Chiếc áo cưới
Không ai biết
đích xác được là con người đã bắt đầu biết may mặc từ thời nào, nhưng chắc chắn là rất xa
xưa. Cái mặc đã đi theo cái
ăn như là một trong
hai cách thế hiện thân độc đáo của loài người, và ngay từ
sớm, nó đã vượt ra ngoài cái
ý nghĩa sở đẳng là một vật dụng để che thân cho
kín đáo, cho ấm áp,
hầu mang lấy những ý nghĩa khác có tính cách
văn hoá, kinh tế, chính trị và tôn giáo.
Thực vậy,
cái áo có
thể cho chúng ta biết
được giai cấp, địa vị, nghề nghiệp, và thậm chí đến cả tư cách và
tính tình của một người. Người nông
dân nghèo không ăn
mặc như một cậu công tử thành
phố. Ông quan không mặc như người lính, thầy tu không
mặc như dân thường. Người con gái nết na
kín đáo thì không thích
ăn mặc hở hang khêu gợi. Người khiêm tốn không ăn
mặc loè loẹt phô trương. Cái áo do đó có
một vai trò, một ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người. Vì thế mà Chúa Giêsu đã
sử dụng nó như một
hình ảnh để nói lên cái tư
cách của một người công dân Nước
Trời.
Bài Tin Mừng
vừa nghe ghi lại hai
dụ ngôn. Dụ ngôn tiệc
cưới và dụ ngôn chiếc
áo cưới. Hai dụ ngôn
này, nguyên thuỷ có lẽ
đã được
Chúa Giêsu nói trong hai
trường hợp
riêng biệt, nhưng đã được Matthêu chắp lại thành một đề tài chung vì
thấy có liên hệ với
nhau.
Dụ ngôn thứ nhất ám chỉ dân
Do Thái là dân hai lần
được mời
gọi tham dự tiệc cưới, nhưng họ đã từ chối và không những
thế, họ còn sát hại
những sứ giả của Thiên Chúa. Bởi đó cuối
cùng, Ngài lại sai các
sứ giả đi khắp các ngả đường
để mời gọi tất cả mọi người, không phân biệt tốt xấu. Tuy nhiên lời mời gọi ấy đã được đưa
ra với điều kiện là phải sám
hối, phải hoán cải, phải đổi đời.
Sám hối,
hoán cải hay đổi đời được diễn tả qua dụ ngôn chiếc áo cưới, là dụ ngôn
thứ hai đã được ghi lại. Như chúng ta đã
nói cái áo
không phải chỉ là một
đồ dùng để che thân mà còn
là một trang phục, nghĩa là một
phương tiện
tô điểm, đánh giá con người, nói lên địa vị, nghề nghiệp cũng như tư cách của một con người. Đã hẳn tuyệt đối mà nói, cái
áo không làm nên thầy
tu, nhưng bình thường thì thầy tu vẫn có
cái áo của
thầy tu.
Nhưng lính có cái áo
của người lính hay ít ra
thầy tu không được ăn mặc
loè loẹt diêm dúa.
Ngoài ra cái
áo còn là
điều kiện để cho con người nhập cuộc với tha nhân: không
ai ở trần và và mặc
quần xà lỏn mà đi
ăn đám
cưới, trái lại không ai mặc bộ
đồ vét mà lại đi
hôi cá dưới
ao.
Khi Chúa Giêsu
dùng dụ ngôn chiếc áo cưới để nói về những điều kiện mà kẻ đón
nhận Tin Mừng phải có để
được vào Nước Trời, dĩ nhiên Ngài
không muốn nói đến cái áo theo
nghĩa thông thường mà là nói tới
cái thái độ bên trong, tới những đức tính, hay nói đúng
hơn đến cái tinh thần
mà người đó phải có. Nói theo thánh Phaolô thì mặc
áo cưới ở đây là mặc
lấy con người
mới được
dựng nên theo hình ảnh
Thiên Chúa. Hay nói một
cách mạnh mẽ hơn, đó là hãy
mặc lấy Đức Kitô.
Mặc lấy Đức Kitô là mang những tâm tình của
Ngài, là sống hiền từ và khiêm
tốn, biết chia sẻ nỗi
bất hạnh của người anhem, biết yêu thương cho đến cùng như Chúa
Giêsu đã yêu thương chúng ta và
hiến mạng sống mình vì chúng ta.
Mặc lấy Đức Kitô là nên giống Ngài, đó là chiếc áo cưới mà tất cả
những ai được nghe Tin Mừng và đón
nhận lời mời vào Nước
Chúa phải mặc lấy. Thế nhưng, có mấy ai
trong chúng ta đã thực
sự mặc lấy Đức Kitô như thế
hay chưa?
|