Chóp đỉnh
của sự đau khổ!
(Suy niệm của P. Trần Đình Phan Tiến)
Kính thưa quý vị! Suy tư về
Thánh giá là suy tư về cuộc khổ nạn của
Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm Người. Vì
thế, không ai có thể suy cùng, hiểu tận một
mầu nhiệm quá lớn lao đối
với nhân loại, là mầu nhiệm Thập giá.
Vâng! Bản thân Thập giá không có gì
để suy tôn, nhưng chúng ta suy tôn về một mầu
nhiệm của đau khổ, nơi đó Thiên Chúa
muốn cứu độ nhân loại. Tại sao Thiên
Chúa lại muốn cứu độ con người qua
mầu nhiệm Thập giá? Thưa, chúng ta hãy so sánh hai
vấn đề: ĐAU KHỔ và TÌNH YÊU.
Tình yêu càng lớn, đau khổ
càng nhiều.
Đó là quy luật, mà từ khi biết có tình yêu , người ta đã biết điều
nầy. Bởi vì khi yêu, người ta mới đủ
nghị lực cũng như can đảm để gánh
lấy đau khổ. Còn nếu thiếu
hương vị của tình yêu, người ta không
thể gánh lấy đau khổ đến cùng.
Vâng! Với ý nghĩa đó, con người đôi lúc
rất sợ “yêu”, bởi vì giá trị của tình yêu
gắn liền với đau khổ. Nhưng
khởi nguyên, Thiên Chúa không tạo ra đau khổ, đau
khổ chỉ có mặt khi có sự đối nghịch
với Thiên Chúa. Như vậy, cho
thấy, đau khổ là hệ lụy của sự
chống lại Thiên Chúa. Từ đó,
chúng ta hiểu được Thiên Chúa là sự hoan lạc
vô biên, vì tận cùng của sự sống không phải là
đau khổ. Như vậy, có mâu thuẫn khi nói:
“Thiên Chúa là tình yêu”? Thưa hoàn toàn không.
Bởi vì , nơi Thiên Chúa không có sự đau khổ, vì
Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống. Đau khổ
chỉ gắn liền với cái chết, chết tâm linh và
chết thân xác.
Như vậy, vấn đề cứ quẩn quanh,
lúc thì nói: Tình yêu gắn liền với đau khổ. Lúc
thì nói: Đau khổ gắn liền với cái chết. Và
người ta thường nói: “Chỉ có cái chết
mới hết khổ”. Như vậy, hệ
lụy của đau khổ chỉ có nơi thân xác?! Còn linh hồn thì sao?! Thưa,
linh hồn chính là bảo tồn của sự sống.
Ai cũng biết, sự sống nơi
thế gian không là vĩnh cửu. Vậy
sự sống vĩnh cửu ở đâu, nếu như
không ở nơi có Thiên Chúa hiện hữu? Nhưng:
“Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người
, Đấng từ trời mà xuống” (Ga 3,13).
Như vậy, vấn đề nằm ở nơi:
“Đấng từ trời mà xuống”.
“Đấng từ trời mà
xuống” đã gánh lấy đau khổ cho nhân loại. Như vậy, tình
yêu được nối kết và hiện hữu giữa
nhân loại, nhờ “Đấng từ trời mà
xuống”. Nên chi, chúng ta nói: “Thập giá là nơi tình
yêu ngự trị”, bởi vì Thập giá không còn đơn
thuần là nơi biểu thị sự đau khổ
đơn phương. Mà là nơi đã có
“Tình yêu” đồng hành. Vì đau khổ
và nhục nhã nơi Thập giá đã được Thiên
Chúa đóng ấn bởi Người Con Một của
Thiên Chúa là đấng cứu chuộc Giêsu-Kitô. Vì:
“Như ông Môi-sen đã giương cao con rắn trong sa
mạc, Con Người cũng sẽ phải
được giương cao như vậy” (c 14). Để làm gì? Thưa ,
“để ai tin vào Người thì được sống
muôn đời” (c15).
Từ đó, tình yêu
được gắn kết với đau khổ, vì tình
yêu đã tự nguyện gánh lấy đau khổ. Đau khổ không chỉ là án phạt của nhân loại, mà là nơi
đó tình yêu đã song hành. Như vậy,
Thập giá là nơi sự chết đã được
“đóng đinh” nhân danh Đấng từ trời mà
xuống. Đồng nghĩa, mọi sự khổ
đau của nhân loại cũng được đóng
đinh vào Thập giá, khi chúng ta nhìn lên Đấng đã
được đóng đinh, được treo lên,
được đâm thâu, chúng ta tin vào Người thì chúng
ta được cứu độ.
Tình yêu và đau khổ không còn mâu
thuẫn với nhau nữa, mà là đã song hành với nhau. Điều đó có nghĩa là
Thiên Chúa đã biểu lộ rõ ràng tình yêu của Ngài cho nhân
loại. Chúa Giêsu không còn mãi trên Thập giá
với sự chết của nhân loại. Nhưng từ đó, Người đã biểu
dương quyền sống của Thiên Chúa và Đấng
là Con Thiên Chúa cho mọi kẻ tin vào Người.
Như vậy, có thể nói tình
yêu và đau khổ đã được Đấng từ
trời mà xuống quân bình bởi sự hóa giải của
Người.
Từ đó , chúng ta nhận thấy
rằng: Chóp đỉnh của Đau khổ chính là
Thập giá. Nhưng Thiên Chúa đã dạy cho chúng ta
rằng: Đau khổ của Thập gía sinh ra hoa trái, vì
nơi đó không còn là sự trừng phạt của Thiên
Chúa, mà là nơi đó tình yêu của Thiên Chúa đã biểu
lộ và chuẩn nhận.
Con Rắn Đồng ngày xưa là biểu
tượng của sự tha thứ của Thiên Chúa, nó
chỉ là một vật tượng trưng về lòng xót
thương của Thiên Chúa, chứ nó không phải là linh
vật, nó không có sức mạnh cứu độ, nó
chỉ nhờ vào Lời phán dạy Thiên Chúa mà thôi!
Nhưng Đấng từ trời mà xuống
được giương lên trên Thập giá thì tất
cả nhân loại được “cứu”, từ đó
Thập giá và sự đau khổ của nó không còn là
sự đau khổ đơn thuần, mà là nơi tình yêu
ngự trị. Vì vậy, nơi đó
được gọi là THÁNH GIÁ nơi treo Đấng
Cứu Độ trần gian. Chúng ta hãy
đến mà thờ lạy.
Lạy Chúa Giêsu, xin
thương xót chúng con. Amen.
|