B - Các
lên án của Hội Thánh Công giáo
Suốt dòng lịch
sử và tiếp nối giáo huấn của Kinh Thánh, Hội
Thánh vẫn luôn luôn không ngừng lên án những việc mê
tín dị đoan và ma thuật nêu trên kia.
Kitô
giáo kết án ngay từ thời đầu những việc
ấy :
+ Ông Tertullianô
(160-240) lên án những tay phù thủy, “vẫn làm xuất hiện
các bóng ma và làm ô danh những linh hồn người quá cố.
Chúng dùng trẻ con để bắt phải tuyên sấm. Bằng
những trò xảo thuật bịp bợm, chúng làm nhiều
việc thần kỳ, như để đùa bỡn”.
+ Trong những thế
kỷ đầu tiên của Kitô giáo, nhiều ông vua có đạo
đã ban chiếu chỉ trấn áp những thần dân nào
tham gia thực hành những điều mê tín dị đoan
để chiêu hồn.
+ Ngày 5-1-1585, Đức
Giáo Chủ Sixtô-Quintô, trong
Tông Hiến Coeli et terrae Creator (Đấng Tạo Thành trời
đất) đã chính thức
kết án những ai, nhờ thuật chiêu hồn, tìm cách
giao tiếp với các người chết.
+ Cách riêng về việc gọi hồn nhờ đồng
bóng hay thôi miên để xuất thần, Bộ Thánh Vụ (nay là Bộ Giáo Lý Đức
Tin) đã lên án ngày 28-7-1847 ; và sáu năm sau, trước sự
bành trướng của thuật thông linh (spiritisme =
thông thương giao tiếp với âm hồn người
đã chết), ngày 4-8-1856, lại ban hành những lời cảnh
cáo chính xác và nghiêm ngặt hơn [i], với
những lời lên án thường rất mạnh mẽ :
“Lơ bỏ ý muốn
chính đáng tìm tòi khoa học, để miệt mài tìm kiếm
chỉ vì tò mò, gây nguy hại lớn cho các linh hồn và
phương hại cho chính xã hội dân sự, có nhiều
người khoe khoang đã khám phá được một
phương thức để tiên báo và đoán được
tương lai. Đúng vậy, nhiều phụ nữ
không mấy đức hạnh đã tự nhận – khi miệt
mài thực hành việc mộng du hay việc nhìn thấu suốt
(claire-voyance = Thấu thị ? Huệ nhãn ??) như người
ta nói, bằng những thủ pháp không lương thiện
– rằng họ đã khám phá và tỏ lộ những sự
vô hình, bằng cách thuyết giảng về những vấn
đề tôn giáo, bằng cách gọi
hồn người chết, và lãnh được lời
chúng trả lời, bằng cách khám phá được
điều chưa từng biết hay xa xôi, và bằng
cách thực hành nhiều việc dị đoan đại
loại như vậy. […]
“Tựu trung, không
kể đến phần xảo thuật và ảo tưởng,
một khi người ta dùng những phương tiện
vật lý để đạt những hiệu quả
vượt trên tự nhiên, thì chắc chắn đó là phỉnh
lừa vô cùng bất hợp pháp và lạc đạo, đồng
thời đó là gương mù nghịch với luân thường
đạo lý”.
+ Mười năm sau, lại
có lần kết án mới do Công Đồng Baltimore (1866),
bởi lo sợ có sự can thiệp
của ma quỉ vào những hiện tượng thông
linh ấy : Sau khi đã chỉ trích những buổi họp
đồng bóng – bởi vì nhiều sự việc kỳ diệu
xảy ra ở đó chỉ có thể phát sinh do ảo giác
hay lường gạt – các Nghị Phụ của Công Đồng
nói tiếp : “Tuy nhiên, người ta khó có thể không nghi ngờ
rằng một số các sự việc ấy đã do
sự can thiệp của ma quỉ, vì không còn có cách
giải thích nào khác nữa”.
– Chúng ta cũng nên
biết điều này : chính các bậc thầy của thuật
thông linh cũng tuyên bố họ thường nhận thấy
hoạt động của những thần hạ cấp
lừa đảo và tác hại.
+ Bộ
Thánh Vụ cũng
lên án các việc giáng bút, cầu
cơ (ngày...-4-1878)... và...
+
Và đây là lời lên án chung
kết việc thông linh :
Được hỏi : “Có được
phép tham dự, dù có nhờ hay không nhờ đồng
cốt, hoặc có sử dụng hay không thuật thôi miên, vào
những cuộc đàm đạo hay những biểu thị
thông linh mà bên ngoài thấy có vẻ lương thiện
và đạo đức,
hoặc hỏi han
các âm hồn [ii]
hay các linh thần,
hoặc nghe những
lời chúng trả lời,
hoặc chỉ
quan sát mà thôi,
đang
khi trong lòng ta phản đối, một cách ngấm ngầm
hay công nhiên, rằng ta không muốn giao tiếp chút nào với
các ác thần không ?”
Bộ Thánh Vụ trả lời, ngày
24-4-1917 :
“Không, về hết mọi
điểm nêu trên” (Acta Apostolicae Sedis – Văn kiện
chính thức của Tòa Thánh – ngày 1-6-1917, tr.268).
Không còn có thể nghĩ có lời kết án nào chung kết
và tuyệt đối hơn. Giáo
Hội Công giáo chưa hề bao giờ rút lại lời kết
án ấy.
Nói chung, tất cả những
phương thế ma thuật, bói toán, gọi hồn, chiêu
hồn... để giao tiếp, để biết chuyện
người chết, và để biết tương lai hậu
vận, đều bị lên án.
- Những lý do của lời kết án ấy lộ
rõ từ những điều chúng ta đã nói về thuật
thông linh : nó đối nghịch trực tiếp với tất
cả các lời dạy của Kinh Thánh, của những
tín điều của Giáo Hội Công giáo và của đạo
lý thần học nói chung : nó chối phăng những tín
điều Kitô giáo về […..] số phận cố định
sau khi chết, về bản tính của Thiên đàng, về
hỏa ngục đời đời vĩnh viễn, về
luyện ngục, về xác loài người ngày sau sống
lại, v.v... và v.v...
Ngoài ra, thuật
thông linh còn bị Hội thánh coi là mở cửa cho ma quỉ
hoạt động, quả thật trong một số
trường hợp đã nhận thấy rõ ràng đúng
như thế. Chính vì thế, các Nghị Phụ của Công
Đồng Baltimore, năm 1866 kết án các buổi họp
thông linh, với lý do : “nghi ngờ rằng một số sự
việc lại đã do can thiệp của ma quỉ, vì
ngoài ra, mọi lời giải thích khác đều không đạt”.
ªªª
C - Sách Giáo Lý
Công giáo :
Tiếp nối truyền thống Thánh Kinh,
sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo cũng đưa ra những
chỉ thị cấm đoán rõ ràng và chi tiết :
Số 2112 :
“Điều răn thứ nhất lên án thuyết đa thần,
buộc con người không được tin vào thần
nào khác ngoài Thiên Chúa, không được tôn kính các thần
linh nào khác ngoài Thiên Chúa duy nhất. Thánh Kinh luôn nhắc lại
việc từ bỏ các ngẫu tượng “bằng vàng,bằng
bạc, do tay người làm ra…”. Các ngẫu tượng là
hão huyền…”
Số 2113 :
“Thờ ngẫu tượng là tôn thờ và kính bái một
thụ tạo thay vì Thiên Chúa, cho dù đó là thần linh hay
ma quỉ (giáo phái thờ Xa tan), quyền lực, khoái lạc,
chủng tộc, tổ tiên, nhà nước, tiền bạc
v.v…Ai thờ ngẫu tượng là mặc nhiên không nhìn nhận Thiên Chúa là Chúa tể
duy nhất, nên không thể thông hiệp với Thiên Chúa”
Số
2115 và 2116 : "Thái độ đúng đắn của
Kitô hữu là phó thác hoàn toàn trong tay Chúa Quan Phòng những gì
thuộc về tương lai và từ bỏ mọi thứ
tò mò thiếu lành mạnh trong lãnh vực này.” Vì thế :
“Phải loại bỏ mọi
hình thức bói toán : cậy nhờ Xa tan hay ma quỉ, gọi hồn người chết
hay những cách khác, nghĩ rằng sẽ
đoán được tương lai (x. Đệ nhị luật
18.10; Giêrêmya 29.8). Coi tử vi, chiêm tinh, xem chỉ
tay, giải điều mộng, xin xăm, bói toán quá khứ
vị lai, đồng bóng, là những hình thức che
giấu ước muốn có quyền trên thời gian, trên
lịch sử và trên cả con người, cũng như
ước muốn liên kết với các thế lực huyền
bí. Điều
này nghịch lại với lòng tôn kính và thần phục chỉ
dành cho mình Thiên Chúa.”
Số 2117 : “Ai muốn dùng ma thuật hay pháp thuật để chế ngự
các thế lực huyền bí, bắt chúng phục vụ
mình và nắm được quyền lực siêu phàm trên
người khác dù là để chữa bệnh, cũng
lỗi nặng nhân đức thờ phượng. Các việc
này càng đáng lên án hơn nữa khi có dụng ý hại
người, hay nhờ đến sự can thiệp của
ma quỉ.
“Mang bùa cũng
là điều đáng trách.
“Chiêu hồn thường đi kèm cả
bói toán hay ma thuật.
“Hội Thánh cảnh giác các tín hữu phải
xa lánh tất cả những điều ấy.
“Khi dùng các phương thuốc gia truyền,
không được kêu cầu các thế lực ma quỉ,
cũng như lợi dụng sự nhẹ dạ của
người khác.”
ªªª
·
Ý kiến
các thần học gia hiện nay : Các vị đều nhất trí coi như một tội trọng bất cứ một
toan tính tiếp chuyện nào do mình gợi lên với các kẻ
chết (âm hồn).
Chúng ta hãy trích dẫn
vài đoạn từ các sách giáo khoa thần học hợp
lệ nhất và được phổ biến rộng rãi
:
+ Sách của Lm Witrant, s.j. (số 485) : “Thực hành
thuật thông linh chắc chắn là điều phải kết
án rất nặng, mỗi khi người ta dự định
đem ma quỉ hay các người chết can thiệp vào một
cách nghiêm túc”.
+ Sách của các Lm. Hurth et Abellan, s.j., giáo sư Đại
học Viện Grêgoriô ở Rôma (số 717, p.I) : “Thuật
thông linh đích thực, nghĩa là việc thông giao thực
sự hay ít ra mới toan tính, với các linh thần hoặc
linh hồn đã lìa xác (âm hồn), là một tội nặng”.
+ Sách “Thần học luân lý giáo khoa” của Lm.
Prummer, o.p. (T.II, tr.423) : “Thuật thông linh theo nghĩa chính
xác, nghĩa là sự tiếp chuyện vô lối và
được gợi lên với các linh thần của một
thế giới bên kia, là việc tuyệt đối bất
hợp pháp”.
· Vậy, thật là sai lầm khi cho rằng Hội Thánh chỉ
khuyên đừng nên thực hành các điều đó.
Không ! Hội Thánh cấm đoán một cách tuyệt
đối nhất, và chúng ta không thể thực hành các
việc đó mà không phạm tội bất tuân nặng nề.
Hội Thánh cấm
chỉ tuyệt đối sự sử dụng các thứ
phương thuật… để giao tiếp với âm hồn (vong
hồn, cô hồn), hay để biết tương lai hậu
vận. [iii]
Những toan tính làm như thế có nguy cơ bước ra
khỏi lãnh vực của tâm linh học để bước
vào lãnh vực của trò quỉ ma.
+ Lm. Phanxicô Ngô Tôn Huấn, trong một bài tải về từ trang báo
điện tử www.memaria.org, ngày 29-9-2006, còn nêu ra thêm các việc không
được làm khác nữa :
“Nói rõ hơn,
không được phép trưng bày ảnh tượng
bất cứ thần linh nào dù là của tôn giáo khác hay theo
truyền thống dân gian như ông thần tài, ông công, ông
táo, ông địa v.v… trong nhà hay nơi buôn bán, dịch vụ
thương mại. Vì trưng bày như vậy có
nghĩa là tin tưởng vào quyền năng của một
ai khác ngoài Thiên Chúa là nguồn duy nhất của mọi
ơn phúc và có uy quyền trên mọi tạo vật và vũ
trụ. Nói khác đi, trưng các ảnh tượng ấy
(hình bên : Bàn thờ ông Địa) là vô tình hay cố ý xúc phạm
đến Thiên Chúa là Chủ Tể của mọi loài, mọi
vật mà ta phải thờ lạy theo đúng niềm tin
Công giáo.
“Vậy,
nếu không muốn trưng hình Chúa, Đức Mẹ hoặc
Thánh nào trong nhà hay nơi cơ sở làm ăn, buôn bán, thì
không được trưng ảnh tượng của bất
cứ thần linh nào khác, vì làm như vậy là trái với
tinh thần thờ phượng của giới răn thứ
nhất Chúa đã dạy.”
“Tóm
lại, trưng ảnh tượng các thần linh ngoại
giáo, hay tham gia vào các việc thiếu đức tin và mê tín
dị đoan như nói trên, và ngay cả tin 12 con vật làm
chủ vận mạng con người và vũ trụ, kiêng
chụp hình 3 người, kiêng các con số 10, 13, tin con số
9, v.v… đều đi ngược điều răn
thứ nhất dạy ta phải tôn thờ, tin tưởng
và trông cậy một mình Thiên Chúa mà thôi.
Tin
và tham gia vào những việc mê tín dị đoan này thì chắc
hẳn là phạm tội nghịch điều
răn thứ nhất theo Giáo lý của Giáo Hội”.
--- oo0oo ---
CÁC
CHÚ THÍCH
Tr.343-44, ông đưa ra một ví dụ cho
thấy cái tào lao của việc chiêu hồn: “Thử để
ý mà nghe những lúc hồn lên, câu nào cũng là nói dựa nói
dẫm, mà cứ dựa theo giọng người nhà mà xoay
đầu lưỡi... Ừ, chẳng chẵn thì lẻ,
chớ có sai thế nào được. Lạ gì đàn bà
(ngồi dự) nhẹ miệng, hễ thấy cô hồn
nói hơi sai thì đã người nọ ấm, người
kia ứ, thế là cô hồn xoay ra nói khác ngay... Có lúc cô hồn
bí, không biết trả lời, thì cho là tại có người
dữ vía mà hồn phải thăng...”
ššV››
|