Đức Giêsu Kitô và
Thánh Phêrô
(Suy niệm của
Lm. FX.
Vũ Phan Long)
1.- Ngữ cảnh
Với đoạn
Tin Mừng này, chúng ta đi tới trung tâm của TM I.
Lần đầu tiên Đức Giêsu hỏi các môn
đệ về bản thân Người và Phêrô đã minh
nhiên tuyên xưng tư cách Mêsia của Đức Giêsu. Câu
trả lời vang lên như một điểm tới và
như hoa quả của hoạt động trước
đây của Đức Giêsu. Đồng
thời câu trả lời cũng là tiền đề cho
nhiệm vụ mà Người sẽ ký thác cho Phêrô. Toàn bản văn là chứng từ duy nhất
về lập trường lạ lùng và về uy quyền
của Đức Giêsu.
Đây cũng là
lần đầu tiên Đức Giêsu loan báo các đau
khổ và sự sống lại của Người. Cuối cùng, ngay sau
đoạn văn này, bài tường thuật tập trung
vào đề tài cuộc Khổ Nạn (x. 17,22-23;
20,17-19).
2.- Bố cục
Bản văn có
thể chia thành ba phần:
1) Câu hỏi về chân tính Đức
Giêsu (16,13-16):
a) Ý kiến của
dân chúng (cc. 13c-14),
b) Ý của của
các môn đệ (đại diện là Simôn Phêrô) (cc. 15-16);
2) Tuyên bố về tư cách của
Phêrô (16,17-19);
3) Kết: Lệnh cấm (16,20).
Bản văn này có
một chức năng quan trọng trong toàn tác phẩm. Không những nó
nhắc lại các ký ức ở 14,2.5
(c. 14), 14,33 (c. 16) và 13,16-17 (c. 17), mà còn đặc biệt
gợi tới bản văn căn bản nói về
mạc khải của Con Người, 11,25-27. Bản
văn này mở đầu không những cho 18,18
(c. 19b.c) và cho 23,13 (c. 19a), nhưng đặc biệt
cảnh mạc khải trước Thượng Hội
Đồng ở 26,61-64).
Bản văn này
cũng liên kết chặt chẽ với đoạn 16,21-28, để tạo thành một cấu
trúc chuyển hoán:
a) cc. 13-15;
b) cc. 16-19
c) c. 20
c’) cc. 21-22
b’) cc. 22-23
a’) cc. 24-28
3.- Vài điểm chú
giải
- Thầy là
Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống (16): Khi so với câu
tuyên xưng ngắn ngủi trong Mc (8,29), các nhà chú giải
có nhiều ý kiến về bản văn Mt: (a) Mt đã
tuyên xưng thần tính của Đức Giêsu (Benoit); (b) Mt
chỉ tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Mêsia mà
thôi; (c) Mt đã nối dài lời tuyên xưng là để
tránh những âm vang quân sự chính trị của danh
hiệu Mêsia (Viviano). Cũng khó mà chọn hẳn ý kiến
nào, bởi vì cũng rất có thể lời tuyên xưng
lúc đầu chỉ nói về Đấng Mêsia (như Mc 9,29 và Lc 9,20), đã được
“đọc lại” dưới ánh sáng cuộc Phục Sinh
và diễn giải theo chiều hướng một lời
công bố về thần tính của Đức Giêsu. Ngày hôm
nay, chúng ta hoàn toàn có thể và phải hiểu theo nghĩa này.
- không
phải phàm nhân (17): dịch sát là “thịt và máu”. Đây là
một kiểu nói Híp-ri để chỉ các tài nguyên
của con người tự nhiên, các sức lực riêng
của con người
- Phêrô, nghĩa là Tảng
Đá (18): Ta hiểu được kiểu chơi
chữ này do biết từ A-ram gốc là kepha ở nam tính.
- Hội Thánh (18): Từ ngữ Hy
Lạp ekklêsia chưa có tất cả ý nghĩa định
chế như từ ngữ “Hội Thánh” sau này. Do đó,
từ Hội Thánh dù được dùng để dịch
từ ekklêsia, không cung cấp ý nghĩa
nguyên thủy cho từ ekklêsia. Hầu chắc ekklêsia
dịch từ cụm từ Híp-ri qahal Yhwh, mà Bản LXX
diễn ra là ekklêsia tou theou (x. Cv 7,38).
Cộng đoàn Kitô hữu là Israel chân chính đã nên
hiện thực (x. 10,1.5), là cuộc quy
tụ dân tuyển chọn của thời cuối cùng.
- chìa khóa Nước
Trời (19): Ta nhớ đến Is 22,22 trong đó
nhắc lại lời Thiên Chúa nói là Ngài sẽ đặt
chìa khóa trên vai Engiakim để ban cho ông quyền mở và
đóng cửa vào hoàng cung, tức quyền cho phép hoặc ngăn
cản nhà vua ra vào. Trong sách Kh (3,7), chính
Đức Giêsu tự giới thiệu như là
Đấng nắm chìa khóa nhà Đavít. “Nước
Trời” là một công thức Mt song song với ekklêsia
của câu trước. Đây vẫn là một
thực tại duy nhất nhưng nhìn theo
những trương độ khác. Nước
Trời vượt quá các biên cương (lịch sử)
của ekklêsia; đây không phải là một định
chế mà là sự thể hiện ơn cứu độ.
- ràng buộc và tháo cởi
(19): Đây là ngôn ngữ của các trường phái kinh
sư. “Ràng buộc hoặc tháo cởi” có
nghĩa là đảm nhận một nhiệm vụ
ngăn cấm hoặc cho phép về những điểm
còn gây tranh cãi trong giáo huấn chính thức. Hai động từ này cũng có nghĩa là tuyên
bố một giáo thuyết là đúng hay sai lạc, một
kiểu thực hành luân lý là hợp pháp hay không hợp pháp.
Họa hoằn lắm công thức này mới
có nghĩa là loại trừ khỏi cộng đoàn
hoặc nhận vào lại.
4.- Ý nghĩa của
bản văn
* Câu hỏi về chân tính Đức Giêsu (13-16)
Khi đến
miền Xêdarê Philípphê, Đức Giêsu không xin các môn
đệ cho ý kiến về Bài Giảng trên núi hoặc
về phần nào đó của công trình Người;
Người hỏi họ là họ nghĩ gì về bản
thân Người. Câu hỏi đã cho thấy
rằng đối với Đức Giêsu, điểm này
có tầm quan trọng quyết liệt. Người
muốn đưa các ông đến chỗ hiểu biết
rõ ràng về Người và mộtlời tuyên xưng
đức tin không mập mờ vào Người. Tất cả ý nghĩa củasự hiểu
biết này tuỳ thuộc Người là ai. Ở
tại trung tâm, ta không thấy lời loan báo về
Người, nhưng có bản thân Người.
Ngay dân chúng cũng có
một ý kiến cao trọng về Người, nhưng
không nhận ra vị trí đặc biệt của
Người. Nếu Người chỉ là một ngôn
sứ, thì Người là một ngôn sứ giữa biết
bao vị khác: trước Người, đã có nhiều
vị đến rồi, và sau Người sẽ có
thể có nhiều vị khác đến nữa. Ngược lại, Phêrô nhận biết tư
cách của Đấng hoàn toàn đặc biệt
đối với loài người và tương quan
của Đấng hoàn toàn đặc biệt với Thiên
Chúa. Trong tư cách Mêsia, Đức Giêsu là Vị Vua và
Mục Tử duy nhất, cuối cùng và vĩnh viễn
của dân Israel, đã được Thiên Chúa cử
đến để ban cho dân này và toàn thể nhân loại
sự sống dồi dào. Trong tư cách là Con, Người
sống với Thiên Chúa mộttương quan duy nhất,
với đặc điểm là sự hiểu biết
hỗ tương và sự bình đẳng với nhau (x. 11,27). Vị Thiên Chúa ấy là vị Thiên Chúa
hằng sống, vị Thiên Chúa duy nhất chân thật và
thực hữu, là sự sống nơi chính mình, đã
tạo thành mọi sự sống và đã chiến
thắng sự chết bằng quyền lực của
Ngài. Là Đức Vua và Mục Tử, Thiên Chúa
phải dấn thân phục vụ sự sống của dân
Ngài. Phêrô nhận biết Đức Giêsu
là Đấng Mêsia có liên hệ mật thiết với chính
quyền lực sự sống, với Thiên Chúa hằng
sống.
* Tuyên bố về tư cách của Phêrô (17-19)
Do lời tuyên xưng ấy, Simôn
được tuyên bố là có phúc. Đức Giêsu ngỏ
lời với ông bằng cách gọi tên và tên họ ông,
tức là thể theo đúng thực tại nhân loại và
nguồn gốc của ông, và tỏ cho ông biết ân ban phi
thường đã làm cho ông có thể tuyên xưng như
thế: chính Cha trên trời đã ban cho ông sự hiểu
biết ấy (“mạc khải”, apekalypsen. Xem 11,27; 17,5); sự hiểu biết này,
người ta không thể đạt tới bằng
sức loài người (“thịt và máu”). Simôn
không chỉ được Đức Giêsu kêu gọi
(4,18t), mà còn được Chúa Cha tuyển chọn từ trước.
Do đó, ông có phúc; ông có mọi lý do để vui lên.
Đức Giêsu
ngỏ lời với Simôn bằng mộttên mới và loan
báo mộtnhiệm vụ mới. Người
gọi ông là “Phêrô”, nghĩa là tảng đá. Ở Ga 1,42 và trong các thư Phaolô, tên này có dạng
gốc A-ram là “Kêpha”. Tên này là mộtsáng
tạo mới của Đức Giêsu. Như
người cha xác thịt đặt tên cho con, Thiên Chúa
hoặc mộtngười có quyền thế có thể ban
mộttên mới cho mộtngười đã đi vào
một cuộc sống mới do một nhiệm vụ
mới (x. St 17,5.15; Ds 13,16; 2 V 24,17). Với lời tuyên
xưng do Chúa Cha ban và với mộtnhiệm vụ mới
do Đức Giêsu trao, có thể nói mộtcuộc sống
mới đã bắt đầu với Simôn. Đức
Giêsu trong tư cách Đức Chúa ban cho ông mộttên liên
hệ đến bản chất của nhiệm vụ
của ông.
Nhiệm vụ này
được mô tả với ba hình ảnh. (1) Phêrô là tảng
đá, trên đó Đức Giêsu sẽ xây dựng Hội
Thánh Người (c. 18). Hội Thánh, cộng đoàn
những người tin vào Đức Giêsu, diễn tả
cùng mộtlời tuyên xưng như Phêrô, ở đây
được ví với mộttòa nhà. Đức
Giêsu sẽ dựng lên tòa nhà, nhằm quy tụ các tín
hữu Người. Nền móng của
tòa nhà này là đích thân Phêrô, như mộtcon người
sống, đã được Thiên Chúa ban cho lời tuyên
xưng chân thật. Ông phải cung
cấp sự chắc chắn và bền bỉ cho cộng
đoàn các tín hữu. Với cộng đoàn này,
Đức Giêsu hứa ban cho sự bền bỉ
trường tồn: quyền lực sự chết và
sự tàn tạ sẽ không chạm tới cộng đoàn
này được.
Với hình ảnh (2) các chìa khóa (c. 19),
Đức Giêsu không muốn nói rằng Phêrô được
giao cho nhiệm vụ giữ cửa trời, nhưng
được đặt như là người quản lý
thay mặt chủ nhà và hành động theo sự ủy
quyền của ông chủ (x. Is 22,22).
Trong cộng đoàn các tín hữu, ông phải hành
động thay cho Đức Chúa; (3) ông phải ràng
buộc và tháo cởi (c. 19b); thậm chí ông có quyền và có
nhiệm vụ tuyên bố điều gì bị cấm và
điều gì được phép đón vào trong cộng
đoàn Hội Thánh. Trong Bài Giảng trên núi và trong các giáo
huấn khác, Đức Giêsu chỉ bận tâm tỏ bày ý
muốn của Thiên Chúa và trình bày cho thấy những cách
sống cần thiết để được vào
Nước Trời (x. 5,20; 7,21). Phêrô phải tiếp tục nhiệm vụ này.
Giáo huấn của ông đòi hỏi đến mức có
thể loại trừ khỏi cộng đoàn những ai
không theo và có thể đưa trở
lại cộng đoàn những ai hối lỗi.
Đức Giêsu không bỏ mặc cộng đoàn các tín
hữu, nhưng ban cho cộng đoàn này mộtngười
lãnh đạo có uy quyền lớn lao.
* Kết: Lệnh cấm (20)
Niềm tin của
đám đông rõ ràng còn phiến diện, nhưng niềm
tin của các tông đồ cũng chưa hoàn chỉnh. Nhất là trong Mc (“Thầy là Đức Kitô”) và
trong Lc (“Thầy là Đức Kitô của Thiên Chúa”), niềm
tin ấy dường như còn bám rễ vào mộtquan
niệm Thiên Sai ái quốc và duy quốc gia. Do đó
đến cuối Đức Giêsu đã buộc các ông
phải im lặng, không được nhắc đến
các khẳng định ấy (Mc 8,30; Lc
9,21). TM Mt cũng có lệnh cấm
tương tự, bởi vì một lời tuyên xưng
đúng đắn vẫn không đảm bảo cho một
đức tin trung thực. Và điều này
được chứng minh ngay sau đó, qua phản
ứng của Phêrô khi nghe Đức Giêsu loan báo
Thương Khó (x. 16,22).
+ Kết luận
Do sự kiện là
qua trung gian Phêrô, các tông đồ khám phá ra ý nghĩa của
danh xưng huyền bí “Con Người” và nhìn nhận
Đức Giêsu là Đấng Mêsia siêu việt, các ông đã
tách ra khỏi những người Do Thái không tin, các ông
đã trở thành phần “Dư tồn” từng
được các ngôn sứ loan báo và hứa sẽ
được nhận ơn cứu độ. Từ đó, Đức Giêsu có thể giao phó cho
Phêrô quyền “ràng buộc” và “tháo cởi”. Do
mộtsự hạ cố đầy ưu ái của Thiên
Chúa, quyền chìa khóa này dựa trên đức tin của
Phêrô, vừa là người có tội vừa là người
có đức tin.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Hội Thánh, cộng đoàn các tín hữu,
vẫn thuộc về Đức Kitô; chính Người quy
tụ, xây dựng, điều khiển, còn Phêrô là tảng
đá trên đó các yếu tố khác nhau của Hội Thánh
được thu gom lại và kết cấu hài hòa. Nhưng chính vì thế, vai trò của Phêrô rất
quan trọng. Trong Hội Thánh trần
thế, là con đường đưa tới Nước
Trời, không phải mọi sự đều tinh trong
hoặc đã hoàn tất. Phêrô có vai trò
phục vụ sự biện phân. Chính
ông phê phán là các thành viên Hội Thánh đang sống phù
hợp với dự định của Đức Kitô hay
không.
2. Bảo rằng mình có thể đi tới
với Đức Kitô không cần qua Hội Thánh, bảo
rằng mình có thể trực tiếp tự mình gặp
Đức Giêsu không cần nhờ đến Giáo Hội,
là liều lĩnh. Làm như thế là xây dựng cho mình
mộtĐức Kitô theo tầm mức của mình, là
tưởng tượng ra mộtĐức Chúa cho vừa
vặn với lòng dạ mình, là từ khước
Đức Giêsu như Người đã tự mạc
khải ra cho chúng ta.
3. Quyền chìa khóa được ban cho các
mục tử là để phục vụ việc đi theo Đức Kitô, trở thành môn đệ
của Người, chứ không phải là quyền sinh sát
trên đoàn chiên. Quyền này được trao ban
để phục vụ sự sống, chứ không
phải để ép buộc đoàn chiên phải đi theo sở thích hoặc ngẫu hứng
của riêng mình. Quyền bính là phương
tiện phục vụ sự tăng trưởng
(auctoritas, do động từ augere có nghĩa là “làm lớn
lên”).
4. Hội Thánh là thực tại nhỏ bé
nhất, nghèo hèn nhất, yếu đuối nhất, vì quy
tụ quanh mộtmáng cỏ và mộtcây thập giá.
Nhưng Hội Thánh cũng là thực tại cao cả
nhất, giàu có nhất, vinh hiển nhất, mạnh mẽ
nhất, bởi vì con trẻ sinh ra trong máng cỏ, con
người chịu đóng đinh trên đồi Sọ,
đã sống lại, và đang hiển trị trên muôn loài
muôn vật.
5. Trong buổi tiếp kiến ngày 7-6-2006, Đức giáo hoàng Bênêđitô XVI đã
dạy: “Anh là Phêrô, và trên tảng đá này Thầy sẽ
xây Hội Thánh của Thầy… Thầy sẽ trao cho anh chìa
khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm
buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm
buộc như vậy; dưới đất, anh tháo
cởi điều gì; trên trời cũng sẽ tháo cởi
như vậy”. Ba ẩn dụ Đức Giêsu vận
dụng rất rõ ràng: Phêrô sẽ là nền móng, đá
tảng, trên đó tòa nhà Hội Thánh dựa vào; ngài sẽ
có chìa khóa Nước Trời để mở ra hay đóng
lại cho người nào mà ngài thấy dường như
là đúng; cuối cùng, ngài có thể cầm buộc
hoặc tháo cởi, theo nghĩa là ngài có thể quy
định hoặc cấm đoán điều gì ngài
nghĩa là cần thiết đối với đời
sống Hội Thánh, hiện là và vẫn là Hội Thánh
của Chúa Kitô.
Sau cuộc Phục
Sinh, ta cũng thấy sự cao trọng ấy mà
Đức Giêsu đã muốn gán cho Phêrô (Mc 16,7;
Ga 20,2.4-6)… Trong số các tông đồ, Phêrô sẽ là
chứng nhân đầu tiên về cuộc hiện ra
của Đấng Phục Sinh (Lc 24,34; 1
Cr 15,5). Vài trò của ngài, được cương
quyết nêu bật (Ga 20,3-10), ghi dấu sự nối
tiếp giữa tư cách cao trọng ngài đã có trong nhóm
các tông đồ và sự cao trọng ngài sẽ tiếp
tục có trong cộng đoàn sinh ra với các biến
cố Phục Sinh… Nhiều bản văn chìa khóa liên
hệ đến Phêrô có thể đưa trở lại
khung cảnh là Bữa Tối cuối cùng, trong đó
Đức Kitô ban cho Phêrô tác vụ là củng cố anh em
(Lc 22,31t)… Việc đặt vị trí tối thượng
của Phêrô vào khung cảnh là Bữa Tối cuối cùng,
vào lúc thiết lập Bí tích Thánh Thể, Cuộc
Vượt Qua của Chúa, cho thấy thêm nữa ý nghĩa
tối hậu của vị trí trí tối thượng
ấy: cho mọi thời, Phêrô phải là người gìn
giữ sự hiệp thông với Đức Kitô. Ngài phải đưa đến sự hiệp
thông với Đức Kitô. Ngài phải quan tâm
để tấm lưới đừng bị rách (Ga 21,11) và nhờ thế, sự hiệp thông
phổ quát có thể trường tồn. Chỉ
nhờ ở cùng với nhau, chúng ta mới ở với
Đức Kitô, là Chúa của mọi người. Như thế trách nhiệm của Phêrô là bảo
đảm sữ hiệp thông với Đức Kitô
bằng tình bác ái của Đức Kitô, bằng cách
đưa đến chỗ thực hiện tình bác ái này
trong đời sống mỗi ngày. Chúng ta hãy cầu
nguyện để cho vị trí tối thượng
của Phêrô, được ký thác cho những con
người nghèo hèn, có thể được thực thi
theo nghĩa nguyên thủy như Chúa muốn, và như
thế để cỏ thể ngày càng được
nhận biết theo nghĩa đúng dắn bởi các anh em
chưa hoàn toàn hiệp thông với chúng ta”.
|