăng triển và mọi người trong cộng đoàn sống hăng hái hơn.
Họ hy vọng có
thể đạt được nhiều kết quả nơi vị thuyết trình này. Nhưng nhà thuyết
trình này đã làm cho
họ trở nên bỡ ngỡ
giống như nhà giảng thuyết trong câu truyện trên. Ông ta không một lời chào hỏi hoặc giới thiệu. Ông ta nhập đề
vào buổi thuyết trình với một câu như sau:
"Nếu Thiên Chúa đã quên
các bạn thì một người
hèn kém như
tôi thì có
thể làm gì cho các
bạn được
đây? Các bạn có biết rằng sức mạnh nào đã làm
cho các môn
đệ Chúa Giêsu trở nên bạo dạn
và thay đổi
cả Tây phương như vậy không? Đó chính là sức
mạnh của Đức tin và phép lạ." Sau đó ông
ta kết thúc bài thuyết
trình của ông ta như
sau: "Bởi vì các bạn
không còn niềm tin Chúa nơi các bạn
nữa, các bạn đã tìm kiếm những sự khôn ngoan thầm
kín để thay vào niềm
tin đó. Khi các bạn làm như vậy
thì các bạn
đã tự đưa mình vào hố sâu
không lối ra." Quả thật như vậy, trong đời sống mỗi người chúng ta ai
cũng tìm cách nào đó
để cho những sự khôn ngoan thế
tục làm lu mờ
niềm tin trong tâm hồn chúng
ta. Do đó chúng ta khó
lòng đáp trả tiếng nói của Đức
tin, vì lòng tin của chúng ta về giới
luật yêu thương của Chúa Giêsu đã
không còn nơi chúng ta. Chúa Giêsu
phán: Chúng ta sẽ được
nhận biết chúng ta là
con Thiên Chúa qua việc chúng ta thương yêu kẻ khác,
nhưng chúng ta đã không
chấp nhận điều đó. Chúng ta muốn yêu
mến Thiên Chúa, nhưng chúng ta lại
oán hận kẻ khác. Điều đó không thể
nào xẩy ra được.
Chúng ta
hãy ngừng lại, suy nghĩ và kiểm
điểm cõi lòng nơi mỗi
người chúng ta xem coi
chúng ta đã hiểu được ý nghĩa
thật sự về lòng yêu
mến Chúa của chúng ta như thế
nào. Chúng ta chân nhận rằng yêu mến Thiên
Chúa và yêu
thương tha nhân là hai
giới luật không bao giờ
tách rời ra được.
|