ĐOẠN
THỨ HAI
NHỮNG LÝ DO CHỐNG MỌI HÌNH THỨC THỰC HÀNH HUYỀN BÍ
Có thể tóm
lược những lý do chính khiến đức tin
dứt khoát chống lại tất cả những việc
thực hành thuật huyền bí nói chung (tức là gồm mê
tín dị đoan, thực hành ma thuật xa gần trong
mọi hình thức, và thờ Satan v.v…) như sau :
Về mặt tín
lý. Những việc
thực hành thuật huyền bí dù dưới hình
thức nào, đều nghịch với đức tin
Kitô giáo.
Mê tín dị đoan, bói toán, ma thuật và tôn sùng Satan “đều chống nghịch
lại sự tôn kính đối với Thiên Chúa độc
nhất” và đều là những “hành vi đắc tội nặng nề nghịch
với đức tin và lòng đạo” (CEC, số 2110-2117).
[i]
Thực
hành các việc đó là phạm một trọng tội chống
nghịch sự thánh thiện của Thiên Chúa, và
ngược với tín điều chỉ có một Thiên
Chúa Độc nhất, như thế dĩ nhiên là vi
phạm Điều Răn Thứ Nhất : Tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất. Vì
mọi loài, mọi vật đều đã được
Người tạo dựng, tự thân chúng đều
tốt lành, bởi vì do tay Người làm ra (Sáng thế
1.31; Khôn ngoan 11.24-26; 1Timôtê 4.4). Nhưng trong tư cách là
một vật thụ tạo, không một loài, một
vật nào lại có quyền đòi cho mình tính thần linh.
Tất cả chúng đều thuộc về Người,
nằm dưới quyền của Người !
Thực hành những việc đó là phạm
một trọng tội chống lại Thiên Chúa,
Đấng Tạo Thành và là Chúa Tể tuyệt đối
của mọi sự, mọi loài. Chỉ mình Người
biết và quan phòng xếp đặt mọi sự quá
khứ, hiện tại và tương lai - chỉ mình
Người mới biết tường tận ý nghĩa
của tất cả mọi biến cố.
Thực hành mê tín dị đoan và ma thuật
là chối bỏ sự quan phòng, lòng nhân hậu của Cha
trên trời, và tình yêu vô hạn mà Người đã mặc
khải, trong Chúa Kitô, và sắm sẵn mọi sự
cần thiết cho ta được cứu rỗi và
được hạnh phúc. (2 Phêrô 1.3-4) [ii]
Về mặt luân
lý. Các thực hành thuật huyền bí
đó không chỉ chấp chứa những sự sai
lạc và phỉnh lừa, mà còn mở đường cho
sự vô luân, vô đạo đức, khiến
đạo lý về ơn cứu chuộc và sự cứu
rỗi do Chúa Kitô thực hiện mất hết ý nghĩa.
Sở dĩ
những việc thực hành ma thuật, huyền bí
đều nghịch đạo, vô luân, bởi vì chúng phát
xuất từ một tính toán tham vọng thỏa mãn
những nhu cầu hay sở thích của người phàm,
tức là muốn giải trừ hết và ngay tức
khắc mọi trắc trở và nghịch cảnh của
cuộc sống. Chúng còn phát sinh từ ý muốn
được bảo vệ khỏi những bấp bênh
của tương lai cuộc đời, hoặc phát sinh từ
những khát vọng quá lố các điều vật
chất, hay các khoái lạc hoàn toàn khoanh tròn trong thế
giới phàm tục, tạm bợ này (giàu có, yêu
đương, sức khoẻ, sống lâu và có một
tương lai tươi sáng, không có vấn đề
gì...). Người ta thật không đúng vì đã lầm
lẫn gian trần bể khổ với Thiên đàng.
Người ta không muốn chấp nhận vác một
thập giá nào theo chân Đức Giêsu, Chúa mình. Họ
chỉ muốn một cuộc sống hoàn toàn dễ dãi,
đầy lạc thú..., không muốn chiến đấu
chống tính mê, nết xấu... Thật là trái ngược
với sự khôn ngoan, lòng nhân lành và quan phòng của Thiên
Chúa.
Chúng còn xúc
phạm nặng nề đến nhân phẩm của con
người. Quả vậy, cầu cạnh các tay
pháp sư, thày bói... chẳng là một sự thoái vị sao,
vì từ khước nhân cách cao quí và sự tự do
của con người ? Chẳng phải là một sự
nhát sợ trước cuộc đời hay sao, mà đáng
lẽ, là một con người đầu đội
trời chân đạp đất, họ phải hiên ngang
và can đảm mà đương đầu ?
Mê tín dị
đoan, ma thuật làm tổn
thương con người trong chính cốt lõi thâm sâu
nhất của bản thể mình ; đánh mất ý
nghĩa cao cả của đời sống mình ; làm vỡ
đổ những chiều kích chân thật của các hành
vi nhân linh, là những hành vi hoàn toàn có tính tự do và do ý chí
mình quyết định.
*
Tìm
hiểu những lý do văn hóa và xã hội
của hiện
tượng ấy
Những tin
tưởng và thực hành ma thuật là những hiện
tượng phức tạp do bối cảnh lịch
sử, tâm lý và xã hội gây nên.
Những sử gia
tôn giáo đã làm sáng tỏ điểm này : trong nhiều
miền, ma thuật và não trạng nhiễm ma thuật
bắt nguồn từ một
nền văn hóa ngoại giáo, mà lời rao giảng Tin
Mừng và Kitô giáo không tẩy sạch hết
được.
Thêm vào đó,
thời đại chúng ta còn thấy xuất hiện
những trào lưu tư tưởng khoa học kỹ
thuật và duy vật, chúng muốn triệt tiêu đức
tin mà chúng coi là xung khắc với quyền của con
người, muốn tự sức mình tạo dựng
tương lai của mình, không cần sự trợ giúp
của một tha lực nào siêu phàm, chẳng hạn sự
trợ giúp của Thiên Chúa.
Nhờ tiếp xúc
với các thuật thần bí và đạo giáo đông
phương, người ta cậy nhờ các “quyền
lực” (ma thuật hay ma quỉ), một cách nào, đó
cũng là vì muốn phản ứng chống lại óc khoa
học quá duy lý ngày nay; và mang một thái độ muốn
chạy trốn vào lãnh vực vô lý tính, không cần dùng
đến lý trí nữa.
Hiện
tượng những trào lưu tôn giáo mới và giáo phái
mới còn được thêm khí thế, khi chúng tìm
được đất dụng võ trong các “cộng
đoàn Kitô giáo yếu ớt, không biết sống
đầy đủ tất cả những giá trị cùng
tiềm năng sự sống và chứng tá mà Tin Mừng
hiến cho.”
Người
thời nay đang sống một thời kỳ ý chí dễ yếu ớt, nghiêng
ngả. [iii]
Một đàng họ thấy đời sống Kitô giáo
như một con đường hẹp, bởi vì Hội
Thánh đòi hỏi nhiều hi sinh, và vì mặc khải
về Thiên Chúa Chí Thánh đòi hỏi phải nên thánh là
điều rất khó thực hiện đối với
người tội lỗi ; thế mà đàng khác, họ
lại không hề thẹn thùng đi ăn xin ở nơi
những tay pháp sư và những người tự cho mình
là thông tuệ (hay thấu thị, được soi sáng)
những đáp số cho những câu hỏi về ý
nghĩa cuộc đời !
Còn có thể giải thích
sự cậy nhờ ma thuật như một việc
tìm kiếm sự an ninh: họ hi vọng vượt qua
được những hoàn cảnh nghiệt ngã của
cuộc sống, hay thắng lướt sợ hãi
trước tương lai mờ mịt, nhất là mong
muốn được giải thoát khỏi đau khổ
và sự chết. Cậy
nhờ đến pháp sư thường chỉ để
đáp ứng nhu cầu muốn vượt thắng
những hoàn cảnh mà con người thấy tâm hồn
mình mỏng manh, yếu ớt, và thấy mình bất
hạnh trước những thất bại trong cuộc
đời.
Đối mặt
với những bí mật đang vây quanh họ, con
người cần có những quan niệm bao quát cả
đời sống, cần đủ trình độ
để cắt nghĩa. Nhưng mấy ai có
được như thế, hơn nữa lại vì suy
yếu trầm trọng trong sự hiểu biết và
thực hành đức tin Kitô giáo, nên họ phải cậy
nhờ các pháp sư và nhờ Satan can thiệp.
*
Điểm
mặt trò phỉnh gạt và vô luân
Trên đây, chúng ta
đã ra công làm sáng tỏ ý nghĩa tôn giáo và luân lý cũng
như ảnh hưởng văn hóa xã hội của
hiện tượng ma thuật.
Song những tai
hại rất nặng nề nó gây ra không chỉ hạn
chế vào lãnh vực đời sống nội tâm và
đức tin. Còn phải nhận định rằng
thực hành ma thuật bộc lộ một sự phỉnh gạt trắng trợn, có
mục đích vét túi các “con công đệ tử”, sau
khi đã khoét rỗng trái tim họ và biến họ thành nô
lệ những mê tín dị đoan. Ở địa
hạt này, có thể nói những tay pháp sư rất sành
nghệ thuật làm giàu, bằng cách lợi dụng lòng mê
tín của đệ tử. Quả là chúng biết khéo léo
khai thác một kỹ nghệ thu lợi nhuận kếch xù
: nào những buổi họp kín, nghi thức, bùa chú, sách
vở, khóa học hàm thụ, quần áo, chứng thư,
v.v... Lợi dụng lòng dễ tin của đệ tử,
và dùng những xảo thuật khó mà lật tẩy
được…, những tên trùm pháp sư, chiêm tinh, bói
chỉ tay, bói bài, đồng cốt và “chữa bệnh”
đã rất thành công, khiến người ta tin
tưởng và trông cậy sẽ được tránh
khỏi những hoàn cảnh đau khổ hay thất
bại.
Như có lần
đã nói, Kinh Thánh cũng nhìn nhận những tay sai đó
của ma quỉ có thể làm được cả
những dấu lạ điềm thiêng để phỉnh
gạt: “Còn việc
tên gian ác (thường gọi là Phản Kitô) xuất
hiện là do tác động của Xa-tan, có kèm theo
đủ thứ phép mầu, dấu lạ, điềm
thiêng, và
đủ mọi mưu gian chước dối, nhằm hại
những kẻ phải hư mất, vì đã không đón
nhận lòng yêu mến chân lý để được
cứu độ. Vì thế Thiên Chúa gửi đến
một sức mạnh mê hoặc làm cho họ tin theo sự
dối trá ; như vậy, tất cả những kẻ
không tin sự thật, nhưng ưa thích sự gian ác, thì
sẽ bị kết án.” (2 Thexalônica 2.9-12)
Bởi bị “bùa
mê thuốc lú” ấy “mê
hoặc”,
nên thường thường, các thân chủ ra khỏi
những buổi họp ấy với một tâm trạng
tồi tệ, dù là về mặt tinh thần hay về
mặt tiền bạc, kèm theo những tai hại khó có
thể sửa chữa được. Vì sao ? Câu Kinh Thánh
trên vạch ra : “Vì đã không đón nhận lòng
yêu mến chân lý để được cứu
độ”, cho nên họ bị “một
sức mạnh mê hoặc làm cho họ tin theo sự dối
trá” mà không sao dứt mình ra được, giống
như người nghiện ma túy, biết là độc
hại và sẽ đưa mình tới cái chết, nhưng
không sao đoạn tuyệt được ! “Như vậy, tất
cả những kẻ không tin sự thật, nhưng ưa
thích sự gian ác, thì sẽ bị kết án.”
Thánh Phaolô đã cảnh báo : “Thần khí phán bảo rõ ràng: vào
những thời cuối cùng, một số người sẽ
bỏ đức tin mà theo những thần
khí lừa dối và những giáo huấn của ma quỷ; đó là
do bởi trò giả hình của những tên nói dối mà
lương tâm như bị thích dấu sắt nung.” (1
Timôtê 4.1-2)
Những
nạn nhân khốn khổ ấy còn đưa ra những
chứng từ bày tỏ một khía cạnh khác cũng
đê tiện không kém của hoạt động của
các pháp sư : những thực hành ma thuật, những nghi
thức của chúng thường
có một màn tình dục sau đó.
Người ta cung
cấp những cái đó trong những “buổi giải
phóng tình dục”. Sự tự do phóng túng tình dục và
đồng tính luyến ái được khuyến khích, được
nuôi dưỡng như những “thiên đàng hạnh phúc”.
Hàng chữ cuối trong huy hiệu của chúng đã nêu lên
khẩu hiệu : “Chào mừng khoái lạc xác thịt!”
Người ta tha hồ thụ hưởng không chút kìm hãm
luân lý nào và không đếm kể gì đến nhân phẩm
của mình hay của người khác.
Cuối cùng, còn có một điều bi thảm
không nhỏ nữa, đó là tay pháp sư hay người
“linh thị” (thường là những nhân vật có cá tính
mạnh) đã thành công trong việc chế ngự hoàn toàn hay hầu như hoàn
toàn các đệ tử của mình, khiến cho những
kẻ này rơi vào tình trạng lệ thuộc tâm lý
hầu như thành nô lệ.
Các dữ kiện
chúng tôi (các Giám mục) thu thập được cho
thấy việc ấy không phải là hiếm :
người ta thuật lại có những người
trẻ bị khống chế như trên đã rời
bỏ gia đình và hoàn toàn vâng phục ý muốn của
“vị địa tiên” đã được đề cao -
hoặc có những người – không biết đã bị
khuất phục bằng cách nào – đem dâng hết tài
sản của cải cho tên pháp sư.
Pháp luật (bên
Ý) thường đã nhiều lần
can thiệp vào những vụ như thế, nhưng rõ ràng
là cần phải ngăn ngừa trước, và hơn
nữa còn phải dẹp trừ. Mà muốn ngăn
ngừa những hiện tượng ấy, tất cả
mọi nhà giáo dục -
trong trường học, trong gia đình, trong Giáo Hội -
cần phải nỗ lực thêm về mặt đào
tạo, nhất là nơi những tầng lớp
người kém may mắn hơn cả.
[iii] Ngày nay, Satan có nhiều lợi
thế. Nhưng điều này không có nghĩa là nó mạnh
mẽ hơn so với quá khứ, mà là cửa ngõ đã
được mở rộng ra cho nó. Cụ thể là :
ngày nay chúng ta đang sống trong một thời kỳ thiếu
đức tin, có tính chất thuần túy khoa học : khi
đức tin suy tàn thì mê tín phát triển. Khi chúng ta từ bỏ
Thiên Chúa, chúng ta tự gieo mình vào các hành động mở rộng
cửa ngõ ra cho Satan. Giờ
đây người ta đã không còn cầu nguyện nữa,
họ không còn đến Nhà Thờ nữa, và họ đã
không còn tìm đến tòa giải tội nữa, chính vì thế
mà ma quỷ rất dễ dàng xâm nhập vào họ, khiến
cho họ phải tôn thờ ma quỷ, thích thú vào những
gì thuộc về ma quỷ và phù phép, và từ đó mất
đi niềm tin vào Chúa Giêsu. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa : những
phương tiện giải trí và truyền thông đại
chúng ngày nay đã cho Satan nhiều lợi thế : trước
hết phải nói đến các buổi trình diễn mang
tính đồi trụy, hay quá trời nhiều các phim ảnh
trình chiếu những cảnh bạo lực, rùng rợn hoặc
dâm dật. Ngoài những phương tiện giải trí và
truyền thông đại chúng ra, còn có kế hoạch ưu
tiên phổ biến các dạng phép thuật và ma quái, và
như thế là chúng đã quảng cáo cho các việc làm của
ma quỷ rồi. (Trích dẫn lời của linh mục
G.Amorth).
|