MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Trường Nhạc Cung Đàn
Chủ Nhật, Ngày 29 tháng 6-2014

TRƯỜNG NHẠC CUNG ĐÀN
 
Âm nhạc là ngôn ngữ quốc tế – còn hơn cả Quốc tế ngữ (Esperanto), vì ai cũng có thể hiểu (cách chung hoặc riêng). Chắc chắn cuộc đời không thể thiếu âm nhạc, vì ai cũng có “máu nhạc”, dù người đó không thực sự yêu thích âm nhạc, nhưng mỗi khi nghe một nhịp điệu người ta vẫn nhịp chân, nhịp tay hoặc gật gù, điều đó chứng tỏ “chất nhạc” trong chúng ta.

Âm nhạc hiện diện khắp nơi, ở đâu chúng ta cũng thấy âm nhạc, nghe âm nhạc, cảm nhận âm nhạc,… Thật vậy, Thomas Carlyle nhận định: “Nếu bạn nhìn đủ sâu thì bạn sẽ thấy âm nhạc, trái tim của thiên nhiên là âm nhạc ở khắp nơi” (If you look deep enough you will see music, the heart of nature being everywhere music). Cũng có thể nói rằng âm nhạc là khoa học về cảm xúc. Trong tất cả mọi tiếng động, có lẽ âm nhạc là loại “tiếng động” ít khó chịu nhất – thậm chí là “thoải mái” nhất.

Âm nhạc mênh mông vô tận, dù chỉ gồm 7 nốt, nhưng đã và đang có biết bao tác phẩm âm nhạc đủ dạng. Âm nhạc thật kỳ lạ! Những tác phẩm nghệ thuật tạo nên nguyên tắc, nguyên tắc không tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Claude Debussy so sánh: “Âm nhạc là số học của âm thanh cũng giống như quang học là hình học của ánh sáng” (Music is the arithmetic of sounds as optics is the geometry of light).

Công giáo cũng “gắn liền” với âm nhạc, vì nhạc Bình Ca (Gregorian) là thánh nhạc chính của Giáo hội. Các nghi thức phụng vụ cũng luôn sử dụng âm nhạc. Hầu như trong mọi Thánh Lễ đều có hát, nhiều hay ít, cách này hay cách khác. Và không có Nhà Thờ nào (giáo xứ hoặc cộng đoàn tu trì) lại không có ca đoàn. Đó là niềm hãnh diện cho những người có “tâm hồn âm nhạc”.

Riêng Việt ngữ cũng khá đặc biệt, vì Việt ngữ vốn đã có “chất nhạc” được xác định qua các dấu giọng (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) với các thanh bằng và thanh trắc. Trong Việt ngữ đã có sẵn nhạc, nghe nói là nghe nhạc, mức độ âm nhạc tăng thêm nếu được diễn tả bằng thơ, vì thế thơ và nhạc là “họ hàng gần” với nhau. Việt ngữ là một lợi thế của người Việt.

Nhạc sĩ Richard Strauss nhận xét: “Giọng của con người là nhạc cụ đẹp đẽ nhất, nhưng cũng là nhạc cụ khó chơi nhất. Có thể tôi không là một nhà soạn nhạc ở hàng thứ nhất, nhưng tôi là nhà soạn nhạc đứng đầu ở hàng thứ hai” (The human voice is the most beautiful instrument of all, but it is the most difficult to play. I may not be a first-rate composer, but I am a first-class second-rate composer).

Đặc biệt là nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven xác nhận: “Tạ ơn Chúa, tôi viết được nhạc, còn ngoài ra tôi chẳng làm được gì khác”. Nói là nói vậy, nói vậy mà không phải vậy. Khi có triệu chứng điếc tai, ông đã soạn tác phẩm “Định Mệnh” lừng danh với những âm thanh và nhịp điệu diễn tả tiếng “gõ cửa số phận” của ông. Đa số các nhà soạn nhạc thiên tài đều là người có niềm tin Kitô giáo. Một điều kỳ lạ!

Trường nhạc không nhiều, thậm chí là hiếm – như Nhạc viện Thành phố (đường Nguyễn Du, Q. 1, TPHCM). Do đó sự “ra đời” của Trường Nhạc CUNG ĐÀN là một nỗ lực đáng khích lệ. “Âm nhạc là ánh sáng của cuộc sống”, đó là câu “châm ngôn” của Trường Nhạc CUNG ĐÀN. Được biết, trường này được thành lập ngày 18/4/2014, tọa lạc tại địa chỉ: 98 Nguyễn Hồng Đào, P. 14, Q. Tân Bình, TPHCM.

Trường chuyên đào tạo các bộ môn như piano, organ, guitar, trống, múa, thanh nhạc (ca sĩ và nhóm ca), đồng thời còn có các lớp luyện thi tiếng hát truyền hình, tiếng hát phát thanh, tiếng hát mãi xanh,... do nhạc sĩ Vũ Đình Ân phụ trách (hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam và Hội âm nhạc TPHCM), cùng đội ngũ giáo viên chuyên trách giàu kinh nghiệm từ Nhạc viện thành phố và Đại học Saigon.

Trường Nhạc CUNG ĐÀN cũng có những lớp đặc biệt đào tạo những người có ý phục vụ Nhà Thờ, với các lớp như: Đệm đàn organ trong Nhà Thờ, hoà âm, chỉ huy, sáng tác,... do chính các nhạc sĩ Công giáo thuộc Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh hướng dẫn.

Học viên được ưu tiên chọn ngày giờ học phù hợp, được xếp lớp học theo trình độ. Mỗi nhóm lớp chỉ 2-3 học viên. Sau mỗi khóa học, học viên sẽ được thi và cấp chứng chỉ âm nhạc có giá trị theo chương trình của Bộ Giáo dục. Số điện thoại của trường: (08) 3949 0442.

Như đã nói, âm nhạc không chỉ quan trọng trong đời sống thường nhật, nhất là những khi cần thư giãn, âm nhạc còn cần thiết trong tôn giáo, như Thánh Phaolô nhắn nhủ: “Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa” (Ep 5:19). Không chỉ là ca hát như vậy mà là ca hát “trong mọi hoàn cảnh và mọi sự nhân danh Đức Giêsu Kitô” Cha” (Ep 5:20). Điều đó cho thấy âm nhạc quan trọng nên mới có vị trí đặc biệt trong phụng vụ và đời sống cầu nguyện của các Kitô hữu.

Thật vậy, Đức Maria có bài ca “Ngợi Khen” (Magnificat), Thánh Da-ca-ri-a (cha của Thánh Gioan Tẩy Giả) có bài ca “Chúc Tụng” (Benedictus), Thánh Si-mê-on có bài ca “An Bình Ra Đi” (Nunc dimittis), đặc biệt là khi Thánh Tử Giêsu giáng sinh “muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2:13). Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của âm nhạc trong cuộc sống đời thường và cuộc sống tâm linh.

Xin được hân hạnh giới thiệu Trường Nhạc CUNG ĐÀN. Hãy đến với CUNG ĐÀN để tận hưởng cuộc sống!

TRẦM THIÊN THU

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Sống Tích Cực (7/4/2014)
Cho Tới Khi Nào Con Người Thôi Tra Tấn Nhau? (7/4/2014)
Sống Hạnh Phúc Hơn (7/2/2014)
Đức Thánh Cha Trao Giây Pallium Cho Đức Cha Bùi Văn Đọc Và 23 Tổng Giám Mục Chính Tòa. (6/30/2014)
Kinh Truyền Tin Với Đức Thánh Cha: 29-6-2014 (6/30/2014)
Tin/Bài khác
Kitô Hữu Là Thành Phần Thuộc Giáo Hội (6/28/2014)
Đường Bóng (6/27/2014)
Kitô Hữu Là Thành Phần Thuộc Giáo Hội (6/25/2014)
Angelus Với Đtc: Biến Cuộc Sống Của Chúng Ta Thành Tấm Bánh (6/25/2014)
Hai Cuộc Đời (6/24/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768