Đám cưới vĩ đại
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Một trong những đám cưới
được xem là vĩ đại
nhất trong lịch sử nhân loại đó là đám
cưới của Alexandre Đại đế với công
chúa Roxane của Ba Tư vào thế kỷ thứ tư
trước công nguyên.
Khi quyết định cưới một
người Á Châu, dĩ nhiên, Alexandre theo
tiếng gọi của con tim. Nhưng qua cuộc hôn nhân
này, ông muốn biểu tỏ ý muốn thống nhất
tất cả lãnh thổ đã được chinh phục
từ Đông sang Tây. Ông cũng hy vọng có được
một người con nối dõi với hai dòng máu Đông
Tây để thống nhất hai phần đất
của địa cầu.
Đám cưới được cử hành
trong vòng bảy ngày, bảy đêm. Nơi
nơi đều có yến tiệc. Và để
tăng thêm phần long trọng, Alexandre đã cho tổ
chức những cuộc tranh tài thể thao: Thế vận
hội đã được khai sinh từ đó. Chính Đại đế là người đích
thân trao giải thưởng cho những người
thắng cuộc. Thông thường Hoàng
đế trao tặng những chiếc cúp bằng vàng.
Nhưng người được coi là
đoạt nhiều giải nhất trong cuộc thi
thế vận hội đầu tiên ấy chỉ nhận
được một cành lá chiến thắng.
Alexandre Đại đế giải thích như sau: Chỉ
có vinh quang mới có thể tưởng thưởng
được người xuất sắc nhất.
Thưa anh chị em,
Có một hôn lễ
còn vĩ đại gấp bội so
với hôn lễ của Alexandre Đại đế
với Công chúa Roxane: đó là hôn lễ của Trời và
Đất, của Thiên Chúa với nhân loại. Đây là hôn nhân mà loài người đã chờ
đợi từ khi có mặt trên trái đất. Hôn lễ ấy đã diễn ra qua biến cố
Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Tất
cả nhân loại đều được mời
đến dự tiệc cưới vĩ
đại này. Trong Tin Mừng hôm nay, chính Chúa Giêsu đã sánh
ví tiệc cưới nầy với tiệc cưới
của một nhà Vua tổ chức cho Hoàng Tử. Chỉ
có một điều khác biệt là những khách
được mời -những khách quý đầu tiên-
đã tỏ ra hết sức khinh thường và hung
dữ đối với các sứ giả của Nhà Vua.
Họ không những đã chối lời mời mà còn
nhục mạ và sát hại những người
được Nhà Vua phái tới.
Bài học mà Chúa Giêsu
muốn truyền đạt cho thính giả thời của
Ngài, tức là Dân Israel, một dân tộc ngay từ
đầu đã được Thiên Chúa mời gọi làm
dân tuyển chọn của Ngài- làm những người
khách mời đặc biệt vào dự Tiệc
Nước Chúa- Nhưng đến khi Chúa Giêsu đến
loan báo ngày mở tiệc và mời gọi họ thì họ
lại từ chối. Vì thế, các khách
được mời đầu tiên này sẽ
được thay thế bằng bất cứ ai-
người tốt cũng như kẻ xấu- gặp
được ở các ngã đường. Dân Israel
đã từ chối lời mời gọi gia nhập
Nước Chúa sẽ được thay thế bằng
lời các dân tộc khác, cả những người
ngoại giáo và tội lỗi, những người thu
thuế và các cô gái điếm.
Anh chị em thân
mến,
Dụ
ngôn tiệc cưới hoàng gia mà Chúa Giêsu đã kể
lại luôn có giá trị đối với thính giả ngày
xưa cũng như ngày nay. Là Kitô hữu, chúng ta là
những khách được mời dự tiệc
Nước Trời. Thiên Chúa là Đấng đã
mời gọi chúng ta “do lòng từ bi của Ngài, chứ
không do công trạng nào của chúng ta”. Nhưng Chúa đòi
hỏi chúng ta một điều kiện- cũng là vinh dự
của chúng ta là con người có lý trí và tự do- đó là
đáp trả lời mời gọi yêu thương
quảng đại của Ngài.
Trong các
khách được mời dự tiệc cưới, chúng
ta là những khách được mời cuối cùng
để thay thế vào chỗ những khách đặc
biệt được mời từ đầu mà đã
chối lời mời của Chúa. Qua các thời
đại, Thiên Chúa vẫn sai các sứ giả của Ngài
đi qua mọi nẻo đường thế giới,
mời gọi mọi người vào phòng tiệc, bất
cứ họ là ai, tốt hay xấu. Thiên Chúa
không loại bỏ ai, chính chúng ta tự loại mình. Nhưng không phải cứ vào phòng tiệc là
được dự tiệc đâu, còn cần phải có
áo cưới nữa, nếu không sẽ bị tống
cổ ra ngoài. Nói cách khác, không phải cứ ghi tên vào
sổ Rửa Tội, là người Công Giáo, là
người có đạo, là được vào Nước
Trời đâu. Cần phải sống đời sống
kitô hữu, phải tin, yêu và theo Chúa Kitô
nữa.
Dụ
ngôn cho thấy, cuối cùng phòng tiệc đầy khách,
gồm đủ hạng người. Cũng
thế, Giáo Hội ngày càng đông, gồm đủ
mọi dân tộc trên thế giới. Nhưng
Giáo Hội không phải là quán cơm bình dân, ai vào cũng
được, không một chút điều kiện tối
thiểu. Đành rằng Chúa rất
thương người có tội và Giáo Hội của Ngài
đầy tội nhân hơn là vị thánh. Nhưng dù
sao, muốn vào Giáo Hội, Chúa cũng đòi hỏi có
một ước muốn trở lại chân thật,
“một chiếc áo trắng Rửa Tội”, “mặc
lấy con người mới, được Thiên Chúa
tạo dựng và tái sinh trong công chính và thánh thiện”.
Phải,
thưa anh chị em, Giáo Hội là một “Bữa Tiệc của
người tội lỗi”, nhưng là những
người tội lỗi tin tưởng vào Chúa Kitô và
ơn cứu độ Ngài đem đến. Tình
thương đòi hỏi tình thương đáp
đền, mới xứng đáng dự vào bữa
tiệc tình thương.
Anh chị em thân
mến,
Thánh
lễ là một bữa tiệc của Chúa. Giáo
Hội là tập thể những người
được mời dự tiệc, không phân biệt giai
cấp giàu nghèo, màu da, ngôn ngữ. Lời
Chúa và Mình Thánh Chúa là những món ăn “có chất
lượng”. Áo cưới trong trắng Chúa đã ban
cho chúng ta trong bí tích Rửa Tội và Giải Tội là
điều kiện xứng đáng dự Tiệc Thánh này. Và Tiệc Thánh hôm nay bảo đảm cho việc
dự tiệc cưới trong Nước Trời mai sau.
|