8 bệnh do tức giận mà ra
Mọi
người đều biết tức giận sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe nhưng cụ thể là
những bệnh gì và nó gây hại ra sao?
1.
Nám da
Khi
tức giận, một lượng máu lớn sẽ dồn lên não, nguyên nhân là do lượng ô-xy trong
máu giảm, độc tố tăng cao. Độc tố sẽ kích thích nang lông phát triển, dẫn đến
viêm quanh nang lông ở các mức độ khác nhau, từ đó xuất hiện các vết nám trên
mặt.
Lời
khuyên: Khi gặp phải những chuyện không vui, bạn hãy hít một hơi thật
sâu, dang hai tay ra để điều tiết cơ thể để loại bỏ các độc tố.
2.
Lão hóa tế bào não
Khi
một lượng máu lớn dồn lên não, nó sẽ tạo sức ép cho động mạch. Lúc này hàm
lượng độc tố trong máu tăng mạnh, lượng ô-xy giảm xuống mức thấp nhất. Các tế
bào não sẽ giống như như bị trúng thuốc độc vậy.
Lời
khuyên: Như trên
3.
Loét dạ dày
Tức
giận dẫn đến các dây thần kinh giao cảm bị kích thích hưng phấn, ảnh hưởng
trực tiếp đến tim và động mạch, khiến cho lượng máu lưu thông trong đường tiêu
hóa bị giảm, quá trình lưu thông diễn ra chậm, gây kém ăn, dần dần sẽ dẫn đến
bệnh loét dạ dày.
Lời
khuyên: Mát-xa vùng bụng khi căng thẳng
4.
Thiếu máu cơ tim
Một
lượng máu lớn dồn lên não và toàn bộ khuôn mặt, khiến cho lượng máu về tim
giảm gây thiếu máu cơ tim. Trong khi đó, hoạt động của tim vẫn phải đảm bảo
nên lúc này sẽ phải làm việc hơn bình thường gấp nhiều lần, dẫn đến nhịp tim
đập bất thường.
Lời
khuyên: Nhớ lại những kỷ niệm vui đã có trước đây để nhịp tim trở lại
bình thường.
5.
Gan bị tổn thương
Khi
tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một chất có tên là Catecholamine. Chất này tác
động đến hệ thần kinh trung ương khiến cho huyết áp tăng cao, tăng cường phân
hủy axit béo, các độc tố trong máu và gan cũng tăng theo tương
ứng.
Lời
khuyên: Hãy uống 1 cốc nước khi tức giận. Nước sẽ “rửa trôi” các axit béo
tự do trong cơ thể, giảm bớt độc tố.
6.
Kích thích tuyến giáp
Khi
tức giận, hệ thống nội tiết trong cơ thể sẽ bị rối loạn, khiến cho hormone
tuyến giáp tăng tiết, theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh ở tuyến
giáp.
Lời
khuyên: Hãy ngồi xuống và thư giãn, nhắm mắt lại, hít thở thật sâu.
7.
Hại phổi
Khi
tâm trạng bị xúc động, nhịp thở sẽ rất gấp, phế nang liên tục mở rộng, ít co
giãn, đồng thời cũng không thể thư giãn và nghỉ ngơi.
Lời
khuyên: Tĩnh tâm, từ từ hít-thở sâu 5 lần, để cho phổi được nghỉ ngơi và
thư giãn.
8.
Tổn thương hệ thống miễn dịch
Khi
tức giận, cơ thể sẽ theo mệnh lệnh của não tạo ra chất cortisol, hormone
stress. Nếu như chất này bị tích lũy quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ cản trở các
tế bào của hệ thống miễn dịch hoạt động, làm giảm sức đề kháng của cơ
thể.
Lời
khuyên: Nghĩ lại những hồi ức đẹp trước đây mình đã có, cố gắng lấy lại
trạng thái cân bằng lúc đầu.
5 bí quyết tha thứ
Nhân
vô thập toàn. Không ai lại không có lỗi. Vì vậy, sự tha thứ luôn cần
thiết, mọi nơi và mọi lúc. Càng tha thứ càng giảm bớt sự thù hận. Sự
tha thứ không chỉ tốt cho tinh thần mà còn tốt cho thể lý – ngăn ngừa bệnh.
Giáo
sư tâm lý học Everett Worthington, thuộc ĐH Virginia Commonwealth (Mỹ), nói
rằng sự tha thứ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Những người có “máu cừu địch”
dễ bị béo phì và kháng insulin – các yếu tố gây bệnh tiểu đường
và bệnh tim.
Các
nghiên cứu của Viện Sức khỏe cộng đồng tại California cho thấy rằng mức thù
hận cao gây nguy cơ tử vong gấp đôi so với các nguyên nhân
khác.
Ngoài
lợi ích về tinh thần, sự tha thứ còn lợi ích về thể lý. Nhất cử lưỡng
tiện.
Tâm
lý gia Worthington nói: “Sự tha thứ có thể làm giảm nguy cơ bị các chứng
rối loạn liên quan stress như hệ miễn nhiễm hoạt động sai chức năng, rối loạn
tự miễn nhiễm và ung thư”. Ông đưa ra 5 bí quyết tha thứ sau
đây:
Nhường
nhịn: Luôn
tích cực nhường nhịn, vì “một câu nhịn, chín câu lành”, để tránh lăng nhục
người khác hoặc trở thành nạn nhân. Nhường nhịn không có nghĩa là thua kém
hoặc yếu thế!
Cảm
thông: Tự
đặt mình vào vị trí của người khác để dễ cảm thông và khách quan nhìn nhận vấn
đề. Nếu không cảm thông thì không thể tha thứ.
Vị
tha: Bạn
rất hạnh phúc khi được tha thứ, vậy hãy trao tặng món quà tha thứ cho người
khác. Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn người khác làm cho
mình!
Cân
nhắc: Điều
này giúp bạn không quá lố, suy nghĩ và cân nhắc để xử lý tốt nhất trong mọi
tình huống.
Kiềm
chế: Luôn
biết kiềm chế “cái tôi”. Sự im lặng có vẻ “lạnh lùng” nhưng lại có thể giúp
bạn tránh tức giận và sợ hãi. Nhờ vậy mà bạn mặc nhiên tha
thứ.
|